Báo cáo thực hiện đề án Tăng cường Tiếng Việt (2 mẫu)

Báo cáo thực hiện Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số gồm 2 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để viết báo cáo dễ dàng hơn.

Sau khi thực hiện đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số” các trường sẽ phải làm báo cáo nhằm tổng kết lại quá trình thực hiện, để nộp lên phòng GD&ĐT. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo mẫu báo cáo dưới đây, để có thêm kinh nghiệm hoàn thành báo cáo của mình:

Báo cáo thực hiện đề án Tăng cường Tiếng Việt – Mẫu 1

PHÒNG GD&ĐT……..TRƯỜNG MN…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…… tháng….. nă…….

BÁO CÁOTình hình triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn………… định hướng đến 2025 trên địa bàn xã…….

Thực hiện kế hoạch số……………….. của phòng Giaó dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

Trường……….. báo cáo Tình hình triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn……..” định hướng đến 2025 trên địa bàn xã…….. như sau.

I. Công tác triển khai thực hiện Đề án

1. Tình hình ban hành kế hoạch, văn bản, chính sách địa phương

Kế hoạch của UBND xã …….. về việc kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn……., định hướng đến 2025”, trên địa bàn xã……..

2. Công tác truyền thông

Nhà trường thường xuyên tuyên truyền phổ biến về mục đích ý nghĩa, sự cần thiết của Đề án đến cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số qua các buổi họp hội đồng sư phạm, họp công đoàn, chuyên môn họp phụ huynh học sinh đầu năm, giữa năm, cuối năm học, bảng tuyên truyền của nhà trường, loa phóng thanh của các xóm, trên Website, qua giờ đón trẻ, trả trẻ, mọi lúc, mọi nơi.

3. Việc tăng cường học liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt

Có đầy đủ tài liệu tăng cường tiếng Việt của Bộ GD&ĐT cho trẻ, giáo viên các nhóm, lớp tự làm đồ dùng, đồ chơi, vẽ tranh… cho học sinh, sử dụng các từ ngữ gần gũi với cuộc sống đời thường mà trẻ dân tộc thiểu số được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ dễ nhớ và hứng thú trong học tập.

Nhà trường đã thường xuyên bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đã cũ không đảm bảo an toàn, không còn giá trị sử dụng, không đủ tiêu chuẩn trong phục vụ giảng dạy, các hoạt động vui chơi; cung cấp đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho điểm trường lẻ.

Hằng năm nhà trường thống kê, kiểm tra danh mục các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo thông tư 02 của BGD&ĐT và có kế hoạch bổ sung kịp thời.

Các nhóm lớp luôn tạo không gian môi trường tiếng Việt trong lớp học như tranh ảnh, đồ chơi, vật liệu; tổ chức các hoạt động vui chơi, giao tiếp thực hành tiếng Việt thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày.

4. Công tác nâng cao năng lực đội ngũ

100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với trẻ em vùng dân tộc thiểu số, phù hợp với chương trình giáo dục mầm non bồi dưỡng thường xuyên qua các buổi họp hội đồng sư phạm, chuyên môn, tự bồi dưỡng.

5. Công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế

Nhà trường huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ góp phần tăng cường tiếng Việt cho trẻ em nguời dân tộc thiểu số.

II. Kết quả đạt được/so sánh với mục tiêu của Đề án/Kế hoạch đặt ra

Trường……… có 82,4 % trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ, 88,1 % trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em dân tộc thiểu số 5 tuổi địa bàn xã được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi.

III. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

– Kinh phí chi cho thực hiện Đề án còn chưa được nhiều.

– Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học còn ít nên khi thực hiện hoạt động giáo viên còn phải tự làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

– Đời sống nhân dân trên địa bàn còn khó khăn nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế do đó việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại hơn cho chuyên đề cũng còn gặp nhiều khó khăn.

IV. Giải pháp

– Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo có nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất.

– Tích cực kiểm tra, đôn đốc, giáo viên để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện môi trường tiếng việt cho trẻ.

