Hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp dễ thực hiện – Ebh.vn

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp có thể chủ động tính toán mức tiền nhận được sau một quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Vậy bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào? Hướng dẫn chi tiết sẽ được eBH chia sẻ ngay sau đây.

cach-tinh-tien-bao-hiem-that-nghiep

Hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

1. Công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động được nhận hàng tháng là:

Mức hưởng BHTN = Mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước thất nghiệp x 60%

Trong đó:

+) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

+) Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Như vậy để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng BHTN của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

Đọc thêm:  Hải Bánh là ai? Tiểu sử và những sự thật về ông trùm giang hồ vừa

1.1 Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính như sau:

Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng

​Như vậy, quy tắc tính số tháng hưởng BHTN sẽ là:

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng

Số tháng hưởng BHTN

Dưới 12 tháng

Không được hưởng

Từ 12 đến 36 tháng

Được hưởng 3 tháng BHTN

Trên 36 tháng

Tính theo công thức:

“Thời gian đóng BHTN chưa hưởng”/12

(Số tháng làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng)

Ví dụ:

1. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 60 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 60/12 = 5 (tháng)

2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 59 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 59/12 = 4,9 => làm tròn xuống = 4 (tháng)

3. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 15 tháng => vì 12 < 15 <36 => Số tháng hưởng BHTN = 3 (tháng)

1.2 Cách xác định mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp

Để xác định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng và thuận tiện nhất. eBH sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu quá trình tham gia và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trên ứng dụng VssID như sau:

Tra cứu tiền lương đóng BHTN trên ứng dụng VssID

Hướng dẫn tra cứu tiền lương đóng BHTN trên ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID trên điện thoại

Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia” (1)

Bước 3: Bạn chọn “BHTN” (2)

Bước 4: Chọn “Đơn vị” làm việc (trong 6 tháng liền kề trước thất nghiệp) và nhấn vào biểu tượng “xem chi tiết” (3) tương ứng.

Bước 5: Xem kết quả “tiền lương đóng BHTN” (4)

Như vậy là bạn đã có thể biết được mức lương đóng BHTN tại các đơn vị làm việc và thời gian tham gia bảo hiểm với cách tra cứu trên.

Đọc thêm:  Hõm Venus ở nữ là gì? 5 Cách phối đồ tôn dáng quyến rũ - FADO

Hiện nay, để hỗ trợ người lao động tra cứu BHTN được dễ dàng và thuận tiện trong trường hợp bạn không có ứng dụng VssID bạn có thể tham khảo các cách khác tại bài viết “4 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp” – https://ebh.vn/bao-hiem-that-nghiep/tra-cuu-bao-hiem-that-nghiep

2. 02 cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo các quy đinh tại điều 50, Luật việc làm 2013 và điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về cách tính tiền BHTN của người lao động sẽ cần xác định được yếu tố sau:

  1. Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

  2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = Tổng thời gian đóng BHTN – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

  3. Chế độ tiền lương: Doanh nghiệp Nhà nước/ Doanh nghiệp tư nhân

– Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2022 mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 (Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP)

– Đối với doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng I

Ví dụ: Người lao động A

– Làm việc tại 1 công ty tư nhân tại Hà Nội

– Trong 6 tháng gần nhất tiền lương tháng đóng BHTN hàng tháng là 5,008,000 VNĐ

– Tổng thời gian đóng BHTN là 3 năm 1 tháng và A chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp trước đây.

=> Tính số tiền bảo hiểm thất nghiệp + số tháng hưởng mà người lao động A được nhận?

2.1 Cách tính BHTN theo cách thông thường

Diễn giải cách tính chi tiết

(1) Bình quân tiền lương đóng BHTN trong 6 tháng = 5,008,000 (VNĐ)

(2) Lương tối thiểu vùng tại Hà Nội thuộc Vùng I = 4,680,000 (VNĐ)

(3) Mức lương tháng được đóng BHTN tối đa = 20 * (2) = 93,600,000 (VNĐ)

(4) Mức lương tháng áp dụng tính BHTN (Không vượt quá mức lương tháng đóng BHTN tối đa (3) ) = 5,008,000 (VNĐ)

(5) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa = 5 * (2) = 23,400,000 (VNĐ)

Đọc thêm:  Cáp giới con gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ Cáp giới

(6) Thời gian đóng BHTN chưa hưởng: 3 năm 1 tháng = 37 (Tháng)

(7) Chế độ lương Doanh nghiệp tư nhân

(8) Mức trợ cấp hàng tháng theo mức lương áp dụng = 0.6 x Mức lương tháng áp dụng tính BHTN (4) = 3,004,800 (VNĐ)

Kết quả tính mức hướng BHTN của người lao động A:

Mức hưởng BHTN hàng tháng thực nhận (Không vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa (5) ) = 3,004,800 (VNĐ)

Số tháng hưởng BHTN = 37/12 = 3,08 => làm tròn xuống = 3 (Tháng)

2.2 Cách tính hưởng BHTN Joboko online

Với cách này sẽ thực hiện việc tính BHTN trực tuyến thông qua tiện ích tính bảo hiểm thất nghiệp Joboko. Theo đó đối với trường hợp của lao động A như trên sẽ được tính như sau:

Công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Joboko

Công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Joboko

Các bước thực hiện như sau:

Căn cứ theo các thông tin lao động A cung cấp:

(1) Lương đóng BHTN không thay đổi trong vòng 6 tháng.

(2) Tiền lương đóng BHTN = 5.008.000 đồng.

(3) Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 37 tháng.

(4) chọn Vùng I do A làm việc tại Hà Nội.

(5) Doanh nghiệp tư nhân.

(6) Chọn “tính bảo hiểm”

(7) Nhận kết quả tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm:

Mức hưởng BHTN hàng tháng = 3.004.800 đồng và số tháng hưởng là 3 tháng.

Như vậy, với 2 cách tính BHTN đã thực hiện một cách tính thông thường và một cách sử dụng công cụ tiện ích trực tuyến hưởng bảo hiểm thất nghiệp Joboko đã cho ra cùng một kết quả.

Trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp kèm hướng dẫn chi tiết. Sau khi đã biết được mức hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động đủ điều kiện hưởng có thể thực hiện thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm BHTN gần nhất.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button