Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Phồn Thể Zhuyin đầy đủ 2023 – Prep.vn
Trước khi tiếng Trung giản thể trở nên thông dụng như ngày nay thì tiếng Trung phồn thể được sử dụng phổ biến hơn bao giờ. Vậy bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể có gì khác với giản thể không? Trong bài viết này, Prep sẽ giải đáp cho bạn chi tiết nhé!
I. Tiếng Trung phồn thể là gì?
Tiếng Trung phồn thể hay còn gọi là chữ Hán phồn thể, chữ Hán chính thể, là bộ chữ tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung. Dạng chữ Hán phồn thể xuất hiện lần đầu tại các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời đại Nam Bắc Triều. Thuật ngữ chữ phồn thể hay chính thể được sử dụng để phân biệt với chữ Hán giản thể (loại chữ Hán được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949).
Hiện nay, chữ phồn thể không còn là chữ chính thức được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc đại lục nữa mà thay vào đó là chữ giản thể. Tuy nhiên, loại chữ Hán này vẫn được sử dụng chính thức tại một số nơi như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và cộng đồng Hoa kiều hải ngoại tại Đông Nam Á.
II. So sánh tiếng Trung phồn thể và giản thể
Tiếng Trung phồn thể và giản thể khác nhau như thế nào là điều mà rất nhiều người học tiếng Hán quan tâm. Chúng ta sẽ cùng so sánh để xem hai dạng chữ Hán này có điểm giống và khác nhau như thế nào nhé!
1. Giống nhau
Điểm giống như giữa tiếng Trung phồn thể và giản thể đó là cách đọc, cách phát âm và cách viết vẫn tuân theo quy tắc chung của chữ Hán.
2. Khác nhau
Tiêu chí
Tiếng Trung phồn thể
Tiếng Trung giản thể
Nơi sử dụng
Sử dụng rộng rãi tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao
Sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore và cộng đồng người Hoa ở Malaysia.
Độ phức tạp của chữ cái
Là kiểu chữ truyền thống, có nhiều nét phức tạp và ý nghĩa tượng hình sâu sắc.
Là kiểu chữ hiện đại, đã được giảm lược các nét sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội
Số nét của từ
Mỗi từ có một ký tự riêng biệt.
Sử dụng ít ký tự hơn. Tiếng trung giản thể thường sử dụng một ký tự duy nhất để đại diện cho các từ có nghĩa khác nhau nhưng cách phát âm lại giống nhau.
Số từ
80 nghìn từ trở lên.
2.235 ký tự (giản thể).
Ví dụ
後/hòu/: Sau
后 /hòu/: sau
麵/miàn/: Mì, bún
面/ Miàn /: mì bún
III. Bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể đầy đủ
Trong tiếng Trung giản thể sử dụng bảng chữ cái Pinyin (hay còn gọi là bính âm), được sử dụng để mô phỏng cách phát âm trong Hán ngữ. Tuy nhiên, bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể hay còn gọi là tiếng Đài Loan lại mô phỏng cách phát âm bằng cách sử dụng hệ thống phiên âm Zhuyin (hay còn gọi là chú âm Bopomofo).
1. Zhuyin là gì?
Zhuyin hay còn gọi là chú âm phù hiệu – 注音符號 (zhùyīn fúhào) và Bopomofo, là loại chữ viết dùng để ký hiệu cách phát âm các chữ Hán trong tiếng Quan Thoại. Bảng chữ cái tiếng Trung tiếng Trung phồn thể Zhuyin gồm có 37 ký tự và 4 dấu thanh, hoàn toàn có thể ký hiệu được cho toàn bộ các âm Quan thoại của chữ Hán.
Chú âm phù hiệu đã từng được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc đại lục bởi chính phủ Bắc Dương vào những năm 1910. Sau đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã thay thế bằng hệ thống Bính âm hán ngữ. Mặc dù vậy, cho đến bây giờ, chú âm phù hiệu vẫn được sử dụng chính thức tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Chú âm phù hiệu Zhuyin cũng được coi là bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể tượng thanh do chính người Trung Quốc sáng tạo nên để biểu âm cho tiếng Quan thoại.
