4 Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Chân trời sáng

TOP 4 Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023.

Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân, Công nghệ, Khoa học tự nhiên 6. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí 4 đề giữa kì 2 mônHĐTN, HN 6.

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

UBND HUYỆN……

TRƯỜNG THCS……..

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ IINĂM HỌC: 2022 – 2023MÔN: HĐTNHN 6Thời Gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (4 đ)

Câu 1: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 3: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.B. Ra vào thang máy theo thứ tự.C. Chen hàng để được vào thang máy trước.D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 4: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

A. Áo hai dây; B. Váy ngắn trên đầu gối;C. Áo hở vai.D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 5: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

A. Không đứng đúng hàng.B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy, đứng đúng hàng.C. Không giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau;D. Chen lấn, xô đẩy.

Câu 6: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

A.Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đếnB. Váy ngắn trên đầu gối.C.Chọn trang phục theo sở thích; D. Áo dây.

Câu 7: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.C. Sự khó chịu của mọi người.D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 8: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

A. Làm mất mĩ quan đô thị.B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.D. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.

Câu 9: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?

A. Trực tiếp lên án các hành vi đó; B. Thờ ơ, không quan tâm;C. Giả vờ không nhìn thấy;D. Cười, nói lớn tiếng

Câu 10: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.D. Giả vờ không nghe thấy.

Câu 11: Là học sinh lớp 6, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân;B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện;C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn;D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Câu 12: Tại sao gia đình bạn nên chung tay giúp cộng đồng?

A. Là hành động tốt, Có trách nhiệm hơn trong những việc làm của mình tại cộng đồngB. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi C. Làm cho vuiD. Làm để được tuyên dương

Câu 13: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thânB. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khácC. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham giaD. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.

Câu 14: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt Miền Trung vừa rồi, Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

A. Đồng tình với việc làm của TrungB. Không đồng tình với việc làm của TrungC. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mìnhD. Ủng hộ nhưng với tâm thế không thoải mái.

Câu 15: Em thường có khoản tiền nào dưới đây?

A.Tiền công.B. Tiền lươngC. Tiền thưởng D. Tiền người thân cho

Câu 16: Em hãy lựa chọn một số vật dụng sau mình cần mua để phục vụ cho học tập:

A. xe đạpB. Dụng cụ thể thao.C. Trái câyD. sách, vở.

II. TỰ LUẬN (6 đ)

Câu 1: Em làm gì để bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên? (2 đ)

Câu 2: Tâm tiết kiệm được 1 khoản tiền là 100.000 đồng. Tâm có kế hoạch mua 1 cuốn truyện yêu thích có giá 50.000 đồng và 1 hộp khẩu trang giá 25.000 đồng vì đợt này không khí bị ô nhiễm nặng. Nhưng Tâm nhớ ra tháng này có sinh nhật Mẹ và muốn mua 1 chiếc kẹp tóc giá 60.000 đồng tặng Mẹ. Nếu là Tâm. Em sẽ lựa chọn mua những món đồ nào? Vì sao?? (2đ)

Câu 3: Em hãy kễ tên các nghề truyền thống tiêu biểu ỏ Việt Nam? (2đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

I. TRẮC NGHIỆM: (4 đ). Mỗi câu đúng (0,25 đ)

12345678DBCDBAAC910111213141516ABBAAADD

II. TỰ LUẬN (6 đ).

Câu

Trả lời

Điểm

1

– Bỏ rác đúng nơi qui định.

– Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng.

– Tham gia chăm sóc và giữ gìn các công trình công cộng

– Tuyên truyền cộng đồng về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

Mỗi ý 0,5 điểm

2

Nếu e là Tâm e sẽ mua 1 hộp khẩu trang và 1 kẹp tóc cho mẹ. Vì 2 khoản này hiện tại là rất cần thiết. Bởi không khí đang bị ô nhiễm mình cần có khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân. Và sinh nhật mẹ 1 năm chỉ có 1 lần nên e ưu tiên mua quà cho mẹ trước. Còn truyện đọc khi nào mình để dành có tiền sẽ mua sau.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh niềm tin

2 điểm

3

– Nghề trồng hoa và cây cảnh, nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, Nghề dệt thổ cẩm, Nghề mây tre đan….

1 nghề được 0,5 điểm- 4 nghề được 2 điểm

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Mức độNội dung/Chủ đềYêu cầu về nhận thứcTổng Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoTNTLTNTLTNTLTNTLTNTL

Chủ đề: Kiểm soát chi tiêu

2

1

1

2

Chủ đề: Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện

4

8

1

14

1

Chủ đề: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

1

1

Tổng số câu

Điểm

%

Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TTNội dung kiến thứcĐơn vịkiến thứcMức độ kiến thức, kĩ năngcần kiểm tra, đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thứcNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

1

Hoạt động của bản thân

Chủ đề: Kiểm soát chi tiêu

Nhận biết: Xác định các khoản tiền của em

Thông hiểu: Phân biệt cái mình muốn, cái mình cần

Vận dụng: Chỉ ra lí do lựa chọn ưu tiên cho các khoản chi.

Sắp xếp khoản chi ưu tiên trong một số tình huống cụ thể

1

1

2

2

Hoạt động hướng vào xã hội

Chủ đề: Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện

Nhận biết:

– Biết được cách thiết lập mối quan hệ cộng đồng

– Biết thực hiện nói cười đủ nghe nơi công cộng

– Biết xếp hàng trật tự nơi công cộng

-Biết giúp đỡ và chia sẻ với mọi người

Thông hiểu:

Hiểu được ý nghĩa nơi công cộng

Hiểu được qui tắc ứng xử nơi công cộng

Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

Lựa chọn trang phục phù hợp nơi công cộng

4

4

3

Hoạt động hướng nghiệp

Chủ đề: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

Nhận biết:

Kể tên nghề truyền thống Việt nam và sản phẩm tiêu biểu

Biết giữ an toàn khi làm nghề

Biết phỏng vấn nghệ nhân

Biết quan tâm sở thích của người làm nghề truyền thống

Biết sáng tạo sản phẩm

Thông hiểu:

– Hiểu được phẩm chất năng lực của người làm nghề truyền thống

– Giữ gìn các nghề truyền thống

Vận dụng:Tuyên truyền quảng bá nghề truyền thống

5

2

1

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IIMôn: HĐTN, HN – Lớp: 6(Thời gian làm bài 45 phút)

Mức độChủ đềYêu cầu về nhận thứcTổng Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoTNTLTNTLTNTLTNTL

Xây dựng cộng đồng văn minh

Số câu

Điểm

%

Số câu: 3

1.5 đ

15%

Số câu: 3

1.5 đ

15%

Số câu 1

2.0đ

20%

Số câu: 7

5.0đ

50%

Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

Số câu

Điểm

%

Số câu: 1

0.5 đ

5 %

Số câu: 3

1.5 đ

15%

Số câu: 4

2.0đ

20 %

Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu

Số câu

Điểm

%

Số câu: 2

1.0đ

10%

Số câu: 1

2.0 đ

20%

Số câu 3

3, 0đ

30%

Tổng

Số câu

Điểm

%

4 câu

2, 0đ

20%

8 câu

4.0 đ

40%

1 câu

2, 0đ

20%

1 câu

2, 0đ

20%

14 câu

10, 0đ

100, 0%

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

PHÒNG GDĐT…………TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2023Môn: HĐTN, HN – Lớp 6(Thời gian làm bài: 45 phút)Đề kiểm tra gồm 2 trang.

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: (1- NB) Những hành vi thể hiện nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng.

A. Giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật khi lên xuống tàu, xe, qua đường.B. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh nơi công cộng.C. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự nơi công cộng.D. Tất cả những hành vi trên.

