Bệnh đặc hữu là gì? Nếu Covid-19 là bệnh đặc hữu, F0 sẽ thế nào?

1. Bệnh đặc hữu là gì? F0 sẽ thế nào nếu Covid-19 thành bệnh đặc hữu?

Bộ Y tế cho biết, bệnh lưu hành, tiếng Anh là “endemic diseases”, hay một số chuyên gia còn gọi là “bệnh đặc hữu” là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.

Bệnh lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như: Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Tại Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc với tính chất của bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Theo đó, người mắc Covid-19 sẽ phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế theo quy định. Đồng thời, được ngân sách Nhà nước thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19).

Đọc thêm:  Tiểu sử Thành Cát Tư Hãn: Vị vua bất khả chiến bại của đế chế

Nếu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu thì những người nhiễm Covid-19 (F0) sẽ không phải cách ly, thậm chí được đi làm việc như những bệnh thông thường trong trường hợp sức khỏe đảm bảo.

Tuy nhiên, lúc này người bệnh cũng sẽ không được ngân sách Nhà nước thanh toán chi phí khám, chữa bệnh nữa. Trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh Covid-19 sẽ do bảo hiểm y tế hoặc người bệnh tự chi trả.

Nếu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, F0 phải tự chi trả phí điều trị (Ảnh minh họa)

2. Vì sao chưa thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu

Theo thông tin từ tienphong.vn, về đề xuất coi bệnh Covid-19 là bệnh đặc hữu, Bộ Y tế đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận định đối với bệnh Covid-19 tại Việt Nam, cụ thể:

Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh lưu hành.

Tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỷ lệ mắc cao trước đo và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ từ vong hàng đầu trước đây.

Đọc thêm:  Thay đổi kích thước ảnh trên điện thoại bằng Photo Editor

Vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron, kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ. Do đó tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Theo đó Bộ Y tế khẳng định, trong thời gian này Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch bệnh cũng như cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành vào thời điểm thích hợp.

3. Hiện nay người mắc Covid-19 tại Việt Nam cách ly, điều trị như thế nào?

Quy định về cách ly người mắc Covid-19

Theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022, người mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng, không có dấu hiệu viêm phổi/thiếu ô xy, không mắc bệnh nền hoặc có nhưng đang được điều trị ổn định có đủ điều kiện có thể tự cách ly, điều trị tại nhà.

Trong đó, Quyết định 250/QĐ-BYT quy định F0 sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:

– Cách ly, điều trị đủ 07 ngày: Có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc F0 tự thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế hoặc thông qua các phương tiện từ xa.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 7: Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của

– Sau 07 ngày vẫn dương tính với vi rút SARS-CoV-2: Tiếp tục cách ly đủ 10 ngày nếu đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 ngày nếu chưa tiêm đủ liều vắc xin.

Như vậy, F0 sẽ phải cách ly tại nhà tối thiểu 07 ngày đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu sau thời gian 07 ngày vẫn còn dương tính thì phải cách ly thêm 03 ngày (đủ 10 ngày với người tiêm đủ liều vắc xin) hoặc 07 ngày nữa (cho đủ 14 ngày với người chưa tiêm đủ liều vắc xin).

Về chi phí khám, điều trị Covid-19

Người mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ, tự điều trị tại nhà khi khai báo cho y tế địa phương có thể được khám và cấp phát thuốc miễn phí.

Trường hợp bệnh nặng phải điều trị tại các Cơ sở thu dung, bệnh viện, việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người mắc Covid-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19) sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế (căn cứ Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/8/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Trên đây là giải đáp thắc mắc về: Bệnh đặc hữu là gì? Nếu Covid-19 là bệnh đặc hữu, F0 sẽ thế nào? Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan đến phòng, chống Covid-19, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button