2. Bảng chú âm phù hiệu
Như đã nói, bảng chú âm phù hiệu Zhuyin (bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể) gồm có 37 ký tự và 4 dấu thanh. Zhuyin cũng bao gồm đầy đủ vận mẫu – thanh mẫu – thanh điệu, cụ thể:
2.1. Phụ âm
Chú âm phù hiệu
ㄅ
ㄆ
ㄇ
ㄈ
ㄉ
ㄊ
ㄋ
ㄌ
ㄍ
ㄎ
ㄏ
Bính âm
b
p
m
f
d
t
n
l
g
k
h
IPA
b
pʰ
m
f
t
tʰ
n
l
k
kʰ
x
Chú âm phù hiệu
ㄐ
ㄑ
ㄒ
ㄓ
ㄔ
ㄕ
ㄖ
ㄗ
ㄘ
ㄙ
Bính âm
j
q
x
zh
ch
sh
r
z
c
s
IPA
tɕ
tɕʰ
ɕ
tʂ
tʂʰ
ʂ
ʐ
ts
tsʰ
s
2.2. Nguyên âm
Chú âm phù hiệu
ㄧ
ㄨ
ㄩ
ㄚ
ㄛ
ㄜ
ㄝ
ㄞ
ㄟ
ㄠ
Bính âm
i
u
ü
a
o
e
ê
ai
ei
ao
IPA
i
u
y
a
o
ɤ
ɛ
ai
ɛi
ɑu
Chú âm phù hiệu
ㄡ
ㄢ
ㄣ
ㄤ
ㄥ
ㄦ
Bính âm
ou
an
en
n
ang
eng
ng
er
r
IPA
ou
an
ɛn
ən
n
ɑŋ
əŋ
ŋ
ɚ
r
Một số lưu ý khi đọc bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể:
-
- ㄧ: Nếu theo cách viết ngang sẽ viết là ─, còn nếu viết dọc sẽ là │.
- ㄢ : phát âm là ɛn nếu đứng sau ㄧ và ㄩ.
- ㄣ: phát âm là n nếu đứng sau ㄧ và ㄩ.
- ㄥ : phát âm là ŋ nếu đứng sau một nguyên âm.
- ㄦ : được sử dụng trong Nhi hóa.
2.3. Thanh điệu
Thanh
Âm bình
Dương bình
Thượng thanh
Khứ thanh
Khinh thanh
Chú âm phù hiệu
ˊ
ˇ
ˋ
˙
2.4. Ngoại lệ
Chú âm phù hiệu ㄩㄥ ㄨㄥ ㄧㄥ ㄧㄣ ㄧㄝ
ㄩㄝ
Bính âm
iong
ong
ing
in
ie
üe
3. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể – Zhuyin
3.1. Vận mẫu
Khi học bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể Zhuyin thì bạn cần lưu ý học cẩn thận vận mẫu và nhất định không được sơ sài phần này. Cách đọc vận mẫu (nguyên âm) như sau:
Vận mẫu (nguyên âm)
Cách đọc
Nguyên âm đơn
a, o, e , i, u, ü
Nguyên âm kéo dài
ai, ei, ao, ou, ia, ie, uo, üe, iao, iou, uai, uei
Nguyên âm cong lưỡi
er
Nguyên âm mũi
an, en, in, ün, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, uang, ueng
3.2. Thanh mẫu (phụ âm)
Phụ âm (thanh mẫu)
Cách đọc
M môi
B, p, m, f
M đầu lưỡi
d, t, n, l
m mặt lưỡi
j, q, x
m gốc lưỡi
g, k, h
m đầu lưỡi trước và sau
z, c, s, r
Phụ âm kép
zh, ch, sh
4. Hướng dẫn cách viết bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể
Để có thể viết được bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể thì người dân Phúc Kiến – Đài Loan đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Có người sử dụng bảng chữ cái Latinh, có người sử dụng ký tự Trung Quốc, có người sử dụng Kana Nhật Bản, có người sử dụng ký hiệu chú âm Zhuyin và một số khác lại sử dụng hỗn hợp các chữ viết khác nhau. Sau đây là một số cách viết bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể:
4.1. Sử dụng hệ thống phiên âm tiếng Đài Loan (DT)
Hệ thống phiên âm DT còn có tên gọi khác là Daī-ghî tōng-iōng pīng-im (臺 語 通用 拼音), sử dụng bảng chữ cái Latinh để viết tiếng Đài Loan. Hệ này này dựa trên Tongyong Pinyin (通用 拼音), là bản La-tinh hóa chính thức của tiếng Quan Thoại ở Đài Loan từ năm 2002 đến năm 2008.