Câu 2: (1-NB) Những hành vi ứng xử không đúng nơi công cộng?

A. Cười nói đủ nghe nơi đông ngườiB. Xếp hàng theo thứ tự nơi công cộngC. Giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên nơi công cộng,…D. Chen lấn, xô đẩy nhau nơi công cộng.

Câu 3: (1 – NB) Những hành vi ứng xử đúng nơi công cộng?

A. Vứt rác bừa bãi nơi công cộng như công viên, bảo tàng, siêu thị,…B. Báo cơ quan quản lí, tổ chức có thẩm quyền khi thấy những người vi phạm quy định nơi công cộng,…C. Cười nói quá to nơi đông người.D. Chen lấn xô đẩy nơi công cộng.

Câu 4: (1 – TH) Nếu khoảng cách nói chuyện giữa hai người hơi xa nhau, em cần:

A. Tiến lại gần bạn hơn để nói.B. hét lên hoặc nói thật to để bạn nghe thấy.

Câu 5: (1 – TH) Ở một số nơi công cộng đặc thù (như rạp chiếu phim, rạp hát, trên xe buýt, viện bảo tàng, đền, chùa, nhà thờ,…), nên:

A. Nói thì thầm đủ nghe. B. Hạn chế trao đổi, trò chuyện.

Câu 6: (1 – TH) Nhận được điện thoại khi ngồi với nhóm bạn, em sẽ:

A. Nên đi ra chỗ khác để trò chuyện.B. Nói chuyện với âm lượng vừa phải.

Câu 7: (2 – TH) Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:

A. Thận trọng và tuân thủ quy định.B. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.C. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.D. Tất cả các yêu cầu trên.

Câu 8: (2 – TH) Trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống là của ai?

A. Mọi người đều có thể thực hiện một số việc làm góp phần giữ gìn, phát triển nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc.B. Chỉ nghệ nhân làm nghề truyền thống có trách nhiệm giữ gìn.

Câu 9: (2 – TH) Ý nghĩa của các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống:

A. Định hướng nghề nghiệp cho HS, đồng thời góp phần phân luồng HS cũng như phát triển nghề truyền thống.B. Giúp hồi sinh cho các làng nghề truyền thống, tạo ra những thay đổi, thích ứng phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.C. Đảm bảo thu nhập, tương lai cho người lao động và làng nghề.D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (2 – NB) Nghề không phải nghề truyền thống là:

A. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.B. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội.C. Nghề lập trình thiết kế các trò chơi qua mạng Internet.D. Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội.

Câu 11: ( 3- TH) Một số thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Nam Định:

A. Lũ quét, Sạt lở đấtB. Lũ lụt; Hạn hán; Bão; Xâm nhập mặnC. Cháy rừng; Xâm nhập mặnD. Động đất; Núi lửa phun trào

Câu 12: (3 – TH) Dấu hiệu trời sắp mưa, bão:

A. Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày.B. Xuất hiện mây vẫn vũ như nếp nhăn, tích tụ phía cuối chân trời. Trên lớp mây này thường có quầng mây xuất hiện, tây cứ thấp dần, dày, đen dần, bay nhanh và ngày càng nhiều.C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chóp ở hướng Đông – Nam.D. Tất cả các dấu hiệu trên.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm). (3 – VDC) Nêu các việc nên làm trước khi có bão để đảm bảo an toàn của bản thân và gia đình:

Câu 2 (2 điểm). (3- VD) Tình huống: Trong dịp đi lễ chùa đầu năm, em nhìn thấy một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc hở hang, phản cảm cũng tham gia lễ ở chùa, em sẽ có những hành vi ứng xử như thế nào?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN, HN 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm

