Bảng chữ cái tiếng Việt & Bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất
Bảng chữ cái là hệ thống chữ, số, dấu thanh mà người học cần ghi nhớ, để nắm chắc các từ vựng cũng như phát âm chuẩn xác. Đây cũng được xem là bước khởi đầu trong hành trình chinh phục ngôn ngữ của mỗi người.
Cùng INVERT tham khảo ngay bảng chữ cái tiếng Việt, bảng chữ cái tiếng Anh,…chuẩn trong bài viết sau.
Tổng quan về bảng chữ cái Tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt hay còn gọi là chữ Quốc Ngữ, được truyền giáo bởi một giáo sư người Pháp vào thế kỷ thứ XVI. Bảng chữ cái này được phiên âm từ tiếng Latinh và mang nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Qua nhiều thế kỷ để chỉnh sửa và cải tiến, đến TK XIX, chữ Quốc ngữ đã trở thành văn tự chính thức của Việt Nam.
1. Thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt
Hiện nay, Bộ GDĐT Việt Nam quy định bảng chữ cái tiếng Việt gồm tổng cộng 29 chữ cái. Các chữ cái được sắp xếp theo thứ tự: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Thứ tự này được xây dựng dựa trên cách đọc từ truyền thống và bản phiên âm quốc tế.
Ngoài ra, bảng chữ cái Tiếng Việt còn được thể hiện dưới dạng kiểu chữ in hoa và kiểu chữ thường và được phân loại thành nguyên âm, phụ âm và các từ ghép. Do đó, số lượng chữ cái tiếng Việt để học là khá nhiều.
2. Bảng chữ thường Tiếng Việt
Bảng chữ cái in thường là những chữ cái được sử dụng trong văn bản, trừ tên riêng và dấu câu. Chữ in thường được tạo nên từ những đường cơ bản, bao gồm đường cong, đường xiên và nét thẳng.
3. Bảng chữ in hoa Tiếng Việt
Bảng chữ in hoa là những chữ cái được viết ở kích cỡ lớn, được sử dụng ở đầu câu hoặc khi viết tên riêng.
4. Mẫu bảng chữ cái tiếng Việt theo chuẩn Bộ GDĐT
Để học bảng chữ cái tiếng Việt, bên cạnh việc hiểu thứ tự các chữ cái, bạn cũng cần phải biết cách sắp xếp và phát âm đúng chuẩn. Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết để tham khảo:
STT Chữ viết thường Chữ viết hoa Tên chữ Cách phát âm 1 a A a a 2 ă Ă á á 3 â Â ớ ớ 4 b B bê bờ 5 c C xê cờ 6 d D dê dờ 7 đ Đ đê đờ 8 e E e e 9 ê Ê ê ê 10 g G giê giờ 11 h H hát hờ 12 i I i/i ngắn i 13 k K ca ca/cờ 14 l L e-lờ lờ 15 m M em mờ/e-mờ mờ 16 n N em nờ/ e-nờ nờ 17 o O o o 18 ô Ô ô ô 19 ơ Ơ ơ ơ 20 p P pê pờ 21 q Q cu/quy quờ 22 r R e-rờ rờ 23 s S ét-xì sờ 24 t T tê tờ 25 u U u u 26 ư Ư ư ư 27 v V vê vờ 28 x X ích xì xờ 29 y Y i/i dài i
Lưu ý: Trong Tiếng Việt, chữ Q không bao giờ đứng riêng một mình mà luôn đi đôi với U thành phụ âm QU, đọc là “quờ”.
5. Cách đọc bảng chữ cái Tiếng Việt
Cách đánh vần các chữ trong Tiếng Việt
Cách cấu tạo Ví dụ 1. Nguyên âm đơn/ghép + dấu Ô!, Ai, Áo, Ở,… 2. (Nguyên âm đơn/ghép + dấu) + phụ âm ăn, uống, ông,… 3. Phụ âm + (nguyên âm đơn/ghép + dấu) da, hỏi, cười,… 4. Phụ âm + (nguyên âm đơn/ghép + dấu) + phụ âm cơm, thương, không, nguyễn,…
Tìm hiểu về cách đọc các nguyên âm
Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay, có tổng cộng 12 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, y, i, o, ơ, ô, u, và ư. Ngoài ra, còn 3 cặp nguyên âm đôi, mỗi cặp có thể được viết theo nhiều cách khác nhau: ua hoặc uô, ia hoặc yê hoặc iê, ưa hoặc ươ. Vì vậy, để phát âm đúng và tuân thủ đúng quy luật chính tả, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- a và ă là 2 nguyên âm: Cách đọc gần giống nhau, từ độ mở miệng và uốn lưỡi, khẩu hình phát âm.
