Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ? – Luật Hoàng Phi

Bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có yếu tố cơ bản nhất đó chính là bảng chữ cái. Bảng chữ cái Tiếng Việt cũng là bước đầu tiên giúp người Việt Nam và người nước ngoài tiếp cận tiếng Việt, đặc biệt là về phần chữ viết. Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?

Tiếng Việt là gì?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều.

– Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số được công nhận tại Cộng hòa Séc.

– Dựa trên từ vựng cơ bản, tiếng Việt được phân loại là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này (nhiều hơn tổng số người nói của tất cả các ngôn ngữ còn lại trong ngữ hệ).

Vì Việt Nam thuộc Vùng văn hoá Đông Á, tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng về từ tiếng Hán, do vậy là ngôn ngữ có it điểm tương đồng nhất với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á.

Lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt

Trước khi trả lời câu hỏi Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ? Cần hiểu được lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt.

– Bảng chữ cái tiếng Việt còn được gọi là chữ Quốc Ngữ, được một giáo sĩ người Pháp tên Alexandre de Rhodes đến Việt Nam truyền giáo và đặt nền móng đầu tiên cho chữ Quốc Ngữ vào thế kỷ 16.

Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm (16 mẫu) - Văn 7

– Thời bấy giờ, chữ Latinh được dùng để phiên âm từ tiếng bản địa với mục đích truyền giáo, bảng chữ Quốc Ngữ vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như chữ Hán và chữ Nôm.

Ban đầu, chữ quốc ngữ được sáng tạo ra để dùng trong các hội giáo. Nhưng sau khi người Việt Nam tiếp nhận được thì dần trở thành chữ của quốc gia và mang vào giáo dục và truyền đạt thông tin.

– Trải qua thêm 3 thế kỷ để cải tiến và chỉnh sửa thì đến thế kỷ 19 chữ Quốc Ngữ đã được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam.

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đưa ra bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn gồm 29 chữ cái, được sử dụng trong việc giảng dạy tại hệ thống trường học trên toàn quốc. 29 chữ cái là con số không quá lớn, giúp học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ được khi mới tiếp xúc với tiếng Việt.

– Các chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt đều có 2 cách viết: Chữ in thường và chữ in hoa.

+ Chữ viết in lớn được gọi là chữ hoa hay chữ in hoa. Ví dụ: A, B, C, D,… + Kiểu viết in nhỏ được gọi là chữ thường hay chữ in thường. Ví dụ: a, b, c, d,…

Các nét viết của chữ in hoa và chữ in thường sẽ có thay đổi tuy nhiên, cách phát âm chữ in hoa và chữ in thường là hoàn toàn giống nhau.

– Bảng chữ cái tiếng Việt thuộc hệ thống chữ cái Latinh nên có nhiều tương đồng với bảng chữ cái tiếng Anh.

Đọc thêm:  Bảng chữ cái hy lạp đầy đủ nhất hiện nay - ReviewEdu

– Tiếng Việt là ngôn ngữ đa thanh điệu bao gồm: Thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng. Mỗi thanh điệu khi kết hợp với các nguyên âm sẽ có cách đọc khác nhau.

Thanh điệu của nguyên âm và phụ âm, Thanh điệu chỉ đi cùng các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi còn các phụ âm không bao giờ mang thanh điệu. Sau đây là một số nguyên tắc khi sử dụng thanh điệu cần lưu ý:

+ Dấu Sắc dùng với 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu là ( ´ ).

+ Dấu Huyền dùng với 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu là ( ` ).

+ Dấu Hỏi dùng với một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng.

+ Dấu Ngã dùng với âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu là ( ~ ).

+ Dấu Nặng dùng với một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu là ( . )

Vậy từ phân tích trên có thể trả lời được câu hỏi Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ? Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái.

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm?

Nội dung trên đã trả lời được câu hỏi Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ? Vậy Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm?

Nguyên âm chính là một trong những thứ không thể thiếu đối với những cách đọc, viết để phân biệt giữa những chữ cái với nhau.

Nguyên âm được định nghĩa chính là cách phát âm, là âm thanh của một chữ cái của một ngôn ngữ được sử dụng bởi việc hoạt động phát âm qua thanh quản mở và nó không bị ảnh hưởng bởi những áp suất đến thanh môn khi phát âm.

Đọc thêm:  Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Thủ thuật

Bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi:

– Có 11 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

– Có 3 nguyên âm đôi như sau: ia – yê – iê, ưa – ươ, ua – uô.

Ngoài những nguyên âm bên trên thì còn còn các phụ âm khác, trong đó gồm những phụ âm ghép gồm 2 chữ cái như sau: ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh và có một phụ âm được ghép cùng với 3 chữ cái là ngh.

Cách phát âm trong tiếng Việt

– Chữ viết tiếng Việt là chữ tượng thanh do đó, giữ việc đọc và viết có sự tương quan. Nếu phát âm chuẩn, bạn hoàn toàn có thể viết được chữ cái mà mình đã nghe. Khi học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt. Bạn không cần phải cố nhớ và hiểu rõ nghĩa của từ cần phát âm. Thay vào đó, hãy tập làm quen dần với ngữ điệu và nhịp điệu.

– Học phát âm theo nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn với độ chính xác cao. Do đó, không nên vội vàng mà cần kết hợp giữa học và luyện tập thường xuyên.

+ Nguyên âm

Nguyên âm chính những dao động của thanh thanh quản để tạo nên âm thanh. Luồng khí được phát ra từ cổ họng sẽ không bị cản trở khi ta đọc nguyên âm đó. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành một tiếng.

+ Phụ âm

Phụ âm trong tiếng Việt là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với thanh quản được đóng hoàn toàn hay một phần.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button