Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức
Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức là biểu mẫu bản tự kiểm điểm, nhận xét của Đảng viên dự bị gửi đến cơ quan lãnh đạo, quản lý để tự đánh giá về bản thân sau thời gian hoạt động ở vị trí Đảng viên dự bị.
Mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị cũng tương tự như mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị là gì?
Khi thực hiện xong 12 tháng dự bị, Đảng viên dự bị phải làm bản tự kiểm điểm để được chuyển sang chính thức. Chính vì vậy mà những nội dung trong mẫu bản kiểm điểm cần đúng với quy định cấp trên đưa ra. Dưới đây là một số Bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị mà chúng tôi sưu tầm được.
Đảng viên dự bị có phải làm bản tự kiểm điểm không?
Điều 5 Điều lệ Đảng nêu rõ:
“1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp”.
Như vậy, khi muốn được đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức thì người có nguyện vọng vào Đảng phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng dưới sự giúp đỡ, rèn luyện, giáo dục của Đảng viên chính thức cùng chi bộ.
Bên cạnh đó, theo khoản 4.2 Điều 4 Hướng dẫn số 01 năm 2016, Đảng viên dự bị khi muốn được xét công nhận thành Đảng viên chính thức thì một trong những hồ sơ cần có là bản tự kiểm điểm. Cụ thể như sau:
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, Đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ Đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận Đảng viên chính thức.
Đồng thời, đây cũng là một trong những giấy tờ cần có của Đảng viên đã được công nhận nêu tại điểm c khoản 1.1 Điều 1 Mục II Hướng dẫn 09 năm 2017 của Ban Chấp hành.
Không chỉ vậy, tại Hướng dẫn 09 này, Ban Chấp hành còn hướng dẫn giấy tờ, tài liệu Đảng viên dự bị cần có khi chuyển ra ngoài nước. Đó là văn bản photocopy của quyết định kết nạp Đảng viên, bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị kèm nhận xét của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ trong thời gian ở trong nước.
Đây cũng là yêu cầu của Đảng viên dự bị khi đi lao động xuất khẩu ở ngoài nước theo quy định của Hướng dẫn 09.
Căn cứ các quy định này có thể thấy, bản tự kiểm điểm là một trong những giấy tờ, hồ sơ bắt buộc phải có của mỗi Đảng viên dự bị khi thực hiện thủ tục chuyển Đảng chính thức.
Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về mẫu đơn, mẫu bản kiểm điểm mới nhất ngay dưới đây.
Mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị 2023
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
của Đảng viên dự bị
Kính gửi:
Chi bộ: ………………………………………………………………………………
Đảng ủy: …………………………….……………………………..……………….
Tôi là: …………………………………, sinh ngày …… tháng …… năm ………
Quê quán: …………………………….……………………………………………
Nơi ở hiện nay: ……………………….……………………………………………
Được kết nạp vào Đảng ngày…tháng … năm… tại chi bộ:…………………..
Hiện công tác và sinh hoạt tại chi bộ…..………………………………………
Căn cứ tiêu chuẩn Đảng viên và quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu thực hiện nhiệm vụ Đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:
Ưu điểm: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Khuyết điểm: …………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
Biện pháp khắc phục khuyết điểm: ……………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
Tôi tự nhận thấy có đủ điều kiện trở thành Đảng viên chính thức. Đề nghị chi bộ xem xét, báo cáo cấp ủy cấp trên quyết định công nhận tôi là Đảng viên chính thức.
Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người Đảng viên tốt của Đảng.
Địa danh, ngày …… tháng…… năm 20……
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
Hướng dẫn Đảng viên dự bị viết bản kiểm điểm
Căn cứ mẫu bản kiểm điểm nêu trên, Đảng viên dự bị cần lưu ý đến những điểm sau đây:
Ưu điểm:
Về phần ưu điểm, Đảng viên dự bị cần nêu được những mặt tích cực, ưu điểm của bản thân trong quá trình rèn luyện, dự bị 12 tháng trước khi chuyển thành Đảng viên chính thức.
Trong đó, có thể kể đến:
– Luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như kiên định lập trường với sự tin tưởng này.
– Luôn phải thực hiện, chấp hành đúng, đầy đủ chủ trương, quan điểm, đường lối, các văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách và pháp luật Việt Nam.
– Không chỉ bản thân mà ngay cả gia đình, nhân dân xung quanh, Đảng viên dự bị cũng vận động, tuyên truyền để mọi người thực hiện đúng pháp luật, giữ vững an ninh, an toàn, trật tự xã hội.