- ơ và â là 2 nguyên âm: Cách đọc cũng tương tự, âm ơ là âm dài và âm â thì sẽ ngắn hơn.
- Các nguyên âm có dấu như ơ, ư, ô, ă, â: Cần đọc từ từ, chậm rãi bởi những nguyên âm này đặc biệt khó nhớ.
- Hai âm â và ă: Không đứng một mình trong chữ tiếng Việt.
Tìm hiểu cách đọc phụ âm ghép Tiếng Việt
Hầu hết, các phụ âm trong tiếng Việt đều được biểu diễn bằng một ký tự đơn (1 chữ cái duy nhất) như b, v, t, x, s, r,… Tuy nhiên, trong số đó có 9 phụ âm được viết bằng hai chữ cái ghép lại với nhau. Cụ thể:
- Ph: có trong các từ như phở, phố, phim…
- Th: có trong các từ như tha thiết, thê thảm, thoang thoảng…
- Gi: có trong các từ như gia, giảng, giải, giày…
- Tr: có trong những từ như trên, trong, tre, trùng trùng…
- Ch: có trong những từ như: chú, cha, chung chung…
- Nh: có trong những từ như nhớ, nhìn, nhỏ nhắn…
- Ng: có trong những từ như ngân nga, ngất ngây…
- Kh: có trong những từ như không khí, khanh khách…
- Gh: có trong những từ như ghế, ghép, ghẹ…
Bên cạnh đó, bảng chữ cái tiếng Việt còn có một phụ âm được tạo thành từ ba chữ cái, đó là “Ngh”. Phụ âm này có thể được sử dụng trong nhiều từ như “nghề nghiệp”, “lắng nghe” và có nhiều phụ âm khác được tạo thành từ nhiều chữ cái khác nhau.
- Phụ âm k có thể ghép với i, i/y, ê, e để tạo thành từ: kiều, kiêng, kí, kệ…
- Phụ âm g ghép với nguyên âm ê, e, i, ie để tạo thành từ: ghê, ghi, ghiền…
- Phụ âm ng ghép với các nguyên âm ê, ê, i, ie để tạo thành từ: nghệ, nghi, nghe…
Các đọc dấu thanh trong Tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 5 ký hiệu thanh: Dấu sắc (´), dấu hỏi (ˀ), dấu huyền (`), dấu nặng (.), dấu ngã (~). Để đặt ký hiệu thanh đúng trong tiếng Việt, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Nếu từ chỉ có 1 nguyên âm thì đặt dấu thanh vào nguyên âm đó. Ví dụ: nhú, ngủ, nghỉ…
- Nếu từ có nguyên âm đôi, đặt dấu thanh vào nguyên âm đầu tiên. Tuy nhiên, một số từ sẽ có phụ âm đôi kết hợp với nguyên âm. Ví dụ: của, quả, tỏa, già…
- Nếu từ có 3 nguyên âm hoặc nguyên âm đôi kết hợp với 1 phụ âm, đặt dấu thanh vào nguyên âm thứ 2. Ví dụ: Khuỷu, Quỳnh…
- Nếu từ có nguyên âm “ơ” hoặc “e”, đặt ưu tiên thêm dấu thanh. Ví dụ: thuở,…
Cách đọc các dấu câu chuẩn:
- Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).
- Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).
- Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng
- Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).
- Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )
Tổng quan bảng chữ cái tiếng Anh
Bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) hiện đại là bảng chữ cái gồm 26 kí tự Latinh, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Trong tiếng Anh, các diagraph phổ biến như qu, sh, ch, th… cũng được sử dụng nhiều. Ngoài ra, còn có hai dạng chữ ghép là œ và æ.
1. Bảng chữ cái tiếng Anh có phiên âm từ A – Z
Bảng chữ cái tiếng Anh hiện gồm 26 ký tự Latinh, được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z và được viết dưới cả hai dạng chữ hoa và chữ thường.
- Chữ hoa: A, B, C, D, E, F, G, H, I ,J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z.
- Chữ thường: a, b, c, d, e, f, g, h ,i ,k , l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, w, x, y, z.
Bảng chữ cái này được tạo ra bởi công nghệ máy tính và được sử dụng phổ biến hơn. Trong khi đó, chữ viết tay có thể đa dạng kiểu dáng. Tiếng Anh thường viết các ký tự đặc biệt như ch, sh, th, wh, qu,… mặc dù ngôn ngữ này không được coi là các ký tự riêng biệt trong bảng chữ cái.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng “ae” và “oe” để thay thế cho ký tự ghép truyền thống “æ” và “œ” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ở tiếng Anh Mỹ, ký tự “e” dài thường bị loại bỏ, ví dụ:
- “Encyclopaedia” thành “Encyclopedia”.
