Bình giảng khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận – SoanBai123

Đề bài: Bình giảng khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiểu

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Yêu cầu Bình giảng khổ thơ làm nổi rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của cảnh hoàng hôn trên sông đang dâng đầy nỗi nhớ quê hương trong lòng tác giả. Cảnh hoàng hôn đẹp nhưng buồn, vá lòng thi nhân cũng buồn da diết, lắng sâu. Hình ảnh âm điệu, giọng điệu thơ trang trọng cổ kính như Đường thi, nhưng cái tứ trong câu cuối thì thật mới mẻ, độc đáo và đầy sáng tạo.

Bài làm “Thơ mới” xuất hiện như một dàn đồng ca đa sầu, đa cảm nhưng “ảo não” nhất là hồn thơ Huy Cận. Bình vẻ thơ của con người này, Xuân Diệu viết: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tỉnh, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sộng, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?”

Đọc thêm:  Thuyết minh Hoàng Lê nhất thống chí (3 mẫu) - Văn 9 - Download.vn

Chẳng cần tới tập “Lửa thiêng”, chỉ riêng bài thơ “Tràng giang” cũng đủ làm nên hồn thơ “ảo não” – Huy Cận. Và đây là khổ thơ sâu lắng, tha thiết nhất trong trường buồn “Tràng giang”:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cảnh nhớ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nếu như trong ba khổ thơ đầu, tám trạng buồn – “nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên” (Huy Cận) của thi nhân dàn trải theo cái mênh mông, vô định của sông nước, thì tới khổ thơ cuối, tâm trạng ấy dã được mở lên chiều cao, lan tỏa trong không gỉan hoàng hôn của bụổi chiều tàn:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

“Thiên nhiên, tạo vật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ, lạ lùng”, đó là lời tự bạch của tác giả vẻ hai câu thơ này. Thật vậy, không gì vui và rạo rực bằng lúc bình minh, nhưng cũng không gì buồn tan tác bằng buổi ngày tàn, khi “bóng chiều sa”. Nhưng chính lúc ấy, trong thơ Huy Cận, nơi “Tràng giang” lại rạng lên vẻ đẹp tráng lệ với “lớp lớp’” những tầng mây hợp thành “núi mây” khổng lồ được những vạt nắng chiếu rọi thành “núi bạc”. Đó là cảnh thực, song cũng là một hình ảnh nghệ thuật đẹp tuyệt diệu. Viết được hình tượng “núi bạc”, thi nhân phải có một sự cảm nhận vẻ đẹp rất tinh tế, và đó phải là một hồn thơ yêu quê hương, đất nước đằm thắm. Hình ảnh “núi bạc” ấy sinh động hơn, hùng vĩ hơn qua động từ “đùn” Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng nở ra trên trời cao, ánh chiều trước khỉ vụt tắt rạng lên vẻ đẹp” (Huy Cận). Nhà thơ tâm sự: Ông học được chữ “đùn” trong bài dịch thơ của Đỗ Phủ:

Đọc thêm:  Đề đọc hiểu Giết con sư tử ở Nê mê chi tiết có đáp án

“Lưng trời sóng gọn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Ta thấy trong suốt hành trình “Tràng giang”, hình ảnh thi nhân cô đơn trong từng cánh vật đổi thay nhưng cùng chung dáng vẻ: trôi nổi, mông lung, lạc loài, vô định: một cành củi khổ bập bềnh trôi trên sóng (Củi một cành khô lạc mấy dòng), một đám bèo xanh trôi nối trên sông “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”… Và tới khổ thơ cuối hình ảnh thi nhân, nỗi buồn của thi nhân lại thấp thoáng ấn hiện trong một hình ảnh cô đơn, lạc loài nữa, một hình ảnh rất tội nghiệp. Đó là một cánh chim nhỏ nhoi, cánh chim đang chở nặng bóng chiều, nghiêng cánh cố bay về nơi chân trời xa vắng.

Trong thơ ca cố điển cũng như hiện đại, chỉ riêng việc khắc họa hình ảnh một cánh chim lẻ loi đi gợi lên một cái gì đó cô đơn, tội nghiệp, gợi lên cái buồn vắng, trống trải trong tâm hồn, huống chi trong thơ Huy Cận, đó lại là một cánh chim ‘nghiêng cánh nhỏ” và đang chở nặng “bóng chiều sa” cứ xa mờ đối lập lại hình ảnh “núi bạc” hùng vĩ trong trời nước bao la. Sự tương phản ấy khiến cảnh Tràng giang đã mênh mông, xa vắng lại càng mêng mông hơn, và Tràng giang đã buồn lại càng buồn hơn. Hãy nghe thềm lời tự bình cùa tác giả:

Đọc thêm:  Kịch bản ngày 22/12 cho trường Mầm non, Tiểu học, THCS

“Cánh chim bay liệng tuy gợi lên một chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng mông lung quá và nỗi buồn đến đây càng thêm da diết trong nhớ thương. Nó không đóng khung trong cảnh sông nước ở trước mặt mà mò ra tít chân trời của miền quê xa”.

Hình ảnh cánh chim bay liệng trong buổi hoàng hôn là hình ảnh ướt lệ, tượng trưng trong thơ ca cổ điển. Không gian ấy, cánh chim ấy đã từng là nơi bao thi nhân xưa thả những tâm tình tha thiết, thấm thía vào đó. Và có lẽ đó sẽ còn là nơi để thi nhân muôn đời gửi gắm những nỗi niềm sâu kín.

Trong dòng suy nghĩ ấy, một lần nữa, cánh chim lẻ loi, cô đơn, lạc đàn “nghiêng cánh nhỏ” trong “Tràng giang” lại gợi cho ta nhớ tới tâm tuởng, nỗi buồn bơ vơ, trống trải của một người lữ thứ xa quê đang cô đơn thả những mánh hồn theo “cánh chim mỏi” cố bay về nơi chân trời xa vắng để tìm một điểm dừng chân:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

(Bà Huyện Thanh Quan)

Thảo luận cho bài: Bình giảng khổ thơ cuối bài thơ tràng giang của Huy Cận

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button