Bảng đơn vị đo khối lượng chi tiết – Cách quy đổi và ghi nhớ

Đơn vị đo khối lượng được tìm ra từ lâu với các ứng dụng trong toán học, vật lý. Thể hiện với số đo phản ánh giá trị khối lượng. Việc xác định khối lượng của vật giúp thực hiện các so sánh về trọng lượng. Có rất nhiều đơn vị đo khối lượng có thể sử dụng trên thực tế. Giữa các đơn vị đó có sự liên hệ và có thể thực hiện các quy đổi. Tùy thuộc vào vật cần xác định khối lượng, mà các đơn vị đo phù hợp được sử dụng. Để ghi nhớ các đơn vị này và mối liên hệ giữa chúng cũng rất đơn giản.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị đo khối lượng được sử dụng phản ánh cân nặng của vật hữu hình. Chính là đơn vị dùng để miêu tả, tính toán, cân ra một vật cụ thể nào đó về giá trị khối lượng. Nhờ vậy mà chúng ta có thể biết rõ trọng lượng, cân nặng của vật đó là bao nhiêu. Các đơn vị đo khác nhau sẽ cho ra giá trị khối lượng khác nhau. Giữa các đơn vị đo khối lượng cũng có mối liên hệ nhất định. Có thể thực hiện quy đổi giá trị từ đơn vị khối lượng này sang đơn vị khác.

Khối lượng của vật cần được xác định. Giá trị này có nhiều ý nghĩa khác nhau trên thực tế. Đơn vị đo khối lượng sẽ làm nhiệm vụ miêu tả cho ta hiểu được điều đó. Trước tiên thì có được khối lượng của vật, ta có thể so sánh vật này nặng hay nhẹ hơn vật kia. Giá trị tương đương với khối lượng đó là bao nhiêu,…

Ví dụ:

Khi xác định khối lượng cho ra kết quả:

– Trọng lượng cân nặng của cơ thể con người là 45kg (kilogam). Như vậy, giá trị khối lượng giúp ta xác định trọng lượng cơ thể là bao nhiêu. Ta dùng đơn vị đo khối lượng là kilogam để miêu ta cân nặng khối lượng cơ thể người.

– Trọng lượng của một tảng đá lớn là 1 tấn. Trong trường hợp này, sử dụng đơn vị tấn phù hợp hơn để phản ánh trọng lượng của hòn đá. Ta dùng đơn vị đo khối lượng là “tấn” để miêu tả trọng lượng của tảng đá đó. Bởi so với cơ thể người, hòn đá nặng hơn rất nhiều. Có mối liên hệ thể hiện giữa tấn và kg. Nên ta hoàn toàn có thể xác định được trọng lượng 1 tấn đó tương đương với bao nhiêu kg.

2. Bảng đơn vị đo khối lượng tiếng Anh là gì?

Bảng đơn vị đo khối lượng tiếng Anh là Table of units for measuring mass.

Đọc thêm:  Tham luận công tác phát triển Đảng viên (6 Mẫu) - Download.vn

3. Bảng đơn vị đo khối lượng:

Bảng đơn vị đo khối lượng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về quy đổi các đơn vị. Từ đó thấy được sự liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Bảng đơn vị đo khối lượng Đơn vị lớn hơn kilogam Kilogam Đơn vị nhỏ hơn kilogam Tấn Tạ Yến Kg hg dag g 1 tấn 1 tạ 1 yến 1 kg 1 hg 1 dag 1 g = 10 tạ = 10 yến = 10 kg = 10 hg = 10 dag = 10 g = 1000 kg = 100 kg = 10000g = 1000 kg = 100 g

Trong đó các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: Tấn – tạ – yến – kg – hg – dag – g. Khi lấy kg là đơn vị chuẩn thường được sử dụng phổ biến. Ta có thể thấy được có các đơn vị lớn hơn kg, có đơn vị nhỏ hơn kg đứng về hai phía của bảng. Theo thứ tự từ trái qua phải, đơn vị đứng trước lớn gấp 10 lần đơn vị đứng sau.

