Bình giảng đoạn 2 bài Nói với con của Y Phương. | Văn mẫu lớp 9

Dàn ý

I. Mở bài

– Giới thiệu một vài nét về Y Phương và bài thơ Nói với con.

– Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích.

II. Thân bài

Truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm hi vọng vào con

a. Truyền thống quê hương

– “Người đồng mình”- những người sống chung trên một miền quê, cùng một dân tộc, “thương lắm”- sự gắn bó yêu thương, đùm bọc

– Người đồng mình có chí khí mạnh mẽ

+ Nỗi buồn được cụ thể hóa bằng chiều cao, chí được đo bằng độ xa => người đọc có thể cảm nhận nỗi buồn chồng chất trong cuộc sống của họ

⇒ Cuộc sống vẫn nhiều buồn lo cực nhọc nhưng tâm càng sáng chí càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng

– Người đồng mình thủy chung tình nghĩa

+ “Sống”- khẳng định tâm thế bản lĩnh kiên cường, bất chấp khó khăn gian khổ

⇒ Mặc dù cuộc sống quê hương khó khăn vất vả nhưng họ “không chê”, học vẫn thủy chung với quê hương, gắn bó với quê hương để tạo dựng cuộc sống.

– Lối sống phóng khoáng đầy nghị lực

+ So sánh “như sống như suối” : sức sống mãnh liệt, đầy ắp nghĩa tình

+ Dù “lên thác xuống ghềnh” nhưng người đồng mình vẫn không lo cực nhọc, vẫn đầy sự yêu mến tự hào về quê hương

=> Bằng những điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể, kết hợp với biện pháp ẩn dụ, lời tâm tình của người cha đã góp phần khẳng định người miền núi tuy vất vả nhưng họ vẫn sống mạnh mẽ, gắn bó với quê hương.

Đọc thêm:  Viết một bài văn nói lên vẻ đẹp của loài cỏ

– Người đồng mình giàu lòng tự trọng

+ “Người đồng mình thô sơ da thịt”- họ có thể thô ráp, nói không hay, làm không khéo, làn da mái tóc dãi dầu mưa nắng nhưng phẩm chất bên trong không hề nhỏ bé, tầm thường

– Người đồng mình khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp

+ Người đồng mình tự lực tự cường, tự xây dựng quê hương bằng bàn tay khối óc

+ Họ xây dựng quê hương, đưa quê hương có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu

⇒ Người cha gợi cho con niềm tự hào và khát vọng xây dựng quê hương, kế tục truyền thống đáng tự hào của dân tộc

b. Điều cha mong muốn ở con

– Cha nhắc con “lên đường” là khi con trưởng thành, dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước

⇒ Qua đó cha thể hiện tình yêu con

⇒ Đó còn là lời của cha anh đi trước nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải vững tin vào cuộc đời để xây dựng quê hương giàu đẹp

III. Kết bài

– Khẳng định những giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ:

+ Thể thơ tự do, nhịp điệu vui tươi, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

Đọc thêm:  Kể câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói

+ Cha đưa con về với cội nguồn sinh dưỡng nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời.

– Đoạn thơ với nội dung sâu lắng đã góp phần làm nên thành công của toàn bài.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button