Bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người học tiếng Anh

Mọi ngôn ngữ đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tiếng Anh cũng vậy! Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng đầu tiên và quan trọng cho toàn bộ quá trình học sau này. Tuy nhiên, việc nắm không chắc bảng chữ cái, đặc biệt là không nắm chắc cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh lại là một điều khá phổ biến, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu và tự học tiếng Anh giao tiếp. Trong bài viết này, Step Up sẽ giới thiệu đến bạn bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm chuẩn nhất nhé.

1. Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái. Trong đó 5 chữ cái nguyên âm (vowel letter) và 21 chữ cái phụ âm (consonant letter), bắt đầu với A và kết thúc bằng Z. Phần lớn có cách viết tương đương với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

hoc cach phat am tieng anh chuan

2. Phân loại chữ cái tiếng Anh

Có 2 loại chữ cái trong tiếng Anh: nguyên âm và phụ âm.

Chữ cái nguyên âm trong tiếng Anh

Gồm 5 chữ cái nguyên âm: A, E, I, O, U.

Chữ cái phụ âm trong tiếng Anh

Gồm 21 chữ cái phụ âm: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.

Để học bảng chữ cái tiếng Anh dễ dàng hơn, phân biệt giữa các chữ cái nguyên âm và phụ âm, người học có thể sắp xếp các chữ cái nguyên âm theo thứ tự U E O A I, liên tưởng đến từ uể oải trong tiếng Việt. Các chữ cái còn lại sẽ là các phụ âm. Mỗi nguyên âm và phụ âm có thể có các cách đọc khác nhau tùy thuộc vào từng từ nó tạo thành. Ví dụ: chữ cái nguyên âm “a” trong từ “make” – /meik/ được phát âm là /ei/, nhưng trong từ mad – /mæd/ lại được phát âm là /æ/. Vì vậy của từ bạn cần phải thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với từ để nhớ được cách phát âm.

TẢI NGAY

3. Cách đọc phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh

Phiên âm hay cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh được dựa trên bảng phiên âm quốc tế IPA.

Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh

IPA (International Phonetic Alphabet) là Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Giống như trong tiếng Việt, bảng phiên âm quốc tế IPA gồm các nguyên âm và phụ âm. Trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm, hai nguyên âm ghép lại với nhau tạo thành một nguyên âm ghép. Đây là các âm cơ bản bạn cần nắm được để tự học phát âm tiếng Anh tại nhà.

3.1. Cách đọc phiên âm trong tiếng Anh

Nguyên âm (vowel sounds)

Nguyên âm thường được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra âm thì luồng khí đi từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc đứng trước hoặc sau các phụ âm.

Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đôi 8 nguyên âm đơn.

Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi

Step Up lưu ý với bạn khi phát âm các nguyên âm trong bảng chữ cái IPA:

  • Dây thanh quản rung khi phát âm các nguyên âm (vì các nguyên âm đều là những âm hữu thanh, khi phát âm luồng khí đi từ cổ họng qua môi)
  • Âm /ɪə / và /aʊ/: Khi phát âm hai âm này cần phải phát âm đủ 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước sẽ được phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
  • Với các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều thì khi phát âm không cần chú ý đến vị trí đặt răng.
Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Ý - Gia sư Tâm Tài Đức

Phụ âm (Consonant sound)

Phụ âm được hiểu là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi được phối hợp với nguyên âm.

Phụ âm bao gồm 8 phụ âm vô thanh (các phụ âm màu xanh lục đậm:/p/, /f/, /t/,…), 8 phụ âm hữu thanh (các phụ âm xanh lá cây tươi (/b/, /v/,…) và 6 phụ âm khác (các phụ âm còn lại).

Các phụ âm trong bảng phiên âm Quốc tế IPA

Cách đọc các phụ âm

Phụ âm và cách đọc

Một số lưu ý khi phát âm các phụ âm

1. Khi phát âm với môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/
  • Môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/
  • Lưỡi, răng: /f/, /v/

2. Khi phát âm với lưỡi:

  • Đầu lưỡi cong lên chạm nướu: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/
  • Đầu lưỡi cong lên chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
  • Nâng cao cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
  • Răng, lưỡi: /ð/, /θ/.

3/ Khi phát âm với dây thanh:

  • Rung (hữu thanh) đối với các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh) đối với các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Phiên âm chữ cái trong tiếng Anh

Như đã nói ở trên, mỗi chữ cái nguyên âm sẽ có các cách đọc khác nhau trong các từ và các trường hợp khác nhau. tuy nhiên, chữ cái nguyên âm sẽ có những cách đọc nhất định dựa trên các nguyên âm IPA. Đa số phiên âm các chữ cái tiếng Anh được ghép từ một nguyên âm và một phụ âm, ở đây các bạn đánh vần dựa trên cách đọc của từng nguyên âm và phụ âm giống như cách đánh vần trong tiếng Việt.

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Lưu ý: Với chữ cái Z, đây là chữ cái ít xuất hiện nhất trong các từ tiếng Anh và cũng có cách phát âm khá đơn giản. Tuy nhiên sẽ có 2 cách để phát âm chữ cái này, có thể phát âm là /zed/ như trong hình, hoặc phát âm là /zi:/.

