Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên là bức tranh thu nhỏ lãnh thổ hành chính của tỉnh theo một số quy luật toán học chặt chẽ, bằng việc sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc, kết hợp ghi chú giải thích được xây dựng theo đúng quy trình quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ chứa đựng rất nhiều yếu tố nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội được thể hiện chi tiết. Có giải thích cụ thể, bố cục được xây dựng hài hoà, giúp người đọc liên tưởng được sự phân bố không gian thực địa và bản đồ. Nội dung chính của bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên thể hiện: 1. Vị trí địa lý Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Địa giới hành chính giáp 5 tỉnh, thành phố là: * Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh * Phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội * Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. * Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình * Phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam. Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý: * Từ 20o36′ đến 21o01′ vĩ độ Bắc * Từ 105o53′ đến 106o17′ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 930,2 km2 chiếm 6,2% diện tích đồng bằng bắc bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. 2. Biểu thị hệ thống giao thông Có hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng rất thuận lợi cho việc đi lại lưu thông. Góp phần đặc biệt quan trọng cho phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Trên bản đồ sử dụng ký hiệu, màu sắc ghi chú tên đường. a. Giao thông đường bộ Đường sắt: Có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng qua địa bàn tỉnh từ thị trấn Như Quỳnh đến xã Lương Tài (huyện Văn Lâm) dài 17km. Đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn: Rất phát triển và phân bố hợp lý ở tất cả các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến được trung tâm xã. Quốc lộ: Bản đồ sử dụng lý hiệu màu đỏ và ghi chú số hiệu đường biểu thị các tuyến: * Quốc lộ 5A: Như Quỳnh – Minh Đức * Quốc lộ 39A: Phố Nối – Triều Dương * Quốc lộ 38: Cống Tranh – Trương Xá; thị xã Hưng Yên – cầu Yên Lệnh * Quốc lộ 38B ( 39B cũ ): Cầu Tràng – Chợ Gạo. Tỉnh lộ: Gồm các tuyến ĐT.376, ĐT.378, ĐT.379, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.386, ĐT.387…, và một số tuyến khác được ghi chú tên đường và biểu thị màu đỏ trên bản đồ. b. Giao thông đường thủy
Sông do Trung ương quản lý: tuyến sông Hồng, sông Luộc dài 92 km trong địa phận tỉnh Hưng Yên. Trong đó, Sông Hồng đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 64 km, sông Luộc đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 28 km. Luồng lạch trên sông khá ổn định, đảm bảo độ sâu trên 3 m.
– Sông do địa phương quản lý; Sông đào Bắc Hưng Hải đoạn qua địa phận tỉnh dài 34 km, rộng trung bình 40 ÷ 50 m, sâu 1,8 ÷ 2 m. Sông Cửu An đoạn qua địa phận tỉnh dài 23 km, rộng trung bình 30 ÷ 40 m, sâu 1,8 ÷ 2 m, cả 2 sông này xà lan trọng tải 150 tấn đi lại được. Sông Điện Biên dài 22 km, rộng trung bình 20 m, sâu 1,2 ÷ 1,5 m, xà lan trọng tải 70 tấn đi lại được Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng được thể hiện trên bản đồ, phân bố hợp lý, phủ khắp địa bàn tỉnh được phân theo các cấp: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đô thị, đường thôn xóm, xã tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý từ thấp đến cao phục vụ lưu thông trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước. 3. Biểu thị hệ thống thủy lợi Sử dụng ký hiệu, màu sắc biểu thị hệ thống sông ngòi, kênh tưới, tiêu, cầu, cống, đê điều, các công trình thủy lợi khác phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống. Trên bản đồ cho thấy hệ thống thủy lợi của tỉnh rất hoàn chỉnh; phân bố đều theo lãnh thổ hành chính từng huyện, xã. 4. Biểu thị hệ thống dân cư theo đơn vị hành chính Sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc biểu thị sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính: Phường, xã, thôn xóm, làng mạc, dùng chữ ghi chú tên huyện, v.v., tên thôn của 10 huyện, thị xã, thành phố; với 161 xã, phường, thị trấn. Các trung tâm hành chính tỉnh, huyện, xã được sử dụng hệ thống ký hiệu mầu, ghi chú giải thích trụ sở UBND các cấp, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã, phường. 5. Biểu thị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật theo đơn vị hành chính Hệ thống cơ sở vật chất: Bệnh viện, trạm xá, trường học, đài phát thanh, đài truyền hình, bưu điện, nhà máy xí nghiệp, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, trạm bơm nước, đền, đình, chùa, nhà thờ, các di tích danh lam thắng cảnh, được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu, mầu sắc ghi chú giải thích. Các yếu tố trên được biểu thị chi tiết đầy đủ từng huyện, xã.