4.2. Hệ thống La-tinh hóa Đài Loan (Tâi-lô / 臺 羅)
Hệ thống La-tinh hóa tiếng Đài Loan (台灣 閩南 語 羅馬 字 拼音 方案 / Tâi-ôan Lô-má-jī Peng-im Hong-àn), hay còn được gọi là Tâi-lô, là một trong hệ thống phiên âm của tiếng Trung phồn thể (bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể). Nó xuất phát từ Pe̍h-ōe-jī và được phát hành chính thức từ năm 2006 bởi Bộ Giáo dục Đài Loan.
4.3. Bopomofo mở rộng
Một phiên bản về cách viết bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể đó là bopomofo hoặc zhuyin fuhao (注音 符號). Bảng phiên âm này được sử dụng khá nhiều ở Đài Loan để chú thích về cách phát âm của các ký tự trong tiếng Đài Loan và viết các từ Đài Loan không có ký tự nào.
4.4. Tiếng Đài Loan theo nghĩa đen hiện Đại (MLT)
Modern Literal Taiwan (MLT) là cách viết chính tả dựa vào hệ thống tiếng Latinh cho tiếng Trung phồn thể. Cách viết này kế thừa từ hệ thống chính tả hiện đại của Đài Loan (TMSS). MLT có quy tắc đặc biệt đó là chỉ sử dụng các chữ cái Latinh tiêu chuẩn mà không có bất cứ dấu phụ nào và chỉ ra các âm kèm chính tả.
IV. Cách học đồng thời bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể và giản thể
Có nhiều người yêu thích, say mê học và nghiên cứu chữ Hán thường có xu hướng học đồng thời bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể và giản thể. Vậy làm thế nào để học cả hai hiệu quả mà không bị lẫn lộn? Dưới đây là một số phương pháp mà Prep đã rút ra giúp bạn có thể học tốt đồng thời cả hai bảng chữ cái.
1. Học đầy đủ 214 bộ thủ tiếng Hán
Trong tiếng Trung gồm có 214 bộ thủ. Dù bạn học chữ giản thể hay phồn thể thì nên nắm vững các bộ thủ. Nó giúp ích cho việc ghi nhớ mặt chữ tượng hình hiệu quả. Vì Đài Loan và một số khu vực khác sử dụng chữ phồn thể nên cần cố gắng học tốt 214 bộ thủ tiếng Hán để nắm vững các từ vựng cơ bản (khoảng 1500 từ). Đối với người học chữ giản thể thì chỉ cần nắm được khoảng 50 bộ thủ thường dùng.
Tuy nhiên, khi bạn học đồng thời cả hai bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể và giản thể thì việc ghi nhớ hết 214 bộ thủ tiếng Hán thì việc học chữ giản thể trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đã ghi nhớ hết các bộ thủ tiếng Trung thì bạn có thể áp dụng phương pháp chiết tự để học từ vựng chữ Hán và ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ:
-
- 液 – yè: nghĩa là dịch /chất lỏng
- 河 – hé: nghĩa là hà / sông
- 泡 – pào: nghĩa là bọt nước
➡ Ba từ trên đều có bộ Thủy ( 氵) phía trước, đều có nghĩa liên quan đến nước.
-
- 时 / Shí: nghĩa là thời gian
- 区 / Qū : nghĩa là khu vực
➡ Khi ghép 2 chữ này lại, bạn có từ 时区, từ đó mang nghĩa là múi giờ.
2. Chú ý đến cách phát âm
Phát âm là kiến thức mà cần phải nắm vững khi học bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể và giản thể. Học phát âm cần có sự chuẩn chỉnh ngay từ đầu. Đặc biệt tiếng Đài Loan chủ yếu sử dụng âm vòm họng nên bạn cần luyện tập thêm kỹ năng tập nín thở trước khi phát âm.
