Review 6 loại bảng chữ cái đo mắt cận thị, hướng dẫn sử dụng

Bảng chữ cái đo độ cận
Các loại bảng chữ cái đo mắt cận thị phổ biến nhất hiện nay.

6 Loại bảng chữ cái đo mắt cận thị

Bảng chữ cái đo độ cận thị hiện nay được chia thành 2 loại đó là:

  • Bảng đo thị lực nhìn xa: gồm bảng C, E, Snellen và bảng thị lực hình.
  • Bảng đo thị lực nhìn gần: bảng Parinaud và bảng đo thị lực dạng thẻ.

Cụ thể về công dụng, cách dùng mỗi bảng như sau:

1. Bảng đo thị lực chữ C

Bảng đo thị lực chữ C (tên gọi khác Landolt) được dùng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người không biết chữ.

Bảng có thiết kế các vòng tròn hở giống như chữ C với phần hở xoay theo 4 hướng khác nhau như trên, dưới, trái, phải. Bảng đo tiêu chuẩn sẽ có 11 dòng với kích thước và khoảng cách của chữ C nhỏ dần từ trên xuống dưới.

Cách dùng: Người được đo thị lực cần chỉ đúng chiều xoay của chữ C khi kiểm tra thị lực. Khi kiểm tra thị lực, ngồi cách bảng khoảng cách 5 mét.

Bảng đo thị lực chữ C
Bảng đo cận thị chữ C.

2. Bảng chữ cái cận thị chữ E

Một tên gọi khác của bảng đo cận thị chữ E là bảng Armaignac. Đây là bảng đo thị lực dùng được cho tất cả các đối tượng.

Bảng gồm các chữ E xoay theo nhiều hướng khác nhau, kích thước chữ E giảm dần từ trên xuống.

Cách dùng: Tại các phòng khám người đo thị lực cần chỉ đúng hướng xoay của chữ E hoặc được đưa một miếng nhựa có hình chữ E để xoay đối chiếu với hình nhìn được trên bảng đo thị lực. Người đo thị lực sẽ ngồi cách bảng một khoảng 5 mét.

Đọc thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Bảng chữ cái cận thị chữ E
Bảng chữ cái cận thị chữ E

3. Bảng đo mắt cận thị Snellen

Bảng đo mắt cận thị Snellen chỉ dùng được với người biết chữ.

Bảng này bao gồm các chữ cái in hoa L, F, D, O, I, E. Bảng đo tiêu chuẩn sẽ có 11 dòng với dòng đầu tiên chỉ có 1 chữ cái và kích thước lớn nhất những dòng sau kích thước nhỏ dần và số chữ cũng tăng lên.

Cách dùng: Người đo thị lực phải đọc đúng tên chữ cái lần lượt theo hướng dẫn với thứ tự từ trên xuống và từ trái sang phải. Khoảng cách giữa bảng và người cần đo thị lực là 5m.

Bảng chữ cái đo cận thị Snellen.
Bảng chữ cái đo cận thị Snellen.

4. Bảng đo thị lực hình

Bảng đo thị lực hình dùng cho các đối tượng là trẻ em đã nhận biết được con vật, đồ vật và người không biết chữ.

Bảng gồm hình ảnh của các con vật và đồ vật khác nhau với kích thước giảm dần từ trên xuống.

Cách dùng: Người được đo độ cần chỉ đúng tên của con vật hoặc đồ vật theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi không đọc được nữa. Khoảng cách khi ngồi đo thị lực là 5 mét.

Bảng đo thị lực hình.
Bảng đo thị lực hình.

5. Bảng cận thị Parinaud

Đây là loại bảng thông dụng nhất được dùng cho người biết chữ. Bảng gồm những câu ngắn bên cạnh có ghi các số thị lực cụ thể.

Cách dùng: Người đo thị lực ngồi trên ghế thoải mái và đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng theo thứ tự từ trên xuống. Khoảng cách khi dùng bảng đo thị lực gần là từ 30cm đến 35cm.

Bảng đo thị lực gần Parinaud.
Bảng đo thị lực gần Parinaud.

6. Bảng đo thị lực dạng thẻ

Bảng thị lực dạng thẻ là các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước để dùng cho việc đo thị lực nhìn gần. Bên cạnh các dòng đều có ghi số thị lực cụ thể.

