Bài thơ Tràng Giang (Huy Cận) – Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ

Với tác giả, tác phẩm Tràng Giang Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Tràng Giang gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, phân tích, ….

Bài thơ: Tràng Giang (Huy Cận) – Ngữ văn lớp 11

Bài giảng: Tràng Giang – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Tràng Giang

I. Đôi nét về tác giả Huy Cận

– Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau

– Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca

– Các tác phẩm chính:

+ các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi,…

+ văn xuôi: Kinh cầu tự

– Phong cách nghệ thuật: thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí

⇒ Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại

II. Đôi nét về tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận)

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

– Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

Đọc thêm:  Tả cảnh đầm sen (13 mẫu) - Tập làm văn lớp 5 - Download.vn

2. Bố cục

– Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

– Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

– Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

4. Giá trị nghệ thuật

– Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại

III. Dàn ý phân tích Tràng Giang (Huy Cận)

1. Nhan đề, lời tựa

– Gợi cảm giác con sông kéo dài mênh mông, gợi mạch cảm xúc của bài thơ

– Lời tựa: thâu tóm được tất cả tình và cảnh trong bài thơ

2. Khổ 1

– Hình ảnh quan sát trên dòng sông rất chân thực nhưng giàu sức gợi

+ sóng gợn nhẹ nhàng lan tỏa đến vô cùng, gợi nỗi buồn miên man

+ con thuyền buông mái chèo một cách thụ động, mặc cho nước đưa đẩy, gợi sự lênh đênh. So với dòng sông con thuyền hết sức nhỏ bé

+ hình ảnh nước song song, thuyền về nước lại không hứa hẹn sự gặp gỡ mà chỉ là chia lìa, xa cách

+ câu thơ: Củi một cành khô lạc mấy dòng đặc biệt gợi cảm. Nó gợi nghĩ tới thân phận cá thể nhỏ nhoi, bơ vơ giữa dòng đời

– Sử dụng hiệu quả phép đối (buồn điệp điệp- nước song song, sầu trăm ngả- lạc mấy dòng), từ láy âm (điệp điệp, song song), tương phản giữa cá thể và vũ trụ

Đọc thêm:  Soạn bài Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao | Soạn văn 11 hay nhất

⇒ Khổ thơ gợi nỗi buồn về sự chia li, tách biệt thiếu giao cảm giữa cá thể với nhau, đặc biệt là nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định

3. Khổ 2

– Hai câu đầu nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều:

+ đứng trước không gian ấy con người càng cô đơn, khao khát được nghe thấy âm thanh của cuộc sống con người

+ nhưng chợ chiều đã vãn, không gian càng vắng lặng u tịch

– Hai câu cuối không gian được mở ra chiều chiều:cao, sâu, rộng, dài. Trong cái vũ trụ vô cùng, thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng như rợn ngợp bởi sự nhỏ bé, lạc loài

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ chọn lọc đắt giá, giàu giá trị gợi hình biểu cảm: liu điu, lơ thơ, sâu chót vót,…. Ngắt nhịp thơ hiệu quả

4. Khổ 3

– Cái hiện hữu trước mắt là những hình ảnh gợi sự lênh đênh vô định (bèo dạt về đâu) và tĩnh lặng, cô liêu (bờ xanh tiếp bãi vàng)

– Hình ảnh mà thi sĩ khao khát tìm kiếm là chuyến đò ngang là cây cầu như sự phủ định đã nằm ngay trong từ điệp từ không

– Cảm thức cô đơn về sự lạc loài trước cảnh sông dài trời rộng đã khiến nhà thơ mong được đón nhận tiếng nói con người, mong được nhìn thấy sự giao lưu gần gũi giữa con người với con người nhưng tất cả vẫn bị ngăn cách (hình ảnh con đò, chiếc cầu tượng trưng cho sự giao lưu đôi bờ nhưn không có) nỗi buồn về cuộc đời, về nhân thế

5. Khổ 4

– Mang màu sắc Đường thi khá rõ từ những hình ảnh ước lệ đến cách dùng các thi liệu thơ Đường

Đọc thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu ... - Loigiaihay.com

+ hình ảnh Lớp lớp mây cao đùn núi bạc lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên nhưng câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng

+ hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu

– Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc lại mang tính hiện đại: cái tôi cô đơn, bơ vơ, rợn ngợp trước cuộc đời

+ hình ảnh Chim nghiêng cánh nhỏ gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp

+ nỗi nhớ nhà dợn dợn trong lòng, đó là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả

6. Nghệ thuật

– Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trên nhiều phương diện:

+ mỗi dòng 7 chữ ngắt nhịp đều đặn, mỗi khổi 4 dòng, tách ra như bài thơ tứ tuyệt

+ cách thức miêu tả thiên nhiên theo bút pháp hội họa cổ điển: một vài nét đơn sơ nhưng ghi được hồn tạo vật

+ tả cảnh ngụ tình

+ sự trang nhã, thanh thoát từ hình ảnh, ngôn từ

– Chất hiện đại thể hiện trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 11 hay khác:

  • Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
  • Chiều tối (Hồ Chí Minh)
  • Từ ấy (Tố Hữu)
  • Lai tân (Hồ Chí Minh)
  • Nhớ đồng (Tố Hữu)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button