Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022 – 2023 – Download.vn

Đề thi Lịch sử cuối kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 9 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Với 9 đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 11 này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Đồng thời là tư liệu hữu ích để giáo viên ra đề ôn thi cho các em học sinh. Bên cạnh đề thi môn Lịch sử 11 các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 môn Toán 11, bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 11, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 11. Vậy sau đây là TOP 9 đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây.

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2022 – 2023

  • Đề thi Sử cuối kì 2 lớp 11 – Đề 1
  • Đề thi cuối kì 2 Sử 11 – Đề 2

Đề thi Sử cuối kì 2 lớp 11 – Đề 1

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11

Câu 1: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. Gácniê B. Bôlaéc C. Rivie D. Rơve.

Câu 2: Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội B. Pháp gửi tối hâu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì.D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

Câu 3: Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?

A. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến PhápC. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho PhápB. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáoD. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy

Câu 4: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Giáp TuấtC. Hiệp ước Hác măng D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 5: Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc KìB. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạcC. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hìnhD. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Câu 6: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

A. Triều đình đã chủ động đầu hàngB. Tương quan lực lượng chênh lệchC. Sự sai lầm trong cách đánh giặcD. Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân

Câu 7: Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?

A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc KìB. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượngC. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc KìD. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam

Câu 8: Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.B. Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 9: Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- PhổB. Ảnh hưởng của công xã Pari 1871C. Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung HoaD. Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc

Câu 10: Nguyên nhân sâu sa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp PhápB. Độc chiếm con đường sông HồngC. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam KìD. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa

Câu 11: Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?

A. Do sự thay đổi địa giới hành chính của người PhápB. Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà NộiC. Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà NộiD. Do sự thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn

Câu 13: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần VươngB. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiếnC. Thực dân Pháp tấn công kinh thành HuếD. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 14: Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?

A. Tôn Thất Thuyết.B. Phan Đình Phùng.C. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.

Câu 15: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranhB. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòngC. Bổ sung lực lượng quân sựD. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).

Câu 16: Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Cuộc phản công ở kinh thành HuếB. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân PhápC. Sự ra đời của chiếu Cần VươngD. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt.

Câu 17: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ dấu tranh.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

Đọc thêm:  Bài 2 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Hoài Thanh - Đọc Tài Liệu

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân PhápB. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻC. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhấtD. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 19: Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là

A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiếnB. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sảnC. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sảnD. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?

A. Phương pháp đấu tranhB. Quy mô đấu tranhC. Lãnh đạoD. Lực lượng tham gia

Câu 21: “Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

A. Bình Ngô Đại Cáo B. Chiếu Cần Vương C. Chỉ dụ của vua Bảo Đại D. Chiếu dời đô.

Câu 22: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sựB. Bóc lột để làm giàu cho chính quốcC. Khuếch trương công lao khai hóa của PhápD. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 23: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Câu 24: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triểnB. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào PhápC. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnhD. Hệ thống đường giao thông được mở rộng

Câu 25: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩaB. Kinh tế phong kiếnC. Kinh tế nông nghiệp thuần túyD. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 26: Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Tư bản nhà nướcB. Tư bản tư nhânC. Tư bản ngân hàngD. Tư bản công nghiệp

Câu 27: Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Cầu Chương DươngB. Cầu Long BiênC. Cầu Tràng TiềnD. Cầu Hàm Rồng

Câu 28. Đâu không phải nguyên nhân khiến Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách xã hội?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đóB. Do ảnh hưởng yếu tố quê hươngC. Do thất bại của phong trào Đông DuD. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Câu 29. Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là

A. bồi dưỡng nhân lực cho cách mạng Việt Nam.B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.

Câu 30. Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?

A. sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 31. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 32. Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. biện pháp cải lương, ỉ Pháp cầu tiến bộB. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sởC. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểmD. chưa thấy được sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chống xâm lược

Câu 33. Phong trào cải cách chính trị – văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tôn Trung Sơn.C. Lương Khải Siêu.B. Mao Trạch Đông.D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi

Câu 34. Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã hội?

A. “Tự lực, tự cường”.B. “Tự lực cánh sinh”.C. “Tự lực khai hóa”.D. “Tự do dân chủ”.

Câu 35. Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?

A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốcB. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốcC. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranhD. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Đọc thêm:  Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 11 Đầy Đủ Và Chi Tiết 7 Chương

Câu 36. Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt NamB. Những biến động về xã hội ở Việt NamC. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt NamD. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 37. Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranhB. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệpC. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặngD. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 38. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanhB. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản PhