Biện pháp tu từ trong bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Trước khi vào liệt kê các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, chúng ta cùng điểm lại một số nội dung về bài thơ này nhé:

Một số nội dung cần ghi nhớ:

* Tác giả, tác phẩm.

Bạn đang xem: Biện pháp tu từ trong bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương

– Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Việt Nam giải phóng Miền nam thời kì chống Mĩ.

– Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi công trình lăng vừa hoàn thành…

* Bố cục: Ba phần

– Phần 1: Khổ thơ đầu- Cảnh bên ngoài lăng.

– Phần 2: Khổ 2- Cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác.

– Phần 3: Khổ 3 – Cảnh bên trong lăng

– Phần 4: Khổ thơ cuối- ứơc nguyện của nhà thơ.

Có thể tham khảo nội dung: Soạn bài Viếng lăng Bác để ghi nhớ nội dung bài trước nha!

Biện pháp tu từ trong bài thơ Viếng Lăng Bác

1. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh bên ngoài lăng.

Biện pháp tu từ trong khổ 1 bài Viếng Lăng Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

=> Cách xưng hô thân mật, gần gũi; từ địa phương; nói giảm, nói tránh

Đọc thêm:  Truyện Kiều - Nguyễn Du - Download.vn

– Giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác.

– Câu thơ mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thương.

– Xưng hô con lời xưng hô thân mật, gần gũi, cảm động. Tác giả coi mình là con xa cách lâu ngày mới được gặp lại người cha già của dân tộc.

– Câu thơ dùng từ thăm ngụ ý nói giảm đi. Bác như còn sống mãi với nhân dân Việt Nam .

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

=> Thán từ, thành ngữ, ẩn dụ

– Hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm.

-> Liên tưởng hàng tre xanh xanh đến sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

– Đã từ lâu hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho làng quê, cho con người dân tộc Việt Nam.

-> Nhà thơ xúc động trước cảnh hàng tre đứng thẳng hàng trong sương sớm, pha lẫn tâm trạng náo nức xếp hàng chờ mong vào thăm làng Bác.

Văn mẫu liên quan: Cảm nhận của em về hai khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác

2. Cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.

Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài Viếng Lăng Bác

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…

=>Ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

– Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên.

Đọc thêm:  Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của

– Ở câu thơ thứ hai mặt trời là hình ảnh ẩn dụ sự vĩ đại của Bác như mặt trời chiếu sáng cho con đường giải phóng dân tộc, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam. Lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

=>Ẩn dụ, điệp từ

– Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.

– Bốn câu thơ xen lẫn tả thực và ẩn dụ, nhịp điệu chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ đã thể hiện rõ những xúc động và suy tưởng sâu lắng của nhà thơ.

3. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng.

Biện pháp tu từ trong khổ 3 bài Viếng Lăng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

=> Ẩn dụ, nói giảm nói tránh

– Ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian được tác giả miêu tả chính xác, tinh tế, một khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh nơi Bác nằm nghỉ.

– Liên tưởng đến vầng trăng.

– Hình ảnh vầng trăng gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của bác. Hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thực, vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với bác.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đọc thêm:  Kể lại một trận thi đấu thể thao (62 mẫu) - Tập làm văn lớp 3

=>Ẩn dụ “trời xanh”, động từ “nhói”

– Tuy lí trí đã nhận thức Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã đi xa.

Xem thêm: Cảm nhận 2 khổ giữa bài viếng lăng Bác

4. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng.

Biện pháp tu từ trong khổ 4 bài Viếng Lăng Bác

Khổ cuối chính là ước muốn giản dị bé nhỏ, thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ không muốn rời xa Bác…

Mai về Miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

=> Điệp từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: thể hiện mong ước thiết tha và sự lưu luyến, bịn dịn, thương tiếc không nguôi và biết ơn Bác.

Đừng quên tham khảo bài văn mẫu Ước nguyện của Viễn Phương qua khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác để hiểu thêm về cảm xúc của tác giả em nhé!

Trên đây là nội dung chi tiết các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp được, mong rằng nội dung này sẽ giúp các em phân tích và hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button