Câu123456789101112Đáp ánDDBABADADCBD

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

  • Theo dõi tin bão trên truyền hình, đài báo. Gia cố những nơi, chỗ có thể bị ảnh hưởng nếu mưa bão như chằng, chống cây, ghìm cửa, …
  • Kiểm tra những chỗ hư hỏng của nhà mình để kịp thời sửa chữa
  • Kiểm tra nguồn nước, hệ thống thoát nước của gia đình xem có bị hư hỏng không? Có đảm bảo thoát nước ứng phó với mưa lớn kéo dài không?
  • Giúp đỡ gia đình chuyển các đồ dùng, thiết bị ra khỏi những khu vực có thể bị ảnh hưởng do mưa bão
Đọc thêm:  Tả cái bảng lớp 4 Hay Chọn Lọc (8 mẫu) - VnDoc.com

Câu 2 (2 điểm):

  • Quan sát thái độ của người xung quanh với cách ăn mặc của cô gái. Nếu ai cũng có thái độ và đồng tình với nhận xét đó là cách ăn mặc không phù hợp ở những nơi tôn nghiêm. Em sẽ nhờ một bác lớn tuổi hoặc một người có trách nhiệm quản lí chùa đến nhắc nhở cô gái đảm bảo trang phục khi vào chùa.

*Lưu ý: Đánh giá bài kiểm tra của HS:

  • GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp.
  • Từ điểm 5 trở lên: Đạt yêu cầu.
  • Dưới điểm 5: Chưa đạt yêu cầu.

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người

Nêu được tình huống nguy hiểm là gì

Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểmtừ con người

– Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể việc ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người

– Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ con người

– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người

Số câu:

6

4

4

2

16

Số điểm:

1,5

1

1

0,5

4

Tỉ lệ:

15

10

10

5

40

Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểmtừ thiên nhiên

– Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể việc ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

– Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Số câu:

5

4

2

1

12

Số điểm:

1,25

1

0,5

0,25

3

Tỉ lệ:

12,5

10

5

2,5

30

Tiết kiệm

Nêu được khái niệm của tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện, nước…)

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc biết tiết kiệm

– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tiết kiệm

Số câu:

5

4

2

1

12

Số điểm:

1,25

1

0,5

0,25

3

Tỉ lệ:

12,5

10

5

2,5

30

Số câu:

16

12

8

4

40

Số điểm:

4

3

2

1

10

Tỉ lệ:

40

30

20

10

100

Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là

A. tình huống sư phạm. B. tình huống nguy hiểm.C. tình huống vận động.D. tình huống phát triển.

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ

A. con người. B. tự nhiên. C. tin tặc.D. lâm tặc.

Câu 3: Việc trang bị các kiến thức để ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống giúp mỗi cá nhân tránh được hậu quả to lớn do

A. tình huống nguy hiểm gây ra B. sự nghèo khổ mang lại.C. vận đen mang tới cho mình.D. không tin vào may rủi

Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi

A. nguy hiểm B. người tốt. C. bản thân. D. bố mẹ.

Câu 5: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống

A. Lo sợ và hoảng loạn B. Lo sợ và rụt rè.C. Bình tĩnh và tự tin.D. Âm thầm chịu đựng.

Câu 6: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

A. con người. B. ô nhiễm.C. tự nhiên.D. xã hội.

Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những những tình huống có nguồn gốc từ những hiện tượng

A. tự nhiên. B. nhân tạo.C. đột biến. D. chủ đích.

Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Sóng thần B. xúc tiến du lịch. C. Cứu hộ ngư dân D. Khắc phục sạt lở.

Câu 9: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Cảnh báo sóng thần B. Lũ ống, sạt lở đất.C. Cảnh báo sạt lở. D. Thủy điện xả nước

Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Hướng dẫn kỹ năng phòng chống sét. B. Dùng ô đi dưới trời mưa, giông sét.C. Sử dụng ô che nắng khi tới trường.D. Tụ tập đe dọa bạn cùng trường.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây có thể là nguồn gốc gây ra những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên ?

