Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana – Hướng dẫn chi tiết A-Z cho

Bảng chữ cái tiếng Nhật là bước đầu giúp bạn tiếp cận với 1 ngôn ngữ mới. Nếu vẫn chưa biết cách học bảng chữ cái để có thể vừa học nhanh mà vẫn vừa có thể nhớ lâu thì cùng Riki tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. HỆ THỐNG CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG NHẬT

Trong tiếng Nhật có ba loại chữ viết là Hiragana, Katakana, và Kanji (chữ Hán).

Hiragana và Katakana là các chữ tượng âm còn chữ Hán là chữ tượng hình, vừa biểu thị âm đồng thời vừa biểu thị nghĩa.

Câu trong tiếng Nhật thông thường được viết bằng chữ Hiragana, Katakana, chữ Hán. Tên người, địa danh nước ngoài hoặc các từ ngoại lai được viết bằng chữ Katakana.

Còn chữ Hiragana được dùng để biếu thị trợ từ hoặc các phần biến đổi của động từ,tính từ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp chữ Latinh (Romaji) cũng được dùng khi viết dành cho đối tượng là người nước ngoài.

Những chữ này thường thấy ở trên các bảng biển viết tên nhà ga, v.v..

Bây giờ bắt đầu 3 ngày học NHỚ – ĐỌC – VIẾT bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana cùng Riki nhé~~~

Bảng chữ cái Hiragana là bảng chữ cái mềm cơ bản nhất mà bất kỳ ai học tiếng Nhật cũng đều phải biết. Các bạn có thể học song song bảng chữ cái Katakana cùng 1 lúc nhé

II. Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Bảng chữ cái Hiragana gồm có 71 chữ và có 5 nguyên âm あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o). Các nguyên âm này đứng sau phụ âm, và bán nguyên âm để thạo thành đơn vị âm.

Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana

Bảng chữ cái Hiragana và Katakana là bước đầu trong phần chinh phục tiếng Nhật sơ cấp (N5). Trong lúc học bảng chữ cái tiếng Nhật, hãy tìm luôn lộ trình học riêng cho mình nhé.

Lộ trình học tiếng nhật miễn phí 2,5 tháng chinh phục N5 JLPT

Còn bây giờ chúng mình bắt đầu vào học phần đầu tiên – bảng chữ cái Hiragana nhé

1. HỌC PHÁT ÂM BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT CÙNG NGƯỜI BẢN XỨ

2. MẸO HỌC THUỘC BẢNG CHỮ CÁI NHANH VÀ NHỚ LÂU

+ Mẹo 1: Học bảng chữ cái tiếng Nhật bằng Flashcard

Đọc thêm:  Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất

+ Mẹo 2: Học bảng chữ cái tiếng Nhật theo phương pháp “cơ bắp”

+ Mẹo 3: Học bảng chữ cái tiếng Nhật song song nhau

+ Mẹo 4: Học bảng chữ cái tiếng Nhật qua hình ảnh minh họa

+ Mẹo 5: Học mọi lúc mọi nơi

Và hãy tìm cho mình một sensei, senpai để học cùng nhé

Có khá nhiều mẹo nên Riki tổng hợp sang bài viết: Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana. Đừng bỏ lỡ nhé!

3.HƯỚNG DẪN VIẾT BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT HIRAGANA

Khi tập viết chữ Hiragana chữ phải nằm gọn trong 1 ô vuông và chữ viết cũng cần phải cân đối trong ô vuông đó.

+ あ(a) >> phát âm là (a) giống như cách đọc “tha thẩn”, “la cà”

+ い(i) >> phát âm là (i) giống như cách đọc “đi thi”, “hòn bi”

+ う(u) >> phát âm là (u) và (ư)

+ え(e) >> phát âm là (ê) giống như cách đọc “ê đê”, “bê tha”

+ お(o) >> phát âm là (ô) giống như cách đọc “ cái xô”, “ô tô”

Link tải bản PDF: Cách viết bảng chữ cái tiếng nhật

Vậy là xong bảng chữ cái Hiragana rồi. Bạn có thấy khó khăn khi tự học không?

Học tiếng Nhật Online FREE với 25 bài Minna no nihongo.

>> Vào học ngay 25 bài MINNA NO do Lệ sensei giảng dạy nhé!

III. [Ngày 2] Học viết – học âm bán đục, âm đục, âm ghép

1. Âm đục

• Âm đục: Thêm dấu 「〃」(gọi là tenten) vào phía trên bên phải các chữ cái hàng KA, SA, TA và HA.• Âm bán đục: Thêm dấu 「○」(gọi là maru) vào phía trên bên phải các chữ cái của hàng HA.