– Không ngừng học tập, tôi luyện và phấn đấu rèn luyện bản thân, làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; có lối sống lành mạnh, trong sáng, đoàn kết, giúp đỡ mọi người…
– Tích cực học tập, làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao, phân công; rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình…
Khuyết điểm:
Bên cạnh ưu điểm thì không thiếu những khuyết điểm, hạn chế của Đảng viên dự bị. Ở mục này, Đảng viên dự bị cũng cần phải nhận xét một cách trung thực, rõ ràng về hạn chế của bản thân. Có thể kể đến:
– Do khối lượng công việc lớn cùng với sự phức tạp của công việc nên thỉnh thoảng không tránh khỏi vẫn có sai sót trong quá trình làm việc, công tác.
– Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, phê bình và tự phê bình trong các cuộc họp, giao ban của đơn vị, chi bộ…
Biện pháp khắc phục khuyết điểm
Từ những khuyết điểm của mình, Đảng viên dự bị có thể đưa ra các biện pháp để khắc phục. Ví dụ căn cứ theo những khuyết điểm đã nêu ở trên, Đảng viên dự bị có thể đưa ra biện pháp như:
– Bản thân sẽ luôn phấn đấu, rèn luyện để mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình trước cuộc họp nhằm xây dựng tính tự giác cũng như năng nổ của bản thân trong các công việc chung của cơ quan, đơn vị.
– Cần rèn luyện, học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh những sai sót không đáng có trong công việc được giao…
Muốn trở thành Đảng viên, cần đáp ứng điều kiện gì?
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, công dân cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Cũng tại quy định này, các điều kiện để được kết nạp được nêu tại khoản 2 như sau:
– Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;
– Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng;
– Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
Để quy định cụ thể các tiêu chuẩn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có hướng dẫn như sau:
Tuổi đời từ 18 đến 60 tuổi
Người được kết nạp vào Đảng phải là công dân Việt Nam có tuổi đời từ đủ 18 tuổi – đủ 60 tuổi tại thời điểm chi bộ xét kết nạp (căn cứ khoản 1.1 Điều 1 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016).
Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định căn cứ vào sức khỏe; uy tín; nơi công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức Đảng, chưa có Đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt.
Trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên
Bên cạnh điều kiện về tuổi đời, người được kết nạp vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc tương đương trở lên theo quy định tại khoản 1.2 Điều 1 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016.
Riêng với những người đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể chỉ phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
Với người là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo thì tối thiểu phải biết đọc, viết chữ quốc ngữ và phải được đồng ý bằng văn bản trước khi ra quyết định kết nạp (căn cứ Hướng dẫn số 01-HD/TW).
Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng
Thêm một điều kiện kết nạp Đảng là công dân đó phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.
Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà một Đảng viên bắt buộc phải đáp ứng.
Là người ưu tú và được nhân dân tín nhiệm
Người được kết nạp vào Đảng phải chứng tỏ được là người ưu tú, gắn bó mật thiệt với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm thông qua thực tiễn. Đây chính là điều kiện quan trọng để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Có lý lịch rõ ràng, trong sáng
Những người có đơn xin kết nạp Đảng sẽ phải trải qua việc thẩm tra lý lịch khá khắt khe, không chỉ với người đó mà còn với người thân của họ gồm cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; Vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Việc thẩm tra lý lịch áp dụng với các đối tượng nêu tại khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW gồm các nội dung:
– Với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Được 2 Đảng viên chính thức giới thiệu
Để được kết nạp vào Đảng, công dân phải được hai Đảng viên chính thức giới thiệu. Trong đó, điều kiện của Đảng viên giới thiệu phải đáp ứng quy định tại khoản 3.2 Điều 3 Quy định 29:
Là Đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu Đảng viên giới thiệu chuyển đến Đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công Đảng viên chính thức khác, giúp đỡ người vào Đảng.
Lưu ý: Không nhất thiết Đảng viên mới đó phải cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng.
Người giới thiệu có trách nhiệm báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng, chịu mọi trách nhiệm về sự giới thiệu của mình.
Trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng
Ngoài tất cả các điều kiện nêu trên, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng.
Trong thời kỳ dự bị này, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công Đảng viên chính thức giúp Đảng viên đó tiến bộ. Đồng thời, Đảng viên dự bị vẫn phải tiếp tục rèn luyện, phấn đấu.
Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Nếu đủ tư cách, được chi bộ biểu quyết công nhận thì trở thành Đảng viên chính thức. Nếu không thì sẽ bị đề nghị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên dự bị.
Trên đây là mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị do chúng tôi sưu tầm. Trong trường hợp có thông tin cần trao đổi, quý độc giả vui lòng liên hệ với Công ty luật uy tín – Công ty Luật Trần và Liên danh để được hỗ trợ.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!