Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm học 2020 – 2021

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân lớp 12 năm 2020 – 2021

TimDapAnxin giới thiệu Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDCD 12 năm học 2020 – 2021 có đáp án, nhằm giúp các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới đạt kết quả cao.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm học 2020 – 2021 nằm trong bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, làm quen với nhiều dạng đề khác nhau.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN GDCD 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Quyền ứng cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào?

A. Xã hội.

B. Chính trị.

C. Kinh tế.

D. Văn hoá.

Câu 2: T muốn nâng cao trình độ của mình bằng cách đăng ký học đại học từ xa để tiện cho việc vừa làm vừa học. T đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền sáng tạo và nâng cao trình độ.

B. Quyền sáng tạo và được phát triển.

C. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

D. Quyền học tập thường xuyên, suốt đời.

Câu 3: T năm nay 13 tuổi, thường xuyên bị cha dượng đánh đập vô cớ và bắt phải nghỉ học. Một lần đi học ngang qua Ủy ban xã, T đã đến gặp các chú công an để trình báo sự việc trên. Việc làm của T là thể hiện

A. quyền kiến nghị của công dân.

B. quyền tố cáo của công dân.

C. quyền tự do ngôn luận của công dân.

D. quyền khiếu nại của công dân.

Câu 4: Anh H chạy xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn làm bị thương cho người khác. Hành vi của anh H đã vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. tự do về mặt thân thể và sức khỏe của công dân.

Câu 5: Mục đích của việc tố cáo là

A. phát huy quyền dân chủ của người dân.

B. thể hiện sự hiểu biết pháp luật của người tố cáo.

C. khôi phục quyền và lợi ích của công dân.

D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật

Câu 6: Khi phát hiện người nào đó đang thực hiện hành vi cướp tài sản của người khác thì ai có quyền bắt người?

Đọc thêm:  Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2021 – 2022

A. Không ai có quyền bắt khi chưa có quyết định của Tòa án.

B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của pháp luật.

C. Chỉ có những người làm trong Viện Kiểm sát, Tòa án tối cao.

D. Bất kì ai cũng có quyền bắt nếu phát hiện sự việc trên.

Câu 7: Biết con gái mình là chị G có quan hệ tình cảm với anh M, ông K vô cùng bức xúc đã thuê anh V và anh L đến cảnh cáo anh M. Vì anh V cũng thích chị G nên đã cùng anh L lập kế hoạch bắt nhốt anh M trong nhà kho của gia đình để uy hiếp. Chuẩn bị tiến hành thì anh L nhận được điện thoại của người nhà báo mẹ đang đi cấp cứu nên bỏ về trước, chỉ còn anh V thực hiện kế hoạch. Anh M tự thoát khỏi nhà kho, về nhà kể lại mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Do thương con nên ông N là bố M và bà T là mẹ M đã đến nhà ông K để nói chuyện, do không kìm chế được, ông N đã đánh ông K khiến ông bị thương. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?

A. Ông K, anh V và anh L.

B. Ông K, ông N, anh V và anh L.

C. Ông K, bà T và ông N.

D. Ông K, ông N, bà T và anh V.

Câu 8: Công dân được các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị giới thiệu ứng cử khi nào?

A. Đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.

B. Đủ 18 tuổi trở lên, trừ các trường hợp pháp luật cấm.

C. Đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

D. Đủ 21 tuổi trở lên, có đạo đức.

Câu 9: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Cán bộ thanh tra cấp tỉnh.

B. Chủ tịch UBND tỉnh.

C. Cán bộ xã, phường.

D. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh.

Câu 10: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tố cáo.

Câu 11: Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

Đọc thêm:  [SGK Scan] Bài 4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức

A. Chị T, ông K và anh N.

B. Chị T và ông K.

C. Chị T, ông K và anh P.

D. Chị T, ông K, anh P và anh N.

Câu 12: Bình có lực học trung bình nên đã chọn trường trung cấp nghề để học và đã ra trường làm việc. Sau thời gian đi làm do yêu cầu công việc Bình đã học đại học tại chức. Trường hợp này Bình đã thực hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền được phát triển toàn diện.

C. Quyền được bồi dưỡng của công dân.

D. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 13: Anh Q, anh X, anh B và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh Q đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh B bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh Q định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh Q tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh Q tổ chức đánh bạc nên anh Q đã giải thoát cho anh B Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh X, anh D và anh Q.

B. Anh X, anh D và anh B.

C. Anh X và anh D.

D. Anh X và anh Q.

Câu 14: Việc pháp luật quy định mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Phổ thông.

Câu 15: Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương. Ông A đã sử dụng quyền nào của công dân?

A. Tố cáo.

B. Khiếu nại và tố cáo.

C. Khiếu nại.

D. Bãi nại.

Câu 16: Trước khi công bố phương án thi THPT Quốc gia năm 2021, Bộ giáo dục đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Việc làm trên thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền tham gia xây dựng nhà nước

B. Quyền quyết định của mọi người.

C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 17: Quyền tự do cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi công dân là quyền

A. bất khả xâm phạm nơi ở.

B. bất khả xâm phạm về thân thể.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 55 SGK Ngữ văn 12 | Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

C. tự do ngôn luận, báo chí.

D. tự do cư trú, đi lại.

Câu 18: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối là nội dung của

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

D. quyền học không hạn chế.

Câu 19: Hành vi đánh người là xâm phạm đến

A. quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. uy tín, danh dự của công dân.

C. tự trọng, nhân phẩm của công dân.

D. tính mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 20: Nghi ngờ G lấy điện thoại của K nên V đã tung tin về việc G là người thiếu trung thực trên mạng xã hội, ngày hôm sau G liền nhờ anh H và Q chặn đánh V, K để trả đũa, mặc dù có kháng cự nhưng K vẫn bị thương. Là bạn cùng lớp với nhau nên D đã can ngăn G không nên làm thế nhưng lại bị G chửi bới, cho rằng D bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. G, D, K và H.

B. Anh H, Q và G.

C. Anh H và Q

D. V, K, H và Q.

Câu 21: Việc học sinh thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo được miễn giảm học phí là nhằm đảm bảo quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng về điều kiện học tập.

B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Quyền học tập không hạn chế.

D. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng.

Câu 22: Tung tin nói xấu, xúc phạm người khác nhằm hạ uy tín là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về

A. danh dự và nhân phẩm của người khác

B. tự do cá nhân của người khác

C. bảo vệ thông tin cá nhân của người khác

D. an toàn, bí mật cá nhân của người khác

Câu 23: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. công dân và pháp luật.

B. Nhà nước và công dân.

C. tổ chức và công dân.

D. Nhà nước và pháp luật.

Tài liệu vẫn còn……………..

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề và đáp án Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm học 2020 – 2021. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12… được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button