Bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng
1. Mẫu bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—————-
BẢN CAM KẾT
KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Họ và tên: …………
Năm sinh: ………..
Đơn vị công tác: ………….
Chức vụ:
+ Đảng: …………
+ Chính quyền: …………
+ Đoàn thể: ……….
Nhiệm vụ được phân công: ………
Tôi xin cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cụ thể như sau:
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
………, ngày … tháng … năm 20…
Người cam kết
2. Ý nghĩa của bản cam kết không vi phạm luật phòng chống tham nhũng:
Bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng là sự xác nhận của các cá nhân đối với việc bảo đảm không vi phạm kỷ luật phòng chống tham nhũng. Đây được xem là yêu cầu bắt buộc mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện trong bối cảnh công tác phòng chống tham nhũng được Nhà nước đẩy mạnh thực hiện như ngày nay.
Bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng có ý nghĩa cụ thể như sau:
– Là sự xác nhận của các cá nhân việc không vi phạm kỷ luật phòng chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc. Khi ký vào bản cam kết không vi phạm luật phòng chống tham nhũng, các cá nhân phải nghiêm túc đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tuyệt đối không được có hành vi vi phạm.
– Việc ký biên bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng giúp các cá nhân ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy, để những chủ thể này tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luật đối với việc phòng chống tham nhũng.
– Biên bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng mà các cá nhân ký kết giúp hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài nhà nước diễn ra một cách khách quan, toàn diện, trung thực. Những vấn đề liên quan đến tham nhũng sẽ được hạn chế đến mức tối đa. Khi tham nhũng được hạn chế sẽ giúp các cơ quan, doanh nghiệp phát triển một cách ổn định nhất.
– Mỗi cơ quan, tổ chức đều thắt chặt quy chuẩn mang tính bắt buộc về việc ký bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng sẽ góp phần to lớn vào công tác phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đưa ra. Hơn tất cả, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế, chính trị đất nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng:
Phòng chống tham nhũng được hiểu là hoạt động cụ thể, nhằm đưa ra những biện pháp phòng ngừa, ứng phó và xử lý đối với các hành vi tham nhũng. Phòng chống tham nhũng là mục tiêu mà Nhà nước đưa ra nhằm hạn chế đến mức tối đa những hoạt động tiêu cực xảy ra trong cơ chế vận hành Nhà nước. Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc “sàng lọc” những dấu hiệu tiêu cực trong bộ máy vận hành Nhà nước. Từ đó, nó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, thúc đẩy sự phát triển đi lên của kinh tế xã hội.
Phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của mọi công dân. Không phải chỉ trong cơ quan quản lý Nhà nước mới cần áp dụng quy chế phòng chống tham nhũng; mà đối với mọi đối tượng, mọi cơ quan tổ chức ngoài Nhà nước cũng cần đảm bảo thực hiện trách nhiệm này.
Theo quy định tại Điều 4 Luật phòng chống tham nhũng 2018, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định như sau:
– Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
+ Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng là một trong những nhiệm vụ mà đối tượng này phải đảm bảo thực hiện. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, đối tượng này phải kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
– Đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:
+ Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;
+ Cơ quan, tổ chức này còn đảm bảo trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng:
Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng như sau:
– Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng. Đối với việc phản ánh, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng của mình, công dân sẽ được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
– Phòng chống tham nhũng là hoạt động của toàn Đảng, toàn dân. Vậy nên, công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
– Ngoài ra, cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.
– Đối với cơ sở giáo dục, đào tạo: Các cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, phòng chống tham nhũng là quyền và trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước. Phòng chống tham nhũng giúp đảm bảo xây dựng một xã hội ổn định, phát triển. Vậy nên, mọi công dân cần phải ý thức được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác phòng chống tham nhũng. Trong các hoạt động, chủ trương, đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra, công dân cần nghiêm túc thực hiện. Tự ý thức và cùng chung tay thực hiện, vi phạm về tham nhũng của nước ta ngày càng được đẩy lùi. Từ đó, kinh tế phát triển bền vững, người dân sẽ được phát triển trong môi trường lành mạnh, văn minh.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật phòng chống tham nhũng 2018.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!