3.2. Khẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng Anh

Để giúp bạn hình dung dễ hơn, dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm bảng chữ cái tiếng Anh.

Khẩu hình khi phát âm nguyên âm trong tiếng Anh

Bộ Âm Mô Tả Môi Lưỡi Độ Dài Hơi / ɪ / Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i). Môi hơi mở rộng sang 2 bên. Lưỡi hạ thấp. Ngắn /i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười. Lưỡi nâng cao lên. Dài / ʊ / Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn /u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng lên cao. Dài / e / Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /. Dài / ə / Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng. Lưỡi thả lỏng. Ngắn /ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài / ɒ / Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn /ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài /æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi được hạ rất thấp. Dài / ʌ / Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp. Lưỡi hơi nâng lên cao. Ngắn /ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Miệng mở rộng. Lưỡi hạ thấp. Dài /ɪə/ Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài /ʊə/ Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài /eə/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Hơi thu hẹp môi. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài /eɪ/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên. Dài /ɔɪ/ Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước. Dài /aɪ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước. Dài /əʊ/ Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau. Dài /aʊ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần. Lưỡi hơi thụt dần về phía sau. Dài

Đọc thêm:  Soạn bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến - Ngữ văn 7

Khẩu hình khi phát âm phụ âm trong tiếng Anh

STT Bộ âm Mô tả 1 /p/ Đọc gần giống với âm /p/ của tiếng Việt. Hai mối chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật thật nhanh và mạnh luồng khí ra. 2 /b/ Giống âm /b/ trong tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó đẩy mạnh luồng khí đó ra. Nhưng sẽ nhẹ hơn âm /p/. 3 /t/ Gần giống âm /t/ trong tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra. 4 /d/ Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu và đẩy khí thật mạnh ra ngoài. Nhưng vẫn nhẹ hơn âm /t/. 5 /tʃ/ Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng mỗi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thông và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. 6 /dʒ/ Giống âm /t/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và cho về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. 7 /k/ Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí lạnh bật ra. 8 /g/ Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngọc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bột ra. 9 /f/ Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới. 10 /v/ Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưởi. 11 /ð/ Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung. 12 /θ/ Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung. 13 /s/ Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa một lưỡi và lợi. 14 /ʃ/ Mỗi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lại hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên. 15 /z/ Đề lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quan. 16 /ʒ/ Môi cho ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên. 17 /m/ Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi. 18 /n/ Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi. 19 /ŋ/ Khi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quan rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm. 20 /l/ Từ từ cong lưỡi chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng. 21 /r/ Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi cho về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng. 22 /w/ Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thò lòng, môi tròn mở rộng. 23 /h/ Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra. 24 /j/ Nâng phần trước củaa lưỡi lên gần ngạc cứng, đầu luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng.

Đọc thêm:  Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách

4. Tần suất sử dụng của chữ cái tiếng Anh

Theo thống kê, chữ cái E xuất hiện phổ biến nhất trong bảng chữ cái tiếng Anh, cuối danh sách là chữ cái Z. Chi tiết nằm trong bảng dưới đây, được nghiên cứu bởi tác giả Robert Edward Lewand:

5. Lưu ý cho người mới bắt đầu học tiếng Anh

Đối với người mới bắt đầu, việc học tiếng Anh có thể sẽ đem đến nhiều sự bỡ ngỡ và thử thách. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức nền tiếng Anh một cách đúng đắn, không chệch hướng, hãy lưu ý một số điều sau:

Học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh là kiến thức đầu tiên mà người mới bắt đầu cần học. Điều may mắn với người Việt đó là chữ cái tiếng Anh cũng sử dụng chữ Latinh giống tiếng Việt. Điểm khác biệt đó là cách phát âm. Do đó, hãy làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh sớm nhé! Bạn có thể xem các video thú vị về cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh trên Youtube.

Học phiên âm chữ cái tiếng Anh

Như đã nói đến ở trên thì phiên âm là kiến thức mà người học tiếng Anh bắt buộc phải học. Nếu chỉ học về từ vựng, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều rào cản trong quá trình học tiếng Anh. Bạn hãy dựa vào bảng phiên âm IPA trong bài viết này để luyện tập nhé. Một khi đã nắm vững kiến thức này, bạn sẽ tiến gần hơn đến việc nói tiếng Anh giống người bản xứ.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

Ngày nay, có rất nhiều phương thức hỗ trợ học tiếng Anh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Sử dụng sổ ghi chép
  • Flashcard
  • Ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại
  • Hình vẽ
  • Sách học thêm tiếng Anh

Nếu bạn là người mới bắt đầu, tham khảo thêm bộ sách Hack Não Từ Vựng của Step Up để có được hướng dẫn từ phương pháp, phát âm, ngữ pháp, giao tiếp. Hướng dẫn chi tiết cho bạn lộ trình từ khi là người mất gốc cho đến khi thành theo tiếng Anh. Ngoài ra, kết hợp thêm các cách học khác qua nhạc, phim, tranh ảnh,…để ghi nhớ lâu hơn và tạo niềm đam mê với ngôn ngữ.

Tham khảo ngay : Tự học phát âm tiếng Anh chuẩn không tì vết sau 2 tháng

Comments

comments

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button