1. Mẫu báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Hội nông dân:
HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAMBCH HND…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc——o0o——- Số: ….-BC/HND …ngày ….tháng…năm 20…
BÁO CÁO Kiểm điểm của Ban Chấp hành Hội Nông dân… Khóa…Nhiệm kỳ …-…
Thực hiện…, ngày… của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ … – … và … ngày….. của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh… lần thứ VIII, nhiệm kỳ … – …;
Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và kế hoạch số 190-KH/HNDTW của BCH TW HNDVN. Căn cứ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội của BCH TW HNDVN. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã có … ngày … Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ … – … và Ban Tổ chức, các Tiểu ban phục vụ Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ … – …
Qua 5 năm thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân, những kết quả đạt được cũng như các mặt hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân … lần thứ VII gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân … khóa VII; BCH Hội Nông dân tỉnh khóa VII báo cáo kiểm điểm quá trình lãnh đạo, điều hành hoạt động Hội như sau:
I. TÌNH HÌNH BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN… KHÓA … NHIỆM KỲ …-…
1. Tình hình Ban Chấp hành.
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ ….- … đã bầu Ban Chấp hành gồm…đồng chí, đảm bảo số lượng và cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ vào BCH theo đúng đề án nhân sự đã thông qua Đại hội.
Trong quá trình hoạt động, Ban Chấp hành có sự thay đổi, biến động về nhân sự có … đồng chí thôi giữ nhiệm vụ ủy viên Ban Chấp hành do chuyển công tác khác, nghỉ hưu, nghỉ chế độ… và BCH đã kịp thời bẩu bổ sung …; Hiện BCH còn … đồng chí (khuyết … đồng chí).
2. Tình hình Ban Thường vụ.
Đại hội bầu Ban Thường vụ gồm … đồng chí, gồm Chủ tịch và … Phó chủ tịch, đảm bảo số lượng và cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ trong nhiệm kỳ có 3 đồng chí thường vụ được luân chuyển công tác, nghỉ hưu và nghỉ chế độ. Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa VII, đã được sự đồng ý của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, … BCH đã bầu bổ sung 03 đồng chí vào BCH, BTV gồm 01 đồng chí Chủ tịch, 1 phó Chủ tịch và 1 UV.BTV đảm bảo số lượng BTV … đồng chí.
II. KIỂM ĐIỂM SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA BAN CHẤP HÀNH
1. Ưu điểm.
Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và quy chế làm việc của Ban Chấp hành. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành 12 phiên họp thường kỳ, đột xuất để kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành. Bảo đảm thời gian duy trì các đợt sinh hoạt định kỳ, đúng nội dung mà Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và quy chế đã qui định; trong sinh hoạt luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết phát huy dân chủ, thống nhất trí tuệ của BCH; đề ra các chuyên đề; Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, vận động cán bộ hội viên nông dân phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VII đề ra.
Việc tổ chức Hội nghị BCH và ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương trình hành động của Ban Chấp hành có tiến bộ và khoa học hơn; vừa đề cao trách nhiệm của bộ phận tham mưu vừa phát huy trí tuệ tập thể. Những vấn đề có ý kiến khác nhau được thảo luận, bàn bạc dân chủ và quyết định theo đa số, tạo sự thống nhất cao trong tập thể Ban Chấp hành Tỉnh Hội.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa VII Ban Chấp hành đã cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đã thu hút đông đảo nông dân tham gia thực hiện gắn với việc tổ chức 3 phong trào thi đua của Hội cả bề rộng và chiều sâu; thông qua việc đẩy mạnh hoạt động từ các chương trình, dự án… đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên nông dân đã hình thành nên các hoạt động sinh hoạt, tập hợp nông dân có hiệu quả, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi tổ Hội.
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH, BTV, Thường trực Trung ương Hội NDVN và đã tích cực tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên một cách có hiệu quả; phối hợp đề xuất UBND tỉnh có cơ chế chính sách triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, nông dân; đặc biệt triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và xây dựng Nông thôn mới.
