Bài thơ Chiều tối In trong tập Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh
Bài thơ Chiều tối thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 11.
Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Chiều tối. Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.
Chiều tối
Phiên âm
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,Cô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng khôngThiếu nữ xóm núi xay ngô,Ngô vừa xong, lò than đã đỏ.
Dịch thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCô em xóm núi xay ngô tối,Xay hết, lò than đã rực hồng.
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
1. Vài nét về tiểu sử
– Hồ Chí Minh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 – mất ngày 2 tháng 9 năm 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác
– Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
– Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
– Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi:
- Viết cho ai? (Đối tượng)
- Viết để làm gì? (Mục đích)
- Viết cái gì? (Nội dung)
- Viết thế nào? (Hình thức)
b. Di sản văn học
– Văn chính luận
- Từ những thập niên đầu thế kỉ XX, các bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ.
- Một số văn bản như Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… được viết trong giờ phút lịch sử của dân tộc.
– Truyện và kí hiện đại
- Một số truyện kí viết bằng tiếng Pháp: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923)…
- Những tác phẩm này đều nhằm tố cáo tội ác dã mạn, bản chất xảo trá của bọn thực dân phong kiến và tay sai…
– Thơ ca
- Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn với tập Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
- Ngoài ra, Người còn một số chùm thơ viết ở Việt Bắc (1941 – 1945): Tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt…
c. Phong cách nghệ thuật
– Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
– Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
– Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.
II. Giới thiệu về bài thơ Chiều tối
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.
– Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vĩnh, tỉnh Quảng Tây, Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
– Trong khoảng mười ba tháng ở tù, tuy bị đày ải và khổ cực những Hồ Chí Minh vẫn sáng tác thơ.
– Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên là Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù).
– Tập thơ được dịch ra tiếng Việt, in vào năm 1960.
– Bài thơ “Mộ” là bài thơ thứ 31 trong tập thơ.
– Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh đến Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.
- Phần 2. Hai câu cuối: Bức tranh lao động của con người.
3. Thể thơ
Bài thơ “Chiều tối” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
4. Nội dung
Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
5. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại…
III. Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
(2) Thân bài
a. Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối
* Không gian: núi rừng rộng lớn nhằm làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật.
* Thời gian: chiều tối là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người được nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả.
* Điểm nhìn: từ trên cao xuống thấp.
* Hình ảnh thiên nhiên:
– “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
- Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển.
- “Quyện điểu” (chim mỏi): cánh chim trở về rừng sau một ngày, gợi sự đoàn tụ.
– “Cô vân mạn mạn độ thiên không”:
- “Cô vân”: đám mây cô độc
- “Mạn mạn”: chầm chậm, hờ hững.
- “Độ thiên không”: gợi không gian rộng lớn bao la.
=> Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Qua đó, hai câu thơ đã bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
b. Bức tranh lao động của con người
– Thời gian: đêm tối nhưng bừng sáng ánh lửa hồng
– Không gian: xóm núi
– Hình ảnh lao động: “thiếu nữ ma bao túc” gợi sự trẻ trung, khỏe khoắn, đầy sức sống.
– Điệp ngữ vòng: “ma bao túc”- “bao túc ma”:
- Tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng cho lời thơ.
- Diễn tả vòng quay không dứt của cối xay ngô.
- Nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao động.
- Mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự vận động của thời gian.
– Từ “hồng” :
- Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, bóng tối đến ánh sáng.
- Làm vơi đi nỗi cô đơn, vất vả và mang lại niềm vui, sức mạnh làm ấm lòng người tù.
- Tạo niềm vui về cảnh sum họp đầm ấm và sự lạc quan cách mạng trong tâm hồn Bác.
=> Thiên nhiên cảnh ngộ đau khổ của mình để quan tâm, chia sẻ với cuộc sống nhọc nhằn của người lao động gợi tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều tối.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!