- “Foetus” thành “Fetus”.
2. Các âm cơ bản trong tiếng Anh
Trong bảng chữ cái tiếng Anh có:
- 5 nguyên âm: A, E, I, O, U.
- 21 phụ âm: B, C, D, F, G, H, J, K, l, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.
Đặc biệt, chữ “Y” thường được sử dụng như một phụ âm trong tiếng Anh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, “Y” có thể được coi là một bán nguyên âm hoặc phụ âm. Ví dụ:
- Trong từ “toy” thì chữ “Y” đóng vai trò làm phụ âm
- Trong từ “system” thì chữ “Y” đóng vai trò làm nguyên âm
3. Mức độ quan trọng và tần suất sử dụng
Các thống kê cho thấy chữ “E” là ký tự xuất hiện nhiều nhất và được sử dụng cho nhiều từ khác nhau nhất trong bảng chữ cái tiếng Anh. Ngược lại, chữ “Z” là ký tự ít được sử dụng nhất.
Dưới đây là bảng thống kê mức độ quan trọng và tần suất sử dụng của các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh. Tất cả dựa trên phân tích của tác giả Robert Edward Lewand:
Chữ Tần suất Chữ Tần suất A 8,17% N 6,75% B 1,49% O 7,51% C 2,78% P 1,93% D 4,25% Q 0,10% E 12,70% R 5,99% F 2,23% S 6,33% G 2,02% T 9,06% H 6,09% U 2,76% I 6,97% V 0,98% J 0,15% W 2,36% K 0,77% X 0,15% L 4,03% Y 1,97% M 2,41% Z 0,07%
4. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh
Cách phát âm một từ tiếng Anh có thể khác nhau tùy vào từng từ. Sau đây là hai bảng phát âm bằng chữ cái tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo:
Bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm quốc tế
Stt Chữ thường Chữ hoa Tên chữ Phát âm 1 a A A /eɪ/ 2 b B Bee /biː/ 3 c C Cee /siː/ 4 d D Dee /diː/ 5 e E E /iː/ 6 f F Ef (Eff nếu là động từ) /ɛf/ 7 g G Jee /dʒiː/ 8 h H Aitch /eɪtʃ/ 9 i I Haitch /heɪtʃ/ 10 j J I /aɪ/ 11 k K Jay /dʒeɪ/ 12 l L Jy /dʒaɪ/ 13 m M Kay /keɪ/ 14 n N El hoặc Ell /ɛl/ 15 o O Em /ɛm/ 16 p P O /oʊ/ 17 q Q Pee /piː/ 18 r R Cue /kjuː/ 19 s S Ar /ɑr/ 20 t T Ess (es-) /ɛs/ 21 u U Tee /tiː/ 22 v V U /juː/ 23 w W Vee /viː/ 24 x X Ex /ɛks/ 25 y Y Wy hoặc Wye /waɪ/ 26 z Z Zed /zɛd/ Zee /ziː/ Izzard /ˈɪzərd/
Bảng chữ cái Tiếng Anh và cách phát âm theo phiên âm Tiếng Việt
Nếu bạn gặp khó khăn khi đọc bảng chữ cái tiếng Anh theo phiên âm quốc tế, bạn có thể bắt đầu bằng cách phát âm theo phiên âm tiếng Việt. Tuy nhiên, cách phát âm này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là cách phát âm quy chuẩn.
Chữ cái tiếng Anh Cách đọc theo tiếng Việt Chữ cái tiếng Anh Cách đọc theo tiếng Việt A Ây N En B Bi O Âu C Si P Pi D Di Q Kiu E I R A F Ép S Ét G Dzi T Ti H Ét’s U Diu I Ai V Vi J Dzei W Đắp liu K Kêy X Esk s L Eo Y Quai M Em Z Diét
Một số khó khăn khi bé học theo thứ tự bảng chữ cái
Trong quá trình học bảng chữ cái theo thứ tự trên, đôi khi bé sẽ dễ gặp một số khó khăn như:
- Bảng chữ cái có nhiều chữ: Với số lượng chữ nhiều trên bảng chữ cái, các bé từ 3 – 6 tuổi đang trong giai đoạn phát triển có thể gặp khó khăn trong việc làm quen và ghi nhớ.
- Thứ tự bảng chữ cái sắp xếp hơi lộn xộn: Bảng chữ cái được sắp xếp theo quy chuẩn hiện nay, không phải theo từng phần nguyên âm, phụ âm,… khiến cho việc học của trẻ em phức tạp hơn.