Các đồng chí UV Ban Chấp hành hầu hết là đảng viên cho nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn chú trọng thực hiện việc “học tập ̣và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; có ý thức rèn luyện, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; có lối sống giản dị, lành mạnh, gần gũi nông dân; gương mẫu cùng với gia đình thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều đồng chí thường xuyên chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức cho đội ngũ, cán bộ, hội viên nông dân tại địa phương, đơn vị mình phụ trách.
2. Hạn chế, khuyết điểm.
Hoạt động của Ban Chấp hành tuy có nhiều đổi mới và đạt được những thành tích nổi bật song vẫn còn một số mặt hạn chế, tồn tại như sau:
Do điều kiện công tác một số ủy viên Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ bị khuyết có lúc bổ sung chưa kịp thời. Một số ủy viên Ban Chấp hành tham gia sinh hoạt chưa thường xuyên; mặt khác việc thực hiện qui chế của Ban Chấp hành có lúc có nơi chưa đầy đủ, thiếu nghiêm túc; công tác chỉ đạo điều hành có lúc còn chạy theo sự vụ, thiếu tập trung.
Công tác chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động Hội chưa đều, nhất là tổ chức Hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; chậm sơ tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình để nhân ra diện rộng.
Công tác phối hợp và mối quan hệ trong công việc thực hiện nhiệm vụ đôi lúc chưa nhịp nhàng, đồng bộ. Việc cụ thể hóa một số chủ trương, chính sách của đảng, Pháp luật của nhà nước, của Trung ương Hội vào các hoạt động của Hội còn hạn chế, kết quả đạt thấp; nhất là trong vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi chưa mạnh mẽ và rộng khắp, mô hình kinh tế điển hình của nông dân còn ít. Công tác tập hợp nông dân, phát triển hội viên có nơi còn hình thức, công tác quản lý hội viên chưa chặt chẽ…
III. VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN THƯỜNG VỤ.
1. Ưu điểm.
Thực hiện theo điều lệ và chương trình công tác toàn khoá, trong nhiệm kỳ, Ban Thường vụ đã tập trung trí tuệ tập thể, phát huy dân chủ, đoàn kết lãnh đạo, chỉ đạo; tham mưu cho Ban Chấp hành cụ thể hóa Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Hội thành các chương trình hành động phù hợp với từng giai đoạn công tác, giúp BCH điều hành mọi hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân đạt được những kết quả thiết thực, ngày càng khẳng định vai trò vị trí của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị của Đảng.
Các đồng chí ủy viên Thường vụ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tranh thủ sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Hội và quan hệ tốt các Ban chuyên môn của Trung ương Hội triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tạo được sự phát triển của Hội, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách; phong cách làm việc có đổi mới, coi trọng hơn việc phát huy dân chủ, tôn trọng tập thể, bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cơ sở, của nông dân và tạo điều kiện để nông dân tham gia các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, hội viên, nông dân ngày càng tốt hơn, như triển khai thực hiện các chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, tham mưu cho Tỉnh ủy, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cùng tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…
BTV đã vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tế để chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Với sự đoàn kết thống nhất và những nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong nhiệm kỳ qua đã đạt được những kết quả nổi bật sau đây:
– Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng… gắn với việc thực hiện ‘’Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ‘’, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết của Hội, của địa phương đến đông đảo cán bộ, hội viên nông dân bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể, từng bước làm cho hội viên nông dân thấy được các thành tựu của đất nước, của địa phương và sự đúng đắn của các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông qua nhiều kênh thông tin của Hội đã tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến hội viên nông dân như thông qua hội thi: “ Nhà nông đua tài”, Liên hoan văn nghệ, thể thao nông dân…, thông qua các tổ nhóm, câu lạc bộ và bản tin và Website Hội của Hội đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền đến cán bộ, hội viên nông dân.
