Bài tập luyện tập Cấu tạo Vỏ nguyên tử – Hóa lớp 10 – HayHocHoi

Bài học này chúng ta sẽ giải một số bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử qua đó rèn luyện kỹ năng xác định số electron của các lớp và số electron lớp ngoài cùng. Đồng thời củng cố kiến thức về phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử; Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp và cấu hình electron của nguyên tử.

I. Cấu tạo vỏ nguyên tử – kiến thức cần nhớ

1. Lớp và phân lớp electron

• Số electron tối đa ở lớp thứ n (1, 2, 3, 4) là: 2n2

• Số electron tối đa ở mỗi phân lớp là: s2; p6; d10; f14.

Số thứ tự lớp (nn) 1 2 3 4 Tên của lớp K L M N Số electron tối đa 2 8 18 32 Số phân lớp 1 2 3 4 Kí hiệu phân lớp 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f Số electron tối đa ở phân lớp và ở lớp 2 (2,6)→8 (2,6,10)→18 (2,6,10,14)→32

2. Mối liên hệ giữa lớp electron ngoài cùng với loại nguyên tố

– Lớp electron ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố, sẽ bão hòa bền với 8e (trừ heli (He) có 2e ngoài cùng).

Cấu hình electron lớp ngoài cùng

ns1

ns2

ns2np1 ns2np2

ns2np3

ns2np4

ns2np5

ns2np6

(He:1s2) Số electron thuộc lớp ngoài cùng 1, 2 hoặc 3 4 5, 6 hoặc 7 8 (2 ở He) Loại nguyên tố

Kim loại

(trừ H, He, B) Có thể là kim loại hoặc phi kim Thường là phi kim Khí hiếm Tính chất cơ bản của nguyên tố Tính kim loại Có thể là tính kim loại hay tính phi kim Thường có tính phi kim Tương đối trơ về mặt hóa học

Đọc thêm:  Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

II. Bài tập về Cấu tạo vỏ nguyên tử

* Bài 1 trang 30 SGK Hóa 10: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?

* Lời giải Bài 1 trang 30 SGK Hóa 10:

– Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

– Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

– Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

– Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

* Bài 2 trang 30 SGK Hóa 10: Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?

* Lời giải Bài 2 trang 30 SGK Hóa 10:

– Các electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn.

* Bài 3 trang 30 SGK Hóa 10: Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.

* Lời giải Bài 3 trang 30 SGK Hóa 10:

– Trong nguyên tử, các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.

– Ví dụ: Liti (Li), Natri (Na) có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại; Oxi (O) và Lưu huỳnh (S) đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

Đọc thêm:  Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

* Bài 4 trang 30 SGK Hóa 10: Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:

a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?

c) Đó là nguyên tố kim loại hay phi kim?

* Lời giải Bài 4 trang 30 SGK Hóa 10:

– Nguyên tử có 20 electron nghĩa là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2.

a) Nguyên tử có 4 lớp electron

b) Lớp ngoài cùng có 2 electron

c) Đó là kim loại.

* Bài 5 trang 30 SGK Hóa 10: Cho biết số electron tối đa ở các phân lớp sau:

a) 2s. b) 3p. c) 4s. d) 3d.

* Lời giải Bài 5 trang 30 SGK Hóa 10:

a) 2s2. b) 3p6. c) 4s2. d) 3d10.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button