Lý thuyết Hóa 11 Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng
Lý thuyết Hóa 11 Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Bài giảng Hóa 11 Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Kiến thức trọng tâm
1. Axit – Bazơ
– Theo A-rê-ni-ut, thì:
+ Axit là chất tan trong nước phân li ra ion H+.
Thí dụ: HCl → H+ + Cl-
+ Bazơ khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
Thí dụ: KOH → K+ + OH-
2. Hiđroxit lưỡng tính
– Hiđroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Thí dụ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, …
Phương trình hóa học minh họa:
AlOH3⇄Al3++3OH-AlOH3⇄AlO2-+H++H2O
3. Muối
– Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
FeCl2 → Fe2+ + 2Cl-
– Nếu gốc axit còn chứa hiđro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit.
Thí dụ:
NaHS → Na+ + HS-
HS-⇄H++S2-
4. Tích số ion của nước
KH2O= [H+].[OH-] = 10-14 M (ở 25oC). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
5. Ý nghĩa giá trị [H+] và pH
6. Chất chỉ thị
Các chất chỉ thị thường dùng: quỳ tím, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng.
Hình 1: Màu của chất chỉ thị vạn năng thay đổi theo pH của dung dịch
Hình 2: Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau
7. Phản ứng trao đổi ion
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
– chất kết tủa.
– chất điện li yếu.
– chất khí.
Thí dụ:
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
8. Phương trình ion rút gọn
– Cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
– Trong phương trình ion rút gọn, loại bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu được giữ nguyên dưới dạng phân tử.
Thí dụ:
Phương trình phân tử:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Phương trình ion rút gọn:
Zn+2H+→Zn2++H2↑
Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2S
B. H2O
C. MgOH2
D. K2CO3
Câu 2: Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh?
A. NaCl, HCl, NaOH
B. HF, C6H6, KCl
C. H2S, H2SO4, NaOH
D. H2S, CaSO4, NaHCO3
Câu 3: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaOH.
B. NaHCO3.
C. Na2SO4.
D. NaHSO4.
Câu 4: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. AlCl3.
B. Fe(OH)2.
C. HCl.
D. Al(OH)3.
Câu 5: Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaCl
B. NaH2PO4.
C. NaOH.
D. NaNO3.
Câu 6: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOH
B. H2S
C. MgOH2
D. NaOH
Câu 7: Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?
A. CH3COOH.
B. C6H12O6 (fructozơ).
C. NaOH.
D. HCl.
Câu 8: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ba2+,CO32−,K+,NO3−
B. Ag+,NO3−,PO43−,Na+
C. Na+,HCO3−,Cl−,OH−
D. Na+,Cl−,NO3−,Mg2+
Câu 9: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KOH
B. HNO3
C. CH3COOH
D. NH4Cl
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li?
A. KCl
B. CH3CHO
C. Cu
D. C6H12O6 (glucozơ)
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 7: Nito
Lý thuyết Bài 8: Amoniac và muối amoni
Lý thuyết Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
Lý thuyết Bài 10: Photpho
Lý thuyết Bài 11: Axit photphoric và muối photphat
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!