Âm đục tiếng nhật qua hình ảnh
Học
HàngÂm đục và âm bán đụcか、き、く、け、こが、ぎ、ぐ、げ、ごさ、し、す、せ、そざ、じ、ず、ぜ、ぞた、ち、つ、て、とだ、ぢ、づ、で、どは、ひ、ふ、へ、ほば、び、ぶ、べ、ぼぱ、ぴ、ぷ、ぺ、

Nhận ngay full bộ tài liệu tiếng nhật N5 không thể bỏ qua tại Riki.

2. Trường âm

Người ta dùng 5 nguyên âm: あ、い、う、え、お (a, i, ư, ê, ô) trong tiếng Nhật để tạo trường âm. Trường âm là âm kéo dài, khi đọc lên ta sẽ đọc kéo dài gấp đôi âm bình thường. Ví dụ; A thì bằng 1/2 giây. AA thì sẽ đọc nhân đôi thành 1 giây.

+ Hàng あ có trường âm là /aa/: cột a + あ

おかあさん (okaasan): mẹ ( người khác).

+ Hàng い có trường âm là /ii/: cột i + い

おにいさん (oniisan): anh trai ( người khác).

+ Hàng う có trường âm là /uu/: cột u + う

くうき (kuuko): không khí.

+ Hàng え có trường âm là /ee/: cột e + え hoặc /ei/: cột e + い

おねえさん (oneesan: chị gái ( người khác).

せんせい (sensei): thầy, cô giáo.

+ Hàng お có trường âm là /oo/: cột o + お hoặc /ou/: cột o +う

とおか (tooka): ngày mùng 10; 10 ngày.

おとうさん (otousan): bố ( người khác).

3. Âm ghép

Âm ghép được tạo bởi 2 chữ cái ghép lại với nhau. Trong bảng chữ cái của Nhật người ta sử dụng 3 chữ cái ya (や)、yu (ゆ)、yo(よ)ghép vào các chữ cái thuộc cột i ( trừ chữ い ) để tạo thành âm ghép. Chữ ya, yu, yo cần phải viết nhỏ hơn , hoặc bằng 1/2 chữ cái đầu thuộc cột i đứng trước nó.

Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (24 mẫu) - Văn 7

Cách đọc : Không đọc tách biệt 2 chữ cái, mà đọc liền với nhau kết hợp 2 chữ cái thành một âm.

Ví dụ:

きゃ đọc là kya , không đọc là ki ya

ひょ đọc là hyo, không đọc là hi yo

Cần lưu ý: Với các chữ しゃ (sha)、しゅ (shu)、しょ (sho)、ちゃ (cha)、ちゅ (chu)、ちょ (cho)、じゃ (ja)、じゅ (ju)、じょ (jo) khi phát âm sẽ phải bật hơi.

4. Âm ngắt

Âm ngắt là những âm có âm っ- tsu nhỏ nối giữa 2 phụ âm với nhau để tạo một từ có nghĩa. Quy tắc đọc/ phiên âm khi gặp các chữ có âm ngắt là gấp đôi phụ âm ngay đằng sau âm ngắt (chỉ gấp đôi phụ âm ngay sau nó mà không phiên âm っ- tsu).

Ví dụ: ざっし (zasshi): tạp chí

にっぽん(nippon): nhật bản

Một số cách biến âm cơ bản

Dưới đây là một số quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

(1) Từ ghép hay từ lặp: Hàng “ha” (ha hi fu he ho) thành hàng “ba” (ba bi bu be bo) vốn là âm đục của hàng “ha”.

は ひ ふ へ ほ → ば び ぶ べ ぼ

Các bạn có thể thấy là âm đục có cách viết y nguyên chỉ thêm vào dấu nháy ký hiệu.

Ví dụ: 日 hi + 日 hi = 日々 hibi (ngày ngày)

(2) Hàng “ka” thì thành hàng “ga”

か き く け こ → が ぎ ぐ げ ご

Ví dụ: 近頃 chika + koro = chikagoro (dạo này)

(3) Hàng “sa” thành hàng “za”

さ し す せ そ → ざ じ ず ぜ ぞ

Ví dụ: 矢印 ya (mũi tên) + shirushi (dấu) = yajirushi中島 naka + shima = nakajima (tên người)

(4) Hàng “ka” mà được tiếp nối bởi một âm hàng “ka” tiếp thì biến thành âm lặp (tsu nhỏ)

Ví dụ: 国旗 (quốc kỳ) koku + ki = kokki (こっき) chứ không thành kokuki (こくき)

(5) Hàng “ha” mà đi theo sau chữ “tsu” つ thì chữ “tsu” biến thành âm lặp (tsu nhỏ) còn hàng “ha” sẽ thành hàng “pa”

は ひ ふ へ ほ → ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ

Ví dụ: 活発(かつ+はつ)=かっぱつ, (katsu + hatsu = kappatsu) hoạt bát

Hàng “ha” mà đi sau âm lặp (chữ “tsu” nhỏ = “っ”) thì thành hàng “pa”