Bạn có thể tải app học phát âm bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể và giản thể để có thể học đồng thời ở mọi lúc mọi nơi. Một số app mà bạn có thể tham khảo như Duolingo, Bopomofo – bảng chữ cái, DangDai Chinese, ChineseSkill,HelloChinese,… Những app tiếng Trung này tích hợp cả hai tính năng học tiếng Trung phồn thể và Giản thể nên cực kỳ phù hợp cho những bạn học và nghiên cứu đồng thời cả hai.
3. Tuân thủ theo cách viết chữ tiếng Trung
Chữ phồn thể hay chữ giản thể có thể khác nhau về nét chữ nhưng cách viết đều tuân thủ theo quy tắc chung. Ví dụ so sánh chữ phồn thể và giản thể:
Chữ phồn thể
Chữ giản thể
Rồng: 龍
Rồng: 龙
Yêu: 愛
Yêu: 爱
Cửa: 門
Cửa: 门
Mì: 麵條
Mì: 面条
Từ bảng so sánh trên, bạn có thể thấy, chữ giản thể đã lược bớt nét của chữ phồn thể. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nắm được cách viết các nét cơ bản trong tiếng Trung là đã có thể học tốt được chữ phồn thể và giản thể.
Khi học viết, cần lưu ý: Trong một chữ Hán được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau nên bạn cần phải viết theo nguyên tắc sau: bộ nằm phía bên trái sẽ được viết thu nhỏ lại hoặc biến đổi các nét để nhường vị trí cho bộ bên phải.
V. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
1. Nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể?
Đối với những người học tiếng Trung để du học, làm việc tại Trung Quốc hay làm việc tại các công ty Trung Quốc ở Việt Nam thì nên học chữ Trung giản thế. Lý do là bởi hiện nay chữ giản thể là chữ chính thức được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc. Thêm vào đó, chữ giản thể đã được lược bỏ đi các nét nên dễ học, dễ nhớ và có nhiều tài liệu, giáo án giảng dạy dễ tìm kiếm tại trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu như bạn muốn đi Đài Loan, Ma Cao hay Hồng Kông để học tập, làm việc hay sinh sống thì cần phải học chữ phồn thể ngay từ đầu. Bởi vì những khu vực này sử dụng tiếng Trung giản thể là chữ cái chính thức.
2. Học chữ phồn thể có khó không?
Bởi vì chữ phồn thể có nhiều nét phức tạp hơn chữ giản thể nên nhiều người băn khoăn học chữ phồn thể có khó không. Câu trả lời là không khó học bởi vì:
-
- Cấu tạo của chữ phồn thể được ghép bởi một hay nhiều bộ thủ lại với nhau. Điều này có nghĩa là nếu như bạn nắm được các bộ thủ thì chỉ cần nhìn vào cấu tạo của một chữ phồn thể là bạn đã có thể đoán được nghĩa của từ đó rồi.
- Cách viết, phát âm và bảng chữ cái chữ tiếng Trung phồn thể cũng tương tự như chữ giản thể. Bạn chỉ cần nắm được bảng phiên âm Zhuyin và các quy tắc viết chữ là có thể sử dụng thành thạo chữ phồn thể.
3. Mất bao lâu để có thể sử dụng lưu loát tiếng Trung phồn thể
Đối với người học tiếng Trung phồn thể thì sẽ phải mất từ 1 – 3 tháng để nắm vững được các kiến thức cơ bản về chữ viết và cách phát âm bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể. Đồng thời, bạn cũng mất khoảng từ 1 – 3 năm thì mới có thể sử dụng thành thạo chữ tiếng Trung phồn thể để giao tiếp tùy vào sức học và thời gian học của từng người.
Như vậy, Prep đã cung cấp cho bạn các kiến thức đầy đủ về bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể. Đây là bảng chữ cái Đài Loan cực kỳ phù hợp cho những người đang học và nghiên cứu tiếng Trung phồn thể. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy để comment vào cuối bài viết này, Prep sẽ giải đáp giúp bạn nhé!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!