A. Phòng ngừa sạt lở đất. B. Khắc phục sạt lở đất.C. Thông báo sạt lở đất. D. Đứng xem sạt lở đất.

Câu 12: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

A. của cải vật chất.B. các truyền thống tốt đẹp.C. các tư tưởng bảo thủD. lối sống thực dụng.

Câu 13: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

A. thời gian, tiền bạc. B. các truyền thống tốt đẹp.C. các tư tưởng bảo thủD. lối sống thực dụng.

Câu 14: Câu nói nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Năng nhặt chặt bị B. Vung tay quá trớnC. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 15: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến việc thực hiện chưa tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Lãng phí, thừa thãi.B. Cần cù, siêng năng.C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm.

Câu 16: Đối lập với tiết kiệm là

A. xa hoa, lãng phí.B. cần cù, chăm chỉ.C. cẩu thả, hời hợt.D. trung thực, thẳng thắn.

Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Bắt nạt bạn cùng lớp. B. Giúp đỡ người khác.C. Nô đùa trên đập tràn.D. Đứng xem sạt lở đất.

Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Tụ tập, đe dọa bạn cùng trường. B. Nhắc nhở mọi người phòng dịch.C. Xử phạt người vi phạm phòng dịch.D. Nô đùa chạy nhảy tại công viên.

Câu 19: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Tuyên truyền luật an ninh mạng. B. Phát loa cảnh báo sạt lở đất.C. Tuyên truyền chống bắt cóc trẻ em.D. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang

Câu 20: Tình huống nào là tình huống nguy hiểm từ con người gây ra?

A. Thủy triều lên xuống. B. Bão đổ bộ vào đất liềnC. Thả diều dưới dây điện D. Cảnh báo sạt lở đất

Câu 21: Khi gặp hiện tượng lũ ống, lũ quét công dân cần làm gì để tránh nguy hiểm cho bản thân?

A. Tiến lại gần xem cụ thể.B. Tìm nơi an toàn để trú ẩn.C. Đóng cửa ở yên trong nhà.D. Tranh thủ vớt củi trên dòng lũ.

Câu 22: Biện pháp nào dưới đây giúp cá nhân phòng tránh đuối nước khi đi bơi?

A. Mặc áo phao đầy đủ. B. Đi bơi một mình.C. Bơi trên dòng nước lũ.D. Tập bơi ở những chỗ nước sâu

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành, chi tiết, đầy đủ - Thủ thuật

Câu 23: Khi gặp hiện tượng giông lốc, sét, việc làm nào dưới đây có thể gây nguy hiểm cho bản thân?

A. Lấy được thoại ra chụp hình tia sétB. Trú ẩn vào các nhà cao tầng.C. Rút các thiết bị điện khỏi nguồn. D. Ở lại trường đợi tạnh mưa mới về

Câu 24: Khi gặp hiện tượng lũ ống, lũ quét việc làm nào dưới đây có thể gây nguy hiểm cho bản thân?

A. Vớt củi trên dòng nước lũ.B. Thông báo để mọi người biết.C. Di chuyển ra xa khu vực lũ. D. Giúp đỡ mọi người di tán

Câu 25: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm:

A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây. D. Dùng thời gian rảnh để đọc sách

Câu 26: Việc làm nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tiết kiệm?

A. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thânB. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.D. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.

Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.C. Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.D. Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.

Câu 28: Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động.B. Người tiết kiệm sẽ tích lũy được nhiều tài sản.C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý.D. Chỉ những người nghèo mới phải tiết kiệm.

Câu 29: Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì?

A. Đứng trong đó chờ người đến cứu.B. Dùng khăn ướt bịt miệng và tìm cách đi ra ngoàiC. Tìm cửa sổ có ô thoát hiểm để nhảy xuống.D. Đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân

Câu 30: Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào?

A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

Câu 31: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?

