Bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính cho nhiệm vụ biên phòng như
Trải qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng Bộ đội biên phòng ngày một lớn mạnh, trưởng thành, phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Với những nhiệm vụ và trọng trách to lớn, Bộ đội Biên phòng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền, biên giới quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại. Để quản lý thống nhất các hoạt động Biên phòng một cách hiệu quả, Chính phủ đã xem xét và đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các nội dung liên quan đến biên phòng và tạo điều kiện để phát triển một cách lớn mạnh.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung về bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính cho nhiệm vụ biên phòng theo Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 (Sau đây được gọi là Luật Biên phòng năm 2020).
Bảo đảm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Theo đó, Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Nhà nước có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên cư dân ở khu vực biên giới.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tiếng dân tộc và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, người có tài năng được ưu tiên, khuyến khích phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng.
Bảo đảm nguồn lực tài chính
Biên phòng là một trong những lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Việc thực thi nhiệm vụ của các lực lượng trong lĩnh vực này chủ yếu được tiến hành ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế, đời sống vật chất, tinh thần còn thiếu thốn, nhiều nơi vẫn còn là vùng “rừng sâu nước độc”, “sơn lam chướng khí”, lại luôn phải đối mặt với các loại đối tượng nguy hiểm và các tình huống khẩn cấp. Vì vậy, bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng luôn được Nhà nước quan tâm và có các quy định phù hợp.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Biên phòng năm 2020 quy định như sau:
“1. Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu và cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lý củ cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đó.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được hưởng chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động do Chính phủ quy định.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!