Cách đọc và hiểu các đơn vị đo khối lượng như sau:

Các đơn vị đo khối lượng thông dụng hiện nay thường thấy là Tấn, tạ, yến, kilogam, hectogam, decagam, gam. Cụ thể là:

– Đơn vị đo khối lượng Tấn – Viết là “Tấn” và ghi sau số khối lượng. Ví dụ như khối lượng của vật A là 1 tấn.

– Đơn vị đo khối lượng Tạ – Viết là “Tạ” và ghi sau số khối lượng. Ví dụ như khối lượng của vật A là 10 tạ.

– Đơn vị đo khối lượng Yến – Viết là “Yến” và ghi sau số khối lượng. Ví dụ như khối lượng của vật A là 100 yến.

– Đơn vị đo khối lượng Kilogam – Viết kí hiệu là “kg” và ghi sau số khối lượng. Đơn vị này còn được gọi là “cân” (theo cách gọi của người Việt). Tức 1 kg = 1 cân. Cách gọi thông dụng này được phần lớn người dân sử dụng, ngầm hiểu là kg.

– Đơn vị đo khối lượng Hectogam – Viết kí hiệu là “hg và ghi sau số khối lượng.

– Đơn vị đo khối lượng Decagam – Viết kí hiệu là “dag” và ghi sau số khối lượng.

Hai đơn vị này ít được sử dụng trên thực tế nên không được nhắc đến phổ biến. Tuy nhiên, vẫn mang đến cách tiếp cận và hiểu khi sử dụng để phản ánh khối lượng của vật.

– Đơn vị đo khối lượng Gam – Viết kí hiệu là “g” và ghi sau số khối lượng.

Thông thường, các cân đo khối lượng sử dụng hầu hết các đơn vị đo trên. Và gắn với đặc thù trọng lượng của các nhóm đồ vật, mà một đơn vị đo thường được sử dụng. Như trong hoạt động đi chợ, thường sử dụng đơn vị gam và kg. Khi thu hoạch nông sản có diện tích lớn, thường sử dụng đơn vị tấn, tạ hay yến. Việc sử dụng các đơn vị đó giúp thống nhất trong cách hiểu, cũng như số liệu phản ánh phù hợp hơn.

Đọc thêm:  Mẹo dùng PowerPoint để chuẩn bị bài thuyết trình chuyên nghiệp

Trong đó:

– Tấn, tạ, Yến là các đơn vị đo khối lượng lớn hơn Kg (kilogam). Theo nguyên tắc có thể xác định được mối liên hệ của các đơn vị này với nhau.

– Còn hectogam, decagam, gam là các đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg.

Ngoài ra còn có một số đơn vị tính khối lượng khác như: Pound, ounce, Carat. Trong đó:

– 1 pound = 0.45359237 kilograms = 453.59237 grams

– 1 ounce =0.0283495231 kilograms = 28.3495231 grams

– 1 carat = 0.0002 kilograms = 0.2 grams (Thường được dùng đo trọng lượng của đá quý, kim cương). Đá quý, kim cương có giá trị rất lớn. Cho nên việc định giá không được thực hiện với các khối lượng quá lớn. Đơn vị carat giúp ta thấy được khối lượng được xác định nhỏ, trong khi giá trị là rất lớn. Trong khi một số vật khác, có khối lượng rất lớn nhưng dường như không mang lại quá nhiều giá trị.

4. Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng:

Việc ghi nhớ các đơn vị đo khối lượng có thể xây dựng trên logic toán học. Các quy tắc được thiết lập giúp chúng ta xác định mối liên hệ giữa các đơn vị chính xác hơn. Đồng thời ghi nhớ nhanh chóng và lâu dài với giá trị tương ứng trong quy đổi các đơn vị đo khối lượng.

