Lắt léo chữ nghĩa: “Bịt” chứ không phải là “bịch” – Thanh Niên

Cestão là “giỏ”; cista magna là giỏ to. Tự vị Annam Latinh của Pierre Pigneaux de Bé haine (Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, NXB Trẻ 1999) giảng bịch là “đồ đựng hoa trái bằng mây hay tre”. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của giảng là “đồ đựng lúa gạo, đương (đan – AC) bằng tre, cỏ”. Việt Nam tự điển của Khai trí Tiến đức giảng là “một thứ bồ to đựng thóc”. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng là “thứ bồ to để đựng thóc”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng là “bồ đựng thóc”.

Nhưng đến Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức thì bịch lại có thêm cái nghĩa thứ hai, được cho là phương ngữ: “gói to đựng nguyên chục, nguyên lố, nguyên tá” với hai thí dụ: bịch thuốc, bịch vải. Rồi theo cái đà đó, ta thấy xuất hiện những câu như:

– Bịch 24 chiếc Bánh tươi Richy KARO (26g/chiếc) – Shopee (Quảng cáo trên mạng);

– 24 bịch sữa tươi Dutch Lady 180ml giá tốt tại Bách Hóa Xanh (Quảng cáo trên mạng);

– Lạp xưởng tươi Cai Lậy 75 ngàn 1 bịch nửa ký (Quảng cáo trên mạng);

– Sữa tiệt trùng sô cô la – Bịch 220ml – Vinamilk eShop (Quảng cáo trên mạng);

– Sữa bịch Dutch Lady (Quảng cáo trên mạng);

V. v. và v. v…

Rồi Từ điển tiếng Việt 2020 của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên chính thức ghi nhận bịch là tiếng địa phương có nghĩa là “túi, bao có đựng đồ ở trong (nghĩa 2)”. Đây là cái nghĩa thứ hai trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, được cho là thuộc về phương ngữ. Phương ngữ này chính là tiếng Nam bộ dùng để chỉ “gói to đựng nguyên chục, nguyên lố, nguyên tá”, như đã giảng. Từ “bịch” đang xét tương ứng với từ tút của tiếng Bắc bộ, mà Từ điển tiếng Việt 2020 giảng là “[do tiếng Pháp cartouche] gói đóng sẵn gồm một số lượng nhất định [thường là mười] bao thuốc lá cùng loại”.

Đọc thêm:  Lợi ích và tác hại của máy tính bằng tiếng Anh (Gợi ý & 10 Mẫu)

Việt Nam tự điển giảng rất sát. Có điều là chính tả của nó lại không hợp lý vì lẽ ra đó phải là bịt. Bịt thuộc dạng “đóng gói, phong kín” cho nên nó liên quan về nghĩa với động từ bịt, là “làm cho chỗ hở trở nên kín”. Ở đây ta chỉ có sự chuyển loại từ động từ bịt sang danh từ bịt chứ không phải sự mở rộng nghĩa từ bịch [đựng] thóc sang *bịch kẹo, *bịch đường, *bịch sữa, v. v… Sự chuyển loại của bịt cũng giống như sự chuyển loại của phong từ động từ trong phong kín, niêm phong thành danh từ trong phong bì, phong pháo, phong thư. Hoặc như gói và bao từ động từ sang danh từ.

Chúng tôi nói như thế là vì bịch trong bịch thóc khác hẳn bịt trong bịt kẹo, chẳng hạn. Bịch trong bịch thóc là một thứ bồ hở miệng, có thể có nắp đậy chứ bịt kẹo thì “kín miệng”, nghĩa là được khâu hoặc dán kín, nếu muốn lấy vật đựng bên trong ra thì phải cắt hoặc xé miệng của cái bịt thì mới lấy ra được. Những “bịch bánh tươi Richy”, “bịch sữa tươi Dutch Lady”, “bịch lạp xưởng tươi Cai Lậy”, “bịch sữa tiệt trùng sô cô la” (trong những dẫn chứng trên) thì không “hở miệng” như bịch đựng thóc mà đều bị dán hoặc khâu kín. Đây vốn là một từ của phương ngữ Nam bộ. Người Nam bộ đã đánh đồng vần IT với vần ICH thành [ic:] trong khi mà lẽ ra nó phải được đọc thành [it:]. Chính vì thế nên đây không thể là “bịch” mà là bịt, bị người Nam bộ đọc thành [bic:6] nên mới viết sai thành “bịch” rồi thiên hạ cứ theo thế mà viết. Nhưng, với chúng tôi, thì đó phải là BỊT.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button