– BTV đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 36 NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện kết luận 61 của Ban Bí thư về thực hiện đề án của đảng đoàn Hội NDVN; Tham mưu UBND tỉnh định kỳ sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, và Kế hoạch 5554 của UBND tỉnh về việc tạo điều kiện cho các cấp Hội Nông dân trực tiếp tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
-Thực hiện Quyết định 217 và quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ qua Hội đã phối hợp với UBMTTQ VN tỉnh tổ chức giám sát một số chủ trương chính sách theo đúng quy định của hoạt động giám sát phản biện.
2. Hạn chế, khuyết điểm.
Chế độ sinh hoạt và Hoạt động của Ban Thường vụ Hội đôi lúc có nội dung chưa rõ ràng còn nhầm lẫn giữa công việc của cơ quan Hội nông dân tỉnh và tổ chức Hội; tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân có lúc có việc chưa đi vào chiều sâu. Công tác vận động Quỹ của Hội còn hạn chế; việc quản lý cho vay, thu nợ quỹ vẫn còn một số cấp Hội chưa được quan tâm, một bộ phận nông dân vay vốn ý thức còn hạn chế chưa chấp hành việc trả nợ khi đến hạn.
IV. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân của ưu điểm.
Ngay sau Đại hội, trên cơ sở Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và Nghị quyết Đại hội, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã sớm thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban Chấp hành và Chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Hội Nông dân … khóa VII, nhiệm kỳ … – … cụ thể hóa kế hoạch hàng năm.
Quy chế làm việc đã được kế thừa có chọn lọc, phát triển quy chế làm việc của các khoá trước, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ kiểm điểm, tự phê bình và phê bình được chấp hành nghiêm túc, phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và các Ban chuyên môn; Trong quy chế đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phụ trách, theo dõi các lĩnh vực hoạt động, phụ trách địa bàn và chỉ đạo Ban Kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm. Thực hiện tốt các chế độ sinh hoạt định kỳ, đột xuất của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
Thực hiện tốt các chế độ sinh hoạt định kỳ, đột xuất của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình hoạt động trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội VII đề ra; Với sự đoàn kết thống nhất và những nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong nhiệm kỳ qua đã vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tế để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.
Lực lượng cán bộ Hội các cấp thường xuyên được bổ sung, kiện toàn. Phần lớn cán bộ hội các cấp được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị từng bước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới.
Nhìn chung trong nghiệm kỳ qua Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội và hội viên nông dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đã đề ra, góp phần quan trọng vào thành tích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.
Một số đồng chí ủy viên chưa xác định vị trí, vai trò của mình đối với hoạt động của Ban Chấp hành do đó chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong tham gia sinh hoạt, đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức Hội Nông dân. Mặt khác một số đồng chí do quá nhiều công việc nên đã hạn chế thời gian tham gia.
Tổ chức bộ máy của Hội một số nơi vẫn chưa thật sự ổn định, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ nhất là nghiệp vụ công tác nông vận còn hạn chế, đã có ảnh hưởng đến chỉ đạo điều hành công việc.
Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện để Hội Nông dân hoạt động theo tinh thần Chỉ thị 59 của Bộ Chính trị (khóa III), Quyết định 17/TTg của Thủ tướng Chính phủ nên việc bố trí cán bộ, kinh phí chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội hiện nay.
Trên đây là những kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ VII, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh xin nghiêm túc kiểm điểm trước Đại hội ./.
Nơi nhận:
T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
2. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Hội nông dân là gì?
Mẫu báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Hội nông dân là một loại báo cáo được lập ra để đánh giá hoạt động của Ban Chấp hành Hội nông dân trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này thường được lập sau một nhiệm kỳ hoặc một đợt hoạt động đặc biệt của Ban Chấp hành Hội nông dân.
Mục đích của báo cáo kiểm điểm này là để đánh giá sự hoạt động của Ban Chấp hành Hội nông dân và xác định những mặt có thể cải thiện, những điểm mạnh và điểm yếu của Ban Chấp hành. Báo cáo cũng có thể đưa ra những khuyến nghị để cải thiện hoạt động của Ban Chấp hành Hội nông dân trong tương lai.