Đọc thêm:  Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (17 mẫu) - Download.vn

Cách dùng: Người kiểm tra thị cầm thẻ ở khoảng cách 30cm đến 35cm và đọc lần lượt ký hiệu có trên thẻ theo hướng dẫn.

Hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái đo mắt cận

Để sử dụng bảng chữ cái đo độ cận tại nhà, bạn hãy tiến hành theo các bước sau đây:

Tiến hành đo độ cận của mắt

Mỗi bảng đo độ cận sẽ khác nhau về khoảng cách đo (từ vị trí người bệnh tới bảng) và cách đọc ký hiệu. Ngoài ra, các bước chuẩn bị và tiến hành đều giống nhau. Cụ thể như:

  • Bước 1: Vị trí ngồi (hoặc đứng), thẳng lưng, tư thế thoải mái mắt nhìn thẳng và giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình kiểm tra mắt.
  • Bước 2: Ánh sáng chiếu vào bảng đo thị lực phải có cường độ trung bình là 100 lux và phải cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo thị lực.
  • Bước 3: Tiến hành đo lần lượt từng bên mắt, mắt phải trước, trái sau. Mắt còn lại dùng tay hoặc kính đen che lại.
  • Bước 4: Người bệnh đọc kí hiệu theo cách sử dụng của từng loại bảng. Lần lượt đọc theo hướng dẫn từ trên xuống và từ trái sang phải, cho đến khi không thể đọc chính xác được nữa.
  • Bước 5: Ghi lại kết quả đo.

Quá trình đo độ cận sẽ cần có thêm 1 người hướng dẫn đứng chỉ lần lượt từng ký hiệu và đánh giá xem người bệnh đã đọc đúng kết quả hay chưa.

Hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái đo cận thị
Đo từng mắt một, mắt không kiểm tra dùng tay che lại.

Cách ghi nhận kết quả đo

Người hướng dẫn sẽ ghi lại số thị lực của dòng chữ nhỏ nhất mà người kiểm tra đọc được. Số thị lực được ghi cụ thể ở bên cạnh từng dòng trên bảng đo thị lực.

Hướng dẫn đo độ cận thị bằng bảng chữ cái
Bảng thị lực tương đương với dòng đọc được.

Dựa vào kết quả sau khi đo thị lực bằng bảng chữ cái cận thị bạn có thể xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của mắt. 6 Loại bảng chữ cái cận thị được dùng phổ biến nhất hiện nay các tại bệnh viện, phòng khám. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và đọc kết quả đo mắt cận.

  • Thị lực 10/10: Mắt bạn đang rất tốt và hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Thị lực 6 đến 7/10: Cận thị khoảng 0.5 đi-ốp.
  • Thị lực 4 đến 5/10: Độ cận từ 1 đến 2 đi-ốp.
  • Thị lực dưới 3/10: Thị lực kém, độ cận cao từ 2 đi-ốp trở lên.
Đọc thêm:  TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ HỢP TÁC ĐÀO TẠO - USSH - VNU

Các con số thị lực này chỉ có tính tương đối, không xác định được chính xác độ cận của mắt bạn. Để được đo thị lực chính xác nhất nên đến với các bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và cho lời khuyên thích hợp.

Lưu ý khi đo thị lực bằng bảng đo cận thị

Để có thể đo được kết quả chính xác nhất bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây khi đo thị lực:

  • Bảng đo thị lực chỉ nên dùng chữ đen trên nền trắng để đảm bảo tính tương phản tốt nhất cho mắt.
  • Nếu vừa từ nơi sáng vào nơi tối hơn phải ngồi nghỉ khoảng 15 phút mới tiến hành kiểm tra.

Bạn nên định kỳ đo độ cận 6 tháng 1 lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy mắt có những dấu hiệu của cận thị. Bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ tư vấn, cho lời khuyên thích hợp với tình hình sức khỏe của mắt.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn có thể tìm được bảng chữ cái cận thị thích hợp và có thể sử dụng để đo mắt tại nhà. Từ đó bạn có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp hơn với sức khỏe của mắt. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn điều gì thắc mắc nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button