Mẫu biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất mới nhất

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết. Mẫu biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất mới nhất là mẫu biên bản được sử dụng trong quá trình họp nhân thân những người được hưởng trợ cấp tuất của người lao động. Vậy, mẫu biên bản này được quy định ra sao, có nôi dung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất và hướng dẫn soạn thảo chi tiết mẫu đơn này.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất là gì?

Nhân thân là một trong những quyền về dân sự được gắn liền với chính bản thân của một con người, theo đó nhân thân được hình thành và phát sinh, thay đổi, chấm dứt bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như kết hôn, sinh, tử, xác định các quan hệ cha con, vợ chồng, họ tên, quốc tịch, quê quán, dân tộc,… Biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất là biên bản được lập ra để ghi chép lại nội dung và diễn biến của cuộc họp thân nhân hưởng chế độ tử tuất. Biên bản được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội.

Biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về cuộc họp nhân thân hưởng chế độ tử tuất. Biên bản họp của các thân nhân được ban hành kèm theo Thông tư 181/2016/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Mẫu bao gồm thông tin nhân thân người hưởng trợ cấp, thông tin người chết, nội dung họp,… Sau khi đã hoàn thành biên bản cần ký và ghi rõ họ tên của các nhân thân để biên bản có giá trị.

2. Biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP CỦA CÁC THÂN NHÂN

Về việc lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Hôm nay, vào hồi ….. giờ …… phút, ngày……. tháng…….. năm………..tại …….

Chúng tôi gồm các thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của ông (bà) …..(1)….., số sổ BHXH/số hồ sơ ….. chết ngày … /… /……, có tên sau đây:

1. Ông (Bà) ……… Nam/Nữ, sinh ngày ……/……/………; là (2)…….;

Người đại diện hợp pháp (nếu có): ……..(3)…..

2. Ông (Bà) …..… Nam/Nữ, sinh ngày ……/……/………; là (2)……….;

Tiến hành họp để thống nhất việc lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần, sau khi nghiên cứu kỹ quy định của chính sách về chế độ tử tuất và khoản 3 Điều 69 Luật BHXH năm 2014, chúng tôi thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng thống nhất lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần và ủy quyền cho ông (bà)….(4)……, Số chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước:……. thay mặt cho chúng tôi lập tờ khai của thân nhân theo Mẫu số 09A-HSB và nhận tiền trợ cấp tuất một lần. Đề nghị cơ quan BHXH xem xét, giải quyết trợ cấp tuất một lần.

Đọc thêm:  Tiamo là gì và ý nghĩa Tiamo trong giới trẻ hiện nay? - VietAds

Chúng tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn của mình cũng như trong trường hợp xảy ra tranh chấp và cam kết không khiếu nại gì về sau./.

Xác nhận của các thân nhân

Thân nhân được ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thân nhân

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thân nhân

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thân nhân

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

– (1) Ghi rõ họ và tên người chết;

– (2) Ghi rõ mối quan hệ về nhân thân với người chết;

– (3) Trường hợp thân nhân chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì ghi đầy đủ tên người đại diên hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự, số chứng minh thư, mối quan hệ với người được đại diện; nếu các thân nhân đều chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà có chung một người đại diện hợp pháp thì cũng không cần lập biên bản này; trường hợp không cần người đại diện hợp pháp thì không hiển thị nội dung này;

– (4) Ghi rõ họ và tên của người thay mặt cho các thân nhân đã nêu trong Tờ khai của thân nhân.

– (5) Các thân nhân, người được ủy quyền, người đại diện hợp pháp cho thân nhân thuộc diện hưởng tuất hàng tháng bắt buộc phải ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ.

3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất:

– Phần mở đầu:

+ Tên đoàn khoa, ban chấp hành chi đoàn.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản họp góp ý quần chúng nhân dân và đề nghị phát triển Đảng.

+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Họ tên và chức vụ của chủ trì cuộc họp.

+ Thông tin các thành viên có mặt, vắng mặt và lý do.

+ Thông tin đoàn cấp trên tham dự.

+ Những ý kiến đóng góp của quần chúng. ( Ưu điểm và tồn tại)

– Phần cuối biên bản:

+ Thời gian kết thúc cuộc họp.

+ Ký tên, đóng dấu và xác nhận của đoàn khoa.

+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ trì.

4. Một số quy định của pháp luật về chế độ tử tuất:

Theo quy định tại Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về: Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng có nội dung như sau:

“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

Đọc thêm:  Acp là gì trên Facebook? có nghĩa như nào? - Thủ thuật

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Như vậy, những người đang tham gia BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định của Khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm y tế 2017.

Đối với trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hàng tháng.”

Theo Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về: Mức trợ cấp tuất hằng tháng có nội dung như sau:

“1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.”

Theo Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về: Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần có nội dung như sau:

“Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

Đọc thêm:  Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Như vậy, đối tượng được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của Luật bảo hiểm y tế 2017 bao gồm:

– Người lao động chết không thuộc các trường hợp hưởng tuất hàng tháng.

– Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định.

– Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần( trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên).

– Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân ( là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về: Mức trợ cấp tuất một lần có nội dung như sau:

“1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.”

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button