- Bảng chữ cái có nhiều nguyên âm, phụ âm, thanh điệu: Điều này đòi hỏi trẻ phải học thêm nhiều kiến thức. Mỗi nhóm phụ âm và nguyên âm còn được chia thành các nhóm nhỏ, gây áp lực cho nhiều trẻ.
- Quá trình học chữ khô khan: Việc học chữ trên trường và phải tiếp tục học ở nhà với sách vở quá nhiều có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và khô khan. Đôi khi có thể ngăn cản sự phát triển tư duy và sáng tạo của trẻ.
Bí quyết giúp bé học bảng chữ cái hiệu quả
Đối với các bậc phụ huynh, đừng đặt quá nhiều áp lực cho con mà thay vào đó, nên tạo không khí thoải mái để trẻ có hứng thú học. Hãy dạy bé học bảng chữ cái đơn giản và hiểu biết của trẻ, sau đó điều chỉnh từ từ.
Phương pháp này sẽ giúp bé tự tin và có hứng thú học chữ, đồng thời dễ dàng chỉnh sửa nếu bé phát âm sai. Tuy nhiên, nếu ba mẹ lỏng lẻo trong việc dạy, trẻ sẽ mất tập trung và khó học nhanh bảng chữ cái.
Học chữ thường trước, chữ viết hoa sau: Điều này giúp bé phát triển kĩ năng đọc tốt, nhớ lâu và phản ứng nhanh hơn. Đây là phương pháp được giáo viên tiểu học áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì chỉ dạy và chỉnh sửa những chữ viết sai của trẻ.
Gắn chữ cái với những hình ảnh có liên quan quen thuộc: Sử dụng sách bảng chữ cái tượng hình có thể giúp trẻ học tốt hơn bằng cách kích thích khả năng ghi nhớ của bé thông qua hình ảnh. Nếu có thời gian, các phụ huynh có thể tự trang trí các bảng chữ cái cho con để tạo sự hứng thú hơn.
Dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho bé nghe: Đọc sách và kể chuyện cho con trước khi ngủ không chỉ giúp tạo gắn kết mà còn cung cấp kiến thức phù hợp với lứa tuổi của bé. Bố mẹ cần chọn những cuốn sách, truyện phù hợp để giúp bé phát triển trí tưởng tượng và kích thích sự tò mò của bé.
Hãy khuyến khích bé tập đọc để tự hiểu và thích thú với các câu chuyện mình yêu thích.
Rèn luyện cho bé thói quen ham học từ nhỏ: Để con học nhanh và hiệu quả, ba mẹ nên khuyến khích bé có thói quen ham học, rèn luyện tính kiên trì, tập trung và tạo cho bé một môi trường học tập thú vị. Ba mẹ có thể động viên và thưởng cho con khi học tốt, cũng như chơi những trò chơi xếp chữ cái, trang trí bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tạo góc học tập riêng cho bé.
Dạy cho bé học từ những bài hát thiếu nhi: Phụ huynh có thể sử dụng những bài hát thiếu nhi phổ biến trên các trang mạng để giúp con học tốt hơn. Dạy con bằng cách sử dụng các từ trong bài hát mà con thích, điều này giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vì những ca từ và nhịp điệu trong bài hát.
Tuy nhiên, cần lựa chọn bài hát phù hợp với độ tuổi của con và đảm bảo chất lượng.
Hướng dẫn con học ở mọi lúc mọi nơi: Học và thực hành cần đi đôi với nhau để giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Bố mẹ cần biết cách kết hợp việc học và cuộc sống của con, tuy nhiên cần tế nhị và không quá áp lực để trẻ vẫn có thời gian vui chơi.
Tìm kiếm những video dạy bé trên Youtobe: Dẫu biết rằng việc trao dồi kiến thức là rất cần thiết nhưng nếu ba mẹ bận hoặc không đủ kiến thức để dạy con, bạn có thể tìm video hướng dẫn cho bé học trên YouTube.
Các từ khoá bạn có thể tìm kiếm để dạy cho con như: Bảng chữ cái, bảng chữ cái tiếng anh, 29 chữ cái tiếng việt, đọc bảng chữ cái tiếng việt, dạy bé học bảng chữ cái tiếng việt,….
Trên đây là bảng chữ cái Tiếng Việt, bảng chữ cái Tiếng Anh mà INVERT đã tổng hợp được. Bố mẹ có thể áp dụng cách học, rèn luyện cho trẻ để phát triển ngôn ngữ và đạt kết quả học tập tốt hơn.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!