Bản đồ tỉnh Thanh Hóa chi tiết mới nhất 2023 – Địa Ốc Thông Thái

Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối – Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã tỏa sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.

Nếu chỉ tính trong khoảng 4 thế kỷ rưỡi từ năm 1400 đến 1858 thì có thể xem là giai đoạn lịch sử then chốt mà “nhân tố quyền lực xứ Thanh” có ảnh hưởng sâu sắc tới dòng chảy của lịch sử Việt Nam từ thời trung đại qua thời cận đại cho tới thời hiện đại. Và nếu chỉ xét riêng về mặt chính trị, thì đây là thời kỳ mà “nhân tố quyền lực xứ Thanh” có tác động mang tính thống trị đến lịch sử Việt Nam (xét cả ở mặt tích cực lẫn tiêu cực) và có thể nói là lấn át các tỉnh thành còn lại trên cả dải dất hình chữ S (xét về mức độ ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của các thời kỳ cai trị). Bởi vì từ thời Hồ cho tới khi thực dân Pháp hoàn toàn khống chế họ Nguyễn từ quãng giữa thế kỷ XIX trở đi, ngoại trừ họ Mạc có gốc xứ Đông và họ Nguyễn Tây Sơn có gốc xứ Nghệ (rồi di cư vào đất Bình Định thuộc xứ Đàng Trong) thì tất cả các dòng họ của người Việt thay nhau nắm quyền cai trị trên dải đất hình chữ S trong giai đoạn này đều phát tích từ xứ Thanh: từ họ Hồ (với các đời vua Nhà Hồ), họ Lê (với các đời vua Nhà Lê sơ và vua Nhà Lê Trung Hưng), họ Trịnh (với các đời Chúa Trịnh), và họ Nguyễn (với các đời Chúa Nguyễn và vua Nhà Nguyễn). Xét cả ở mặt tích cực lẫn tiêu cực, thì các dòng họ quyền lực gốc xứ Thanh nêu trên đã góp phần to lớn định hình lịch sử trung đại-cận đại-hiện đại của Việt Nam.

Đọc thêm:  Review Trường Sĩ quan Không quân có tốt không?

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.

Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị. Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.

Năm 2017, Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên của Bắc Trung Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn).

Đọc thêm:  Năm 2023 là năm con gì, mệnh gì, hợp tuổi nào? - Xwatch

Website cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa: https://thanhhoa.gov.vn/

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button