Nguyên tắc ghi nhớ:

– Trước tiên, cần tiếp xúc với tên gọi của các đơn vị đo khối lượng đang được sử dụng. Để có thể chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng một cách nhanh chóng và chính xác nhất thì các bạn cần nắm các quy tắc như sau:

– Xác định thứ tự của các đơn vị đo khối lượng theo chiều sắp xếp từ lớn đến nhỏ hoặc ngược lại. Ví dụ, các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé là: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g. Theo thứ tự đó, các giá trị liên hệ được thể hiện:

+ Mỗi đơn vị đo sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó.

Ví dụ: 1kg = 10hg, 1 tạ = 10 yến, 1 tấn = 10 tạ = 100 yến =1000kg.

Như vậy, ta cũng quy đổi được giá trị của các đơn vị không liền kề. Ví dụ như 1 tấn = 1000 kg, 1 tạ = 100 kg. Việc làm quen dần với các đơn vị và thực hiện quy đổi sẽ giúp ta nhớ chúng lâu hơn.

Đây là việc thực hiện quy đổi từ các đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn. Nếu thực hiện quy đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn, vẫn đảm bảo nguyên tắc trên ta có:

Đọc thêm:  TP.HCM: Thi hành án thu hồi hơn 17.000 tỉ đồng tiền tham nhũng

+ Đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó. Phải xác định giữa các đơn vị liền kề nhau theo thứ tự từ phải qua trái. Như vậy, ta cũng có thể dựa vào đó để xác định quy đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn không liền kề.

Ví dụ: 1 tạ = 1/10 tấn, 1 yến = 1/10 tạ = 1/100 tấn, 1kg= 1/10 yến.

Như vậy, cách ghi nhớ sẽ là:

+ Khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị đo nhỏ liền kề thì chỉ cần nhân số đó với 10.

Ví dụ: 3kg = bao nhiêu hg? => Lời giải: 3kg = 3×10=30hg

Nếu các đơn vị đo không liền kề, khi làm quen chúng ta cũng xác định được giá trị quy đổi. Theo quy tắc gấp 10 lần đó, ta có thể xác định 1 tấn = 1000 kg.

+ Khi đổi từ đơn vị đo nhỏ sang đơn vị đo lớn liền kề thì chỉ cần chia số đó với 10. Làm tương tự theo cách ngược lại để tìm ra các giá trị tương ứng giữa các đơn vị đo.

Ví dụ: 20 yến = bao nhiêu tạ? => Lời giải: 20 yến = 20/10 =2 tạ

Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng:

– Khi đổi các đơn vị với nhau, phải xác định được các đơn vị liền kề hay cách nhau mấy vị trí. Cần nhớ vị trí sắp xếp thứ tự của chúng để tránh việc bị nhầm lẫn các đơn vị liền kề trước và sau. Đảm bảo viết và xác định đúng thứ tự từ lớn đến bé hay từ bé đến lớn của các đơn vị đo. Khi đó ta mới hiểu đúng về quy luật quy đổi giữa các đơn vị đó.

– Khi đổi đơn vị đó, có thể không thu được kết quả là một số đẹp. Nếu ra kết quả có thừa số quá dài thì có thể viết rút gọn tối thiểu 3 số sau dấu phẩy của thừa số đó. Hoặc thực hiện việc rút gọn đến chữ số thập phân thứ mấy trong yêu cầu của đề bài.

– Nên dùng máy tính để dễ dàng chuyển đổi chính xác và tránh sai số. Bên cạnh việc chắc chắn xác định đúng mối liên hệ giữa các đơn vị đo đó.

Nếu muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo khối lượng này, trước hết bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Hiểu được quy luật giữa mối liên hệ của các đơn vị đo và sử dụng trong các bài tập quy đổi thành thục. Từ đó sẽ giúp cho các kiến thức này được ghi nhớ lâu và chính xác. Việc quy đổi các đơn vị đó hay so sánh giữa các khối lượng khác nhau rất phổ biến trong thực tế. Do đó, mỗi người cần tiếp thu tốt các kiến thức này để ứng dụng trong các hoàn cạnh cụ thể.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button