– Tạo điều kiện cho giáo viên đi tập huấn về xây dựng môi trường tiếng việt cho trẻ.

III. Đề xuất, kiến nghị

– Cấp phát thêm tài liệu về hướng dẫn tăng cường tiếng việt cho trẻ cho nhà trường.

– Tham mưu với cấp trên hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học.

– Cấp phát trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

Trên đây là báo cáo Tình hình triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn ……” định hướng đến 2025 trên địa bàn xã …….

Nơi nhận:

-Phòng GDĐT (B/cáo);

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Báo cáo thực hiện đề án Tăng cường Tiếng Việt – Mẫu 2

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN…….TRƯỜNG…….

Số: /BC-TCTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày …… tháng…… năm……

BÁO CÁOTÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN……….

Căn cứ Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ……… về việc tổng kết 05 năm thực hiện Đề án Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn…….

Căn cứ Quyết định…….. của UBND huyện ………. về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện …… giai đoạn……., định hướng đến năm…….

Thực hiện kế hoạch số………………. V/v tổng kết 5 năm thực hiện đề án tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học giai đoạn……..

Căn cứ vào tình hình dạy và học tại đơn vị, trường ………… báo cáo kết quả thực hiện Đề án Tăng cường Viếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu vùng dân tộc thiểu số giai đoạn ………., cụ thể như sau:

Đọc thêm:  3 Bài văn Tả con chim đang bắt sâu, Văn mẫu lớp 5

A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN……………..

I. Thông tin chung

* Quy mô trường lớp:

Phòng học kiên cố: …. phòng

Phòng học bán kiên cố: … phòng

Phòng học tạm: ….phòng.

* Tỷ lệ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp cụ thể như sau:

Khối lớpNăm học20.. – 20..Năm học20. – 20Năm học20. – 20.Năm học20. – 20.LớpHSLớpHSLớpHSLớpHSKhối 1Khối 2Khối 3Khối 4Khối 5Tổng cộng

* Tình hình đội ngũ nhà giáo, cáo bộ quản lý:

– Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên là: ….đồng chí. Trong đó:

+ Cán bộ quản lý : … đồng chí.

+ Giáo viên: …. đồng chí.

* Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu.

Việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi luôn được nhà trường luôn trú trọng . Hàng năm nhà trường chỉ đạo các tổ khối, giáo viên tự làm đồ dùng dạy học tối thiểu 1 sản phẩm/học kỳ. Nhà trường chủ động mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học nhằm tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đạt hiệu quả cao.

II. Kết quả triển khai, thực hiện Đề án so sánh với mục tiêu của Đề án/kế hoạch đặt ra

1 Công tác truyền thông

Tổng số CBQL, giáo viên tham gia công tác truyền thông là ….. đồng chí

Trong đó:

+ CBQL: …. đồng chí

+ Giáo viên: …. đồng chí

– Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án tăng cường Tiếng Việt của các cấp chính quyền địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, CBQL giáo dục, GV, các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.

– Tổ chức trò chơi: Tổ chức xem phim, tiểu phẩm với các tình huống phù hợp với thực tế; tổ chức phương pháp đóng vai trong phân môn kể chuyện.

– Luyện nói thông qua phần trả lời các câu hỏi của bài dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh qua kể chuyện hoặc sử dụng đồ dùng trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống của các em.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trong giảng giải kết hợp tiếng DTTS và tiếng Việt để trẻ hiểu tiếng Việt hơn.

– Tuyên truyền qua các buổi họp giao ban xã, họp chi bộ, họp phụ huynh

– Triển khai các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm để cho các bậc cha, mẹ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.

– Tuyên truyền để củng cố và tăng cường kết quả huy động trẻ DTTS đến trường và học 2 buổi/ngày để trẻ có thời gian, cơ hội được tăng cường Tiếng Việt.

– Tỷ lệ huy động học sinh người dân tộc thiểu số đến trường đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

2. Tăng cường học liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt.

– Bổ sung, thay thế, trang cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học Tiếng Việt phù hợp cho các lớp, điểm trường.

