Đề đọc hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Đọc Tài Liệu

Những đề tài về công lí, về đạo làm người luôn là những đề tài được thầy, cô giáo lựa chọn để ra đề trong các kì thi, bài kiếm tra. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ ca ngợi những người trung thực ngay thẳng, khẳng định niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà cũng là một dạng đề hay được thầy, cô lựa chọn. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản này, cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số đề đọc hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé. Và còn rất nhiều những nội dung học tập, kiến thức bổ ích được Đọc tài liệu sưu tầm và biên tập trong chương trình Ngữ văn 12 giúp các em ôn tập, cùng đồng hành với các em qua các kì thi quan trọng.

Đọc hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đề đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.

Đọc thêm:  Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn (31 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói:

– Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ.

Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói:

– Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết.

Nói rồi phất áo đi.

(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục – 2006, tr.56)

Câu 1: Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Tác giả? Thể loại?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?

Câu 3: Ngô Tử Văn đã được Nguyễn Dữ giới thiệu như thế nào? Nét tính cách nào được tác giả nhấn mạnh ở nhân vật?

Đọc thêm:  Bình giảng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê

Câu 4: Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn?

Câu 5: Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền? Chi tiết Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời thể hiện điều gì?

Câu 6: Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn?

Đáp án đề đọc hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Câu 1: Văn bản được trích từ tác phẩm: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ

– Thể loại truyện là: truyền kì

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản là: tự sự

Câu 3: Ngô Tử Văn đã được Nguyễn Dữ giới thiệu là:

– Tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang => rất cụ thể, tăng độ tin cậy.

– Tính cách nào được tác giả nhấn mạnh ở nhân vật là: khảng khái, nóng nảy, cương trực, thấy tà gian là không chịu được

=> Cách giới thiệu truyền thống, gieo vào lòng người những ấn tượng tốt đẹp về nhân vật. Là sự dẫn dắt, gợi mở cho tất cả những hành động đằng sau của Tử Văn.

Câu 4: Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn :

– Lòng dũng cảm, cương trực của con người vì dân vì nước.

– Tinh thần dân tộc bất khuất: tiêu diệt hồn của tên tướng giặc, lúc sống hại dân ta mà lúc chết cũng hại dân ta ; bảo vệ người có công với đất nước: Thổ công từng giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.

Đọc thêm:  2 Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn 2021 - Phần 1 - Tailieu.com

Câu 5: Hành động đốt đền

– Giới thiệu về ngôi đền trong làng: Linh ứng nhưng bị tên Bách hộ họ Thôi (tướng giặc)cướp lấy làm yêu làm quái trong dân gian.

– Thái độ của Tử Văn: tức giận trước những sự việc sai trái

=> Lý giải hành động Ngô Tử Văn lại đốt đền: không phải vì danh tiếng hay sự ngỗ ngược mà là vì nhân danh lẽ phải, bảo vệ nhân dân.

– Chi tiết Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời thể hiện: tin vào sự chính trực của mình, muốn trời chứng giám cho hành động chân thành của mình không vì mục đích xấu xa. Đây là hành động xuất phát từ ý thức rõ ràng, không phải ngẫu hứng.

Câu 6: Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật Ngô Tử Văn là:

– Hình tượng Tử Văn với phẩm chất cao đẹp luôn cần thiết cho dân tộc ta :

– Vì chàng là người dám đương đầu với cái xấu, cái ác :

  • Tiêu diệt kẻ làm hại dân.
  • Vạch mặt bọn tham quan, ô lại.
  • Dám liều mình vì chính nghĩa.

Trên đây là một số đề đọc hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật các đề đọc hiểu Ngữ văn 12 mới nhất nhé1

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button