A. Từ chối không giúp. B. Vui vẻ, nhận lời.C. Phân vân, lưỡng lự. D. Trả nhiều tiền thì giúp.

Câu 32: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặc rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào?

A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

Câu 33: Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mưa to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Quyên lại rủ nhau ra suối vớt củi. VIệc làm của hai em có thể dẫn tới tình huống nguy hiểm nào dưới đây?

A. Không vớt được củi do trời mưaB. Bị sạt lở đất, hoặc lũ cuốn.C. Không vâng lời cha mẹ.D. Vớt được nhiều củi nhưng khó di chuyển

Câu 34: Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp. Việc làm của những người này có thể dẫn đến nguy hiểm nào dưới đây?

A. Bị sét đánh gây thương vong.B. Bị muộn giờ làm việc.C. Ướt hết tư trang cá nhân. D. Phương tiện đi lại bị hỏng.

Câu 35: Hôm nay, Lan có nhiều bài tập về nhà cần làm xong nhưng tối có chương trình tivi Lan yêu thích. Lan định sáng mai sẽ dậy sớm làm bài. Nhưng do thức khuya, Lan ngủ dậy muộn, nên đi học không đúng giờ và không hoàn thành bài tập. Việc làm này thể hiện Lan chưa biết tiết kiệm

A. thời gian. B. tiền bạc. C. công sức. D. sức khỏe

Câu 36: Một nhóm bạn trong lớp 6A thường để nước tràn lênh láng khi rửa chân tay ở vòi nước phía sau khu nhà đang xây dựng trong sân trường. Các bạn ấy còn quên tắt điện, quạt trong lớp mỗi khi ra về. Việc làm này thể hiện các bạn chưa có ý thức thực hành lối sống

A. chăm chỉB. tiết kiệm.C. trung thực.D. siêng năng

Câu 37: Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy Lan thấy mẹ mình đang ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người, có cả công an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mất trộm. Trong trường hợp này Lan đã gặp phải tình huống nguy hiểm nào

A. Bị bắt cóc. B. Ép mua hàng. C. Trộm cắp tài sản.D. Bị xâm hại

Câu 38: Nghỉ hè, Hoa được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Hoa bất ngờ bị dòng cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên Hoa cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi ở gần đó thấy Hoa gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và Hoa được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. Hãy nhận xét về cách ứng phó của Hoa.

A. Hoa đã biết cách ứng phó khi bị đuối nước.B. Hoa chưa biết ứng phó khi bị đuối nướcC. Hoa đã có kỹ năng ứng phó tình huốngD. Hoa thành thạo kỹ năng ứng phó

Câu 39: Linh và Tùng đang đi xe đạp trên đường về nhà thì bất ngờ gặp một trận mưa to có kèm theo sét. Hai bạn loay hoay tìm chỗ trú thì nhìn thấy trước mặt có một gốc cây to, tán lá rộng lớn. Tùng liền bảo với Linh: “Tớ có mang theo cái ô tô đấy, hay là mình đến gốc cây kia rồi bật ô lên để trú mưa”. Linh thấy hợp lý, nên đã làm theo Tùng. Hãy nhận xét về việc làm của Linh và Tùng

A. Tùng có kỹ năng ứng phó thiên tai.B. Linh có kỹ năng ứng phó mưa giông.C. Hai bạn chưa có kỹ năng ứng phó giông, sét.D. Hai bạn thành thạo kỹ năng ứng phó giông sét.

Câu 40: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Em sẽ khuyên bố như thế nào để sử dụng tiết kiệm nước ?

A. Dùng nước ngoài ao để tưới rau. B. Không nói gì cả.C. Em đồng tình với việc làm đó của bố. D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu12345678910Đáp ánBAAACAAABBCâu11121314151617181920Đáp ánDAACDAAADCCâu21222324252627282930Đáp ánBAAABCBDBDCâu31323334353637383940Đáp ánABBAABCBCA

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button