Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ mới và chi tiết nhất
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, Việc thờ cúng liệt sĩ cũng được nhà nước và pháp luật rất quan tâm để thể hiện sự biết ơ đối với những người có công với cách mạng. Bằng cách đề ra các chính sách ưu đãi và hỗ trợ. Trong một số trường hợp không tiếp tục thờ cúng Liệt sĩ được thì cần làm gì? Và người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ có được hưởng hỗ trợ về vấn đề này hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ là gì?
Theo khoản 4, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định: “Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có con hoặc không còn con thì là người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con thì một người đại diện được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất uỷ quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. Người đại diện hoàn toàn do gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ tự quyết định, có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu…. của liệt sĩ. Vì vậy, việc xác định người đại diện là do gia đình liệt sĩ họp, thống nhất, nếu chưa có sự thống nhất thì chưa có cơ sở giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ là mẫu biên bản với các nội dung và thông tin ghi chép lại quá trình ủy quyền thờ cúng liệt sĩ giữa các bên ủy quyền và bên được ủy quyền
2. Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ để làm gì?
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”
Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ là mẫu biên bản để ghi chép lại thông tin về ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thống nhất uỷ quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. Người đại diện hoàn toàn do gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ tự quyết định, có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu…. của liệt sĩ
3. Mẫu biên bản ủy quyền thờ cúng liệt sĩ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …
Chúng tôi gồm có:
1. Bên ủy quyền: Gồm các ông (bà) có tên sau đây:
TT
Họ và tên
Nơi cư trú
CMND/Hộ chiếu
Mối quan hệ với người có công
Số
Ngày cấp
Nơi cấp
1
2
…
2. Bên được ủy quyền:
Họ và tên: …………………………………………………………………………………..
Sinh ngày …… tháng …… năm ……………….. Nam/Nữ: ………………….……………
Trú quán: …………………………………………………………………………………..
CMND/Hộ chiếu số: ……………… Ngày cấp: …….……Nơi cấp: …………………….
3. Nội dung ủy quyền (*):
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Xác nhận của UBND xã (phường)
…..
Bên ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
Bên được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ và tên)
Ghi chú:
(*) Ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ: ủy quyền thờ cúng liệt sĩ, ủy quyền nhận trợ cấp một lần đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945…
Trường hợp ủy quyền nhận trợ cấp hàng tháng thì phải ghi rõ thời hạn ủy quyền từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … nhưng không quá thời hạn quy định tại Điều 42 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH.
4. Một số quy định của pháp luật về ủy quyền thờ cúng liệt sĩ
4.1. Thủ tục ủy quyền thờ cúng liệt sĩ
Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định:
Tại Điều 7. Thủ tục hồ sơ gồm:
– Cá nhân có trách nhiệm:
+ Viết bản khai về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm biên bản ủy quyền;
+ Gửi bản khai kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 6 của Nghị định này đến các cơ quan sau để công nhận:
– Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương quản lý;
– Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng – thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương quản lý;
– Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Công an nhân dân.
Như vậy, muốn được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng Cá nhân có trách nhiệm viết bản khai về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm biên bản ủy quyền; Gửi bản khai kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 6 của Nghị định này đến các cơ quan sau để công nhận:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!