Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2022 – 2023

Đề thi Lý 11 giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 bao gồm 8 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 1 Vật lí 11 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Vật lí lớp 11 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 1 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là bộ 8 đề thi giữa kì 1 Vật lí 11 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Vật lí 11

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo các mức độ

Tổng

% tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

TN

TL

1

Điện tích- điện trường

1.1. Định luật Cu-lông

2

1.5

1

2

1

4.5

1

6

3

3

26

47.5%

1.2. Thuyết êlectron – Định luật bảo toàn điện tích

1

0.75

1

1

2

1.3. Công của lực điện – Hiệu điện thế

3

2.25

3

3

1

6

6

1.4. Điện trường – Cường độ điện trường- Đường sức điện

2

1.5

2

2

4

3.5

10%

1.5. Tụ điện

2

1.5

1

1

3

2.5

7.5%

2

Dòng điện không đổi

2.1. Dòng điện không đổi – Nguồn điện

4

3.0

2

2

6

5.0

15%

2.2. Điện năng – Công suất điện

2

1.5

2

2

1

4.5

4

1

8.0

20%

Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

70%

30%

100%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

100%

100%

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

Đọc thêm:  Soạn bài Đừng từ bỏ cố gắng SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng

– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Trong nội dung kiến thức (1.1. Định luật Cu-lông), (1.2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích), (1.3. Công của lực điện – Hiệu điện thế) chỉ được chọn một câu mức độ vận dụng ở một hoặc hai trong ba nội dung đó.

Đề kiểm tra Vật lý 11 giữa học kì 1

SỞ GD&ĐT TỈNHTRƯỜNG THPT-(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ INĂM HỌC 2022 – 2023MÔN: VẬT LÍ – 11Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

A. 6 V.

B. 0,166 V.

C. 96V.

D. 0,6 V.

Câu 2. Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ là 2 A. Biết điện tích của mỗi êlectron có độ lớn là 1,6.10−19 C. Số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 1 s là

A. 125.1019.

B. 1,25.1019.

C. 0,125.1019.

D. 12,5.1019.

Câu 3. Biết điện tích nguyên tố có giá trị 1,6.10-19. Trong một vật dẫn tích điện 4,8.10-7C, số hạt êlectron ít hơn số hạt prôtôn là:

A. 3,2.10-12 hạt.

B. 7,68.10-26 hạt.

C. 3.1012 hạt.

D. 12.1011 hạt.

Câu 4. Khi một điện tích dương q dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện thì lực lạ sinh công A. Suất điện động E của nguồn điện được xác định bằng công thức nào sau đây?

A. E = A.q.

B.

C. E = A – q.

D.

Câu 5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1,5μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 2 m là:

A. 3000 J.

B. 3 μJ.

C. 3 J.

D. 3 mJ.

Câu 5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1,5μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 2 m là:

Đọc thêm:  TOP 3 Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 năm 2022 - 2023 - Download.vn

A. 3000 J.

B. 3 μJ.

C. 3 J.

D. 3 mJ.

Câu 6. Cho M và N là 2 điểm nằm trong một điện trường đều có vectơ cường độ điện trường . Gọi d là độ dài đại số của hình chiếu của MN lên đường sức điện. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là . Công thức nào sau đây đúng?

Câu 7. Khi tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:

A. Tăng 9 lần.

B. Giảm 9 lần.

C. Giảm 3 lần.

D. Tăng 3 lần.

Câu 8. Một điện tích q di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường , công của lực điện tác dụng lên điện tích đó không phụ thuộc vào:

A. Cường độ điện trường .

B. Độ lớn điện tích q.

C. Vị trí điểm A và điểm B.

D. Hình dạng đường đi của q.

Câu 9. Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công AMN của lực điện càng lớn nếu:

A. Hiệu điện thế UMN càng lớn.

B. Hiệu điện thế UMN càng nhỏ.

C. Đường đi MN càng dài.

D. Đường đi MN càng ngắn.

Câu 10. Hiện tượng nhiễm điện trong các đám mây giông là do:

A. Tiếp xúc.

B. Hưởng ứng.

C. Hưởng ứng và cọ xát.

D. Cọ xát.

Câu 11. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí:

A. Tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích điểm.

B. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. Tỉ lệ nghịch với độ lớn hai điện tích điểm.

D. Tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 12. Công suất của nguồn điện được tính bằng công thức:

Câu 13. Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh:

A. Không gian.

B. Điện tích.

C. Nam châm.

D. Các vật.

Câu 14. Công của nguồn điện khi tạo thành dòng điện chạy trong mạch là 15000J trong khoảng thời gian 120s. Tính công suất của nguồn điện?

A. P = 125W.

B. P = 1800kW.

C. P = 1,25kW.

D. P = 1800W.

Câu 15. Một điện tích q = -2.10-6 C di chuyển từ điểm A đến điểm B dọc theo một đường sức điện của một điện trường đều. Công của lực điện trong sự dịch chuyển này là 0,004J. Hiệu điện thế UAB giữa hai điểm A và B có giá trị là:

Đọc thêm:  Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 31 : Luyện tập : Anken và ankađien

A. 2 V.

B. -2000 V.

C. -2 V.

D. 2000 V.

Câu 16. Một nguồn điện có suất điện động 6V. Khi mắc nguồn điện này với bóng đèn để thành mạch kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 3A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 1 phút.

A. A = 18J.

B. A = 1080J.

C. A = 3,333J.

D. A = 1620J.

Câu 17. Nối hai bản của một tụ điện có điện dung 50 μF vào một nguồn điện hiệu điện thế 20 V. Tụ điện có điện tích là

A. 0,4 C.

B. 2,5 C.

C. 10−3 C.

D. 2,5.10−6C.

Câu 18. Đơn vị của điện dung là:

A. Cu-lông (C).

B. Vôn (V).

C. Fara (F).

D. Vôn nhân mét (V.m).

Câu 19. Một điện tích điểm q = 2,5.10-3C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 4.10-4N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 1.10-6V/m.

B. 0,16 V/m.

C. -1,5.103V/m.

D. 6,25 V/m.

Câu 20. Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. Ampe (A).

B. Fara (F).

C. Jun (J).

D. Niutơn (N).

Câu 21. Theo thuyết electron thì nguyên tử trở thành ion dương khi nào?

A. Khi nguyên tử bị mất electron.

B. Khi nguyên tử bị mất đi hạt prôtôn.

C. Khi nguyên tử nhận thêm electron.

D. Khi nguyên tử nhận điện tích dương.

Câu 22. Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là:

A. Niu-tơn trên mét (N/m).

B. Cu-lông trên vôn (C/V).

C. Cu-lông trên Niu-tơn (C/N).

D. Vôn trên mét (V/m).

Câu 23. Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn :

A. Đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

B. Đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

C. Đặt gần nhau và được nối với nhau bởi một sợi dây kim loại.

D. Đặt song song và ngăn cách nhau bởi một vật dẫn khác.

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi Vật lí 11 giữa học kì 1

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button