Ví dụ: つけっぱなし

(6) Hàng “ka” mà đi sau “n” (ん) thì thành hàng “ga”

Ví dụ: 賃金=ちんぎん

(7) Hàng “ha” đi sau “n” (ん) thì thường thành hàng “pa” (phần lớn) hoặc hàng “ba” (ít hơn)

Ví dụ: 根本=こんぽん, kon + hon = kompon (căn bản)

(8) Âm “n” (ん) ở ngay trước hàng “pa” hay hàng “ba” hay hàng “ma” thì phải đọc là “m” thay vì “n”

Ví dụ:

根本=こんぽん kompon

日本橋=にほんばし nihombashi

あんまり ammari

がんばって gambatte

IV. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji

Kanji hay còn gọi là Hán tự có nguồn gốc từ chữ Hàn và 1 phần do người Nhật sáng tạo ra. Những ai đã từng học tiếng Trung rồi thì chắc chắn học đến phần chữ Kanji này sẽ học rất nhanh.

Hướng dẫn học 214 bộ thủ sơ cấp

Chữ Kanji có cấu tạo gồm phần bộ thủ và phần âm. Phần bộ thủ chỉ ý nghĩa của chữ đó còn phần âm thể hiện âm đọc gần đúng với chữ.

Lấy 1 ví dụ đơn giản như này, những chữ chỉ người sẽ có bộ nhân, chỉ nước có bộ thủy, chỉ cây cối có bộ mộc,…

Với những người bắt đầu học bạn sẽ thấy Kanji thật đáng sợ nhưng chắc chắn càng học bạn sẽ càng say mê chữ cái này. Sự thật đấy!

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh | Văn mẫu 11

Cùng học Kanji với giáo viên giỏi nhất của Riki nhé!

Bảng chữ cái Kanji

V. [Ngày 3] Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana qua hình ảnh

Bảng chữ cái tiếng Nhật qua hình ảnh bảng PDF sịn nhất : tại đây

Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana hàng ka qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana hàng sa qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana hàng ta qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana hàng ha qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana hàng ma qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana qua hình ảnh
Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana qua hình ảnh 3

ÂM BÁN ĐỤC

âm bán đục qua hình ảnh

ÂM ĐỤC

Vậy là đã học xong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana rồi. Cùng đón chờ phần tiếp theo về cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về bảng chữ cái Katakana qua bài viết này nhé: BẢNG CHỮ CÁI KATAKANA

VI. Đặc điểm chung của tiếng Nhật

1. Từ Loại: Trong tiếng Nhật có các từ loại như: động từ, tính từ, danh từ, phó từ, liên từ, trợ từ,…..

2. Trật tự từ trong câu: Vị ngữ luôn ở cuối câu. Từ bố nghĩa luôn đứng trước từ được bổ nghĩa.

3. Vị ngữ: Trong tiếng Nhật từ loại có thể trở thành vị ngữ là động từ, tính từ, và danh từ + Hình thức của vị ngữ sẽ biến đổi tùy theo biểu hiện khẳng định, phủ định, hay quá khứ, phi quá khứ, v.v.. Hình thức của vị ngữ không thay đổi ngôi, giống (đực, cái), và số (ít, nhiều).

4. Trợ từ: Trợ từ được dùng sau từ và ở cuối câu. Trợ từ có chức năng biểu thị mối quan hệ giữa các từ hoặc thêm nhiều nét nghĩa cho câu.

5. Glản lược: Trong trường hợp nghĩa của câu đã rõ rằng theo văn cảnh thì chủ tân ngữ thường được lược bỏ.

Học bảng chữ cái thật dễ dàng đúng không? Hi vọng cách học Bảng chữ cái tiếng Nhật của Riki có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chinh phục ngôn ngữ Nhật Bản. Đừng quên chia sẻ bài viết đến cho bạn bè cùng biết nữa nhé!

Bạn cảm thấy nản khi học mãi tiếng Nhật mà vẫn chẳng được chữ nào vào đầu?

Đừng để tiếng Nhật làm khó mình như thế nữa!

Khoá học vỡ lòng hoàn toàn mới với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cố vấn hàng đầu tại Riki sẽ giúp bạn chinh phục mục tiêu N5 một cách hiệu quả nhất. Chi phí rẻ nhất Việt Nam chỉ 19k/buổi, cam kết “phá đảo” N5 chỉ sau 3 tháng.

“Không học thì thôi, đã học thì học cho chất!”

Chúc các bạn học tốt!

Riki Nihongo!

crackthunder.com

fullwarezcracks.com

techiedownloads.com

usecrack.com

imagerocket.net

techbytecode.com

pspdev.org

takwin.info

in-kahoot.com

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button