– Phát động và duy trì phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các tổ khối, các lớp. Khuyến khích các bậc phụ huynh và cộng đồng dân cư nơi có trẻ người dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng để bổ sung, tăng cường cho các khối lớp.

– Thực hiện việc rà soát, sắp xếp đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo đúng quy định cho các điểm bản nhằm tạo điều kiện cho các em có môi trường học tập tốt, an toàn, phù hợp.

– Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh dân tộc thiểu số. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các phần mềm, tiện ích, các tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt.

– Nhà trường vận động phụ huynh đóng góp ngày công cùng tham gia làm đồ đồ chơi tự tạo cùng với giáo viên.

– Các điển bản vận động phối, kết hợp với phụ huynh làm đồ chơi tự tạo như đồ chơi ngoài trời.

Kết quả làm được 4 đu dây bằng lốp ô tô; 3 cầu bập bênh bằng gỗ…

– Hỗ trợ tạo môi trường tăng cường tiếng Việt trong và ngoài trời. Trường không có nguồn để hỗ trợ giáo viên để làm đồ dùng, đồ chơi.

Nhà trường đã huy động được nguồn xã hội hóa từ phụ huynh học sinh mua sách báo, truyện xây dựng thư viện xanh cho các em.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ công tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV tại đơn vị là 1 lớp. Có ….. CBQL và giáo viên tham gia tập huấn.

Nội dung tập huấn, hội thảo: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV dạy học sinh là người DTTS.

Số CBQL, GV có chứng chỉ tiếng người dân tộ thiểu số…… đ/c (chứng chỉ tiếng dân tộc HMông).

Tổ chức các hội thi giao lưu: Hàng năm nhà trường tổ chức chương trình giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp trong nhà trường và có sự tham gia của phụ huynh học sinh.

4. Bố trí, sắp xếp hợp lí đội ngũ giáo viên, sử dụng cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ:

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã họp Ban giám Hiệu lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình dạy các lớp đầu cấp đặc biệt là lớp 1. Việc sử dụng cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ nhà trường chưa thực hiện được vì không có kinh phí.

5. Xây dựng mô hình điểm:

Nhà trường đã lựa chọn các lớp 4 trung tâm làm mô hình điểm.

Đánh giá cụ thể kết quả tạo môi trường Tiếng Việt của nhà trường tại các lớp được chọn làm mô hình điểm: Đa số lớp được trường chọn làm mô hình điểm đều giao tiếp Tiếng Việt tốt, giáo viên chủ nhiệm lớp đã chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với học sinh của lớp mình qua đó chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt.

6. Thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên, trẻ mầm non, học sinh tiểu học và kết quả học sinh tiểu học được học theo các tài liệu tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số:

Chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách có liên quan cho giáo viên, trẻ mầm non, học sinh tiểu (nếu có).

7. Tăng cường công tác xã hội hóa và hợp tác hóa quốc tế: Không có

8. Thực hiện chuyên đề Tăng cường nghe nói cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số:

9. Kinh phí thực hiện: (Cả giai đoạn ……)

Trong giao đoạn …… nhà trường đã vận động được phụ huynh đóng góp tiền để mua báo, truyện để thêm vào “Thư viện xanh” của nhà trường với tổng số tiền là …….. Huy động phụ huynh đóng góp ngày công cùng với giáo viên làm đồ chơi ngoài trời: 4 đu dây bằng lốp ôtô, bập bênh bằng gỗ, bàn bằng lốp ôtô để học sinh đọc truyện với tổng ngày công là …. ngày =………..đ

Đọc thêm:  Em hiểu gì nhận định: "Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa

Tổng kinh phí huy động thực hiện: (Cả giai đoạn …….) là: ……………

10. Công tác quản lý, chỉ đạo:

Nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới toàn thể CBQL, GV trong toàn trường cụ thể:

Quyết định …….. của UBND huyện ……. về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Mường Nhé giai đoạn ….., định hướng đến năm …;

Kế hoạch số……. của Phòng GD&ĐT huyện ……… về việc thực hiện Đề án tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện …….

Nhà trường đã chỉ đạo tất cả giáo viên chủ nhiệm các lớp xây dựng kế hoạch dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số của lớp mình theo từng ngày, tuần cụ thể chi tiết.

Hàng năm phòng Giáo dục tiến hành công tác kiểm tra, giám sát 4 lần, BGH nhà trường lên kế hoạch kiểm tra, giám sát 3 lần/năm học.

Qua thời gian chỉ đạo và thực hiện dạy học tăng cường Tiếng Việt cho HSDTTS ở đơn vị trường cho thấy: Trường………………. có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số ngôn ngũ Tiếng Việt còn nhiều hạn chế nên việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè cũng như để giáo viên truyền đạt kiến thức cho các em cũng gặp rất nhiều nhó khăn, từ khi triển khai đề án cường Tiếng Việt chất lượng học sinh tăng dần qua các năm, số lượng học sinh chưa đạt về kiến thức kỹ năng giảm. Chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh được nâng lên rõ rệt. Thể hiện rõ qua các tiết dự giờ, các Hội Thi như thi viết chữ đẹp, thi giao lưư Tiếng Việt của chúng em…). Đặc biệt là khả năng giao tiếp của các em trở lên mạnh dạn, tự tin hơn.

Mặt khác, giờ dạy Tiếng Việt của giáo viên cũng gần gũi, sinh động và hấp dẫn hơn với học sinh, giúp các em tiếp nhận kiến thức mới nhẹ nhàng hơn.

III. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

1. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

– Việc dạy Tiếng Việt cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện giáo viên còn thiếu, đời sống nhân dân còn nghèo nàn cho nên việc thực hiện công tác dạy tăng cường Tiếng Việt chưa cao.

– Học sinh là người dân tộc thiểu số giữa giáo viên và học sinh bất đồng ngôn ngữ nên gặp khó khăn trong việc dạy và học.

– Một số phụ huynh học sinh hạn chế về Tiếng Việt nên việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn gặp nhiều khó khăn .

– Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến các cháu trong việc học tập của con em mình.

– Cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, chưa đồng bộ.

– Nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế, không có kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động tăng cường Tiếng Việt cho học sinh.

2. Nguyên nhân

Môi trường giao tiếp Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế vì ở gia đình và cộng đồng nơi các em sinh sống phần đa chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc ít sử dụng Tiếng Việt nên ảnh hưởng không nhỏ đến ngôn ngữ Tiếng Việt của các em.

Thói quen sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của học.

Tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho giáo viên dạy tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học còn hạn chế.

IV. giải pháp

Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường xây dựng kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh cho sinh dân tộc thiểu số phù hợp thực tế của nhà trường.

Triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn về năng lực ở mỗi lớp, nhất là đối với lớp 1.

Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Việt.

Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo hỗ trợ nguồn kinh phí để trang bị thiết bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho giáo viên và học sinh.

Tích cực kiểm tra, đôn đốc, giáo viên để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện dạy Tiếng Việt cho học sinh.

B. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TCTV CHO TRẺ EM MẦM NON VÀ HỌC SINH TỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN II ……….

I. Mục tiêu:

– Tập trung tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; đồng thời, tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của kinh tế xã hội tại địa phương.

– Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động tối đa các nguồn lực trong nhà, gia đình, xã hội cùng tham gia.

II. Công tác quản lý, chỉ đạo

– Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp, đặc biệt là lớp thực hiện điểm về chuyên đề.

– Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong ngoài lớp, sân chơi, góc thiên nhiên… mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho cô và trẻ theo Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Xây dựng kế hoạch và tăng cường công tác kiểm tra việc dạy tiếng Việt cho học sinh

– Tuyên truyền tác dụng của việc tổ chức dạy Tiếng Việt cho học sinh người DTTS để chính quyền địa phương và đông đảo phụ huynh hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình, trong vấn đề tạo dựng cảnh quan môi trường trong lớp đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn đối học sinh.

– Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp, có gắn các từ Tiếng Việt nhằm tạo điều kiện cho học sinh hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ được nhiều hơn. – Cần xây dựng các cây từ vựng Tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh của mỗi lớp

– Cán bộ, giáo viên , nhân viên cần làm tốt công tác dân vận, hết sức nỗi lực, trong công tác tham mưu, tuyên truyền,

Đọc thêm:  Dàn ý Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc - Bài mẫu 2 - Toploigiai

III. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện TCTV cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS:

– Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS;

– Chủ động phối hợp và làm nòng cốt tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho con em đến trường và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS;

2. Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục:

– Huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học và thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa trường lớp;

– Tổ chức sưu tầm, tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người DTTS; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt cho các em người dân tộc thiểu số;

– Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường;

– Cung cấp các tài liệu sử dụng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS: Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh;

– Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt;

– Xây dựng và triển khai các mô hình về tăng cường tiếng Việt tại đơn vị phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền để cán bộ quản lý, giáo viên thăm quan, học tập, triển khai nhân rộng mô hình.

3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cộng tác viên, cán bộ quản lý:

– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy học sinh người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh người DTTS;

– Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy học sinh người DTTS, khuyến khích tự bồi dưỡng, tự học tập tiếng DTTS để phục vụ yêu cầu công việc;

– Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, công tác viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS theo quy định;

– Bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS, cộng đồng vùng đồng bào DTTS để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

4. Tổ chức dạy, học tiếng Việt tăng cường:

– Khảo sát thực trạng, thống kê số học sinh người DTTS, xác định số học sinh người DTTS cần chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị;

– Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp và thực hiện tốt chương trình làm quen với tiếng Việt của học sinh chuẩn bị vào lớp 1;

– Tăng cường tiếng Việt cho học sinh người DTTS cho học sinh theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi học tập, các trò chơi dân gian, xây dựng thư viện thân thiện, câu lạc bộ học sinh nói tiếng Việt, góc ngôn ngữ tiếng Việt, tổ chức các chương trình giao lưu bằng tiếng Việt.

5. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục:

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh người DTTS;

– Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, kỹ thuật trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS,

IV. Dự kiến như cầu cần được đầu tư cho các hoạt động TCTV cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

Kinh phí để thực hiện từ ngân sách cấp nguồn chi thường xuyên cho đơn vị và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác từ cộng đồng, nhà tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức quốc tế.

C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

1. Chế độ chính sách

– Để thực hiện thành công công tác dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây là việc làm không phải một sớm, một chiều mà là cả một quá trình rèn luyện gian nan, vất vả của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh. Hiện nay việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viện và học sinh còn hạn chế. Vì vậy, để tăng thêm động lực trong công tác bồi dưỡng học sinh vùng khó nhà trường rất mong nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT trong việc chỉ đạo, quan tâm, đề xuất các chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

– Đề nghị phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên cốt cán được tham gia học tập, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài huyện. Đồng thời quan tâm chỉ đạo bằng nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể phù hợp với từng vùng miền, để tạo điều kiện cho giáo viên và CBQL được học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo hiệu quả, phương tiện, đồ dùng dạy học (nhất là viêc ƯDCNTT).

Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán huyện làm công tác hỗ trợ về chuyên môn cho giáo viên.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu

Cấp phát thêm tài liệu về hướng dẫn tăng cường tiếng việt cho trẻ cho nhà trường.

Tham mưu với cấp trên hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học.

Cấp phát trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

3. Đề xuất khác: Không

Trên đây là toàn bộ báo cáo về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trường……………….. Rất mong được sự và chia sẻ kinh nghiệm của các cấp quản lý.

Nơi nhận:

– Phòng GD-ĐT Mường Nhé;- Lưu: NT.

HIỆU TRƯỞNG

……………………..

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button