Mẫu biên bản kết thúc niêm yết và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
Niêm yết là việc dán giấy để thông báo chính thức, công khai cho công chúng biết về một vấn đề nào đó. Thông qua đó công khai hóa những văn bản, cáo thị nhằm mục đích thông tin, phổ biến, quảng cáo, vận động quần chúng hưởng ứng thi hành nội dung văn bản, cáo thị đó. Sau khi quá trình niêm yết xảy ra, việc kết thúc niêm yết được tiến hành. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền ban hành ra mẫu biên bản kết thúc niêm yết. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về biểu mẫu này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết mẫu biên bản kết thúc niêm yết.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Biên bản kết thúc niêm yết là gì?
Ngày nay, việc niêm yết là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó giúp cho người dân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát những hoạt động của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước ngoài ra còn tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện ý chí của mình đối với các quyết định của cơ quan nhà nước từ đó bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình. Mẫu biên bản kết thúc niêm yết được sử dụng để thông báo công khai với dân chúng về việc chấm dứt niêm yết.
Sau quá trình niêm yết, việc lập mẫu biên bản kết thúc niêm yết được sử dụng phổ biến. Mẫu biên bản ghi chép kết thúc niêm yết là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kết thúc niêm yết. Mẫu nêu rõ nội dung của việc kết thúc niêm yết, thành phần tham dự, thông tin cơ bản của các bên,…
2. Mẫu biên bản kết thúc niêm yết:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KẾT THÚC NIÊM YẾT
Căn cứ Thông báo số ……/TB-HĐBT ngày…tháng….năm… của……về việc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án ……
Hôm nay, vào lúc…giờ…phút…ngày…tháng…năm.., tại UBND xã (phường, thị trấn): ……., chúng tôi tiến hành lập Biên bản kết thúc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án: ……….
I . Thành phần tham dự:
1. UBND xã (phường, thị trấn) ………..
– Ông (bà) ………..chức vụ ……..
– Ông (bà) ……… chức vụ ……..
2. Cơ quan, tổ chức lập phương án bồi thường:
– Ông (bà) ………. chức vụ ………
– Ông (bà) ………. chức vụ ………
3. Đại diện của những hộ gia đình có đất bị thu hồi.
– Ông (bà) ……… chức vụ ……….
– Ông (bà) ……… chức vụ ……..
II. Nội dung: Thống nhất lập Biên bản kết thúc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án …….. để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Biên bản kết thúc lúc …….giờ …. phút ……. ngày ….. tháng …. năm .. và được đọc lại cho các thành phần tham dự cùng nghe và thống nhất ký tên.
UBND XÃ (phường, thị trấn) …..
(Ký tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC LẬP PHƯƠNG ÁN
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒI ĐẤT
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn, lưu ý soạn thảo mẫu biên bản kết thúc niêm yết:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kết thúc niêm yết.
+ Căn cứ pháp lý của việc lập biên bản.
+ Thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Họ tên đầy đủ và chức vụ của các thành phần tham dự.
+ Họ tên đầy đủ và chức vụ của người đại diện của những hộ gia đình có đất bị thu hồi.
+ Nội dung biên bản kết thúc niêm yết công khai.
– Phần cuối biên bản:
+ Ghi cụ thể thời gian kết thúc biên bản và đọc lại cho các thành phần tham dự cùng nghe.
+ Ký và ghi rõ họ tên của UBND xã.
+ Ký và ghi rõ họ tên của cơ quan, tổ chức lập phương án.
+ Ký và ghi rõ họ tên đại diện những người bị thu hồi đất.
4. Hình thức niêm yết công khai thủ tục hành chính:
Thông tư quy định, niêm yết công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 63/2010/ NĐ-CP quy định về cách thức niêm yết thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất như sau:
” Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về thủ tục hành chính và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các hình thức khác.”
5. Niêm yết chứng khoán:
Khái niệm
Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Cụ thể, đây là quá trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.
Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc niêm yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán.
Phân loại niêm yết chứng khoán
+ Niêm yết lần đầu
Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết.
+ Niêm yết bổ sung
Quá trình chấp thuận của SGDCK cho một công ty niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn, hay sát nhập, chi trả cổ tức…
+ Thay đổi niêm yết
Phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình.
+ Niêm yết lại
Cho phép niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã hủy bỏ vì các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
+ Niêm yết cửa sau
Trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sát nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
+ Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nước hoặc nước ngoài.
Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán được phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại chưa hoặc không được niêm yết.
Mục tiêu của việc niêm yết
– Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng.
– Nhằm mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch.
– Cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về các tổ chức phát hành.
– Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán.
Lợi ích
– Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
– Gia tăng uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất – kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức… Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản xuất – kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…
– Tạo tính hấp dẫn cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.
– Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.
Bất lợi
– Chi phí niêm yết khá tốn kém: để chứng khoán có thể niêm yết được, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như hội họp, thuê tư vấn, kiểm toán, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quảng cáo…
– Áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh: tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên TTCK và những người đứng đầu doanh nghiệp hiển nhiên sẽ chịu áp lực lớn nhất.
– Quyền kiểm soát có thể bị đe dọa: khi niêm yết, việc giao dịch chứng khoán khiến cơ cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý doanh nghiệp và có thể đe dọa đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn.
– Chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin và các ràng buộc khác: khi niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải công bố ra bên ngoài các thông tin như số lượng chứng khoán do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thông tin về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định hướng, chiến lược phát triển… điều này đòi hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt khác, chính việc công bố này đôi khi cũng bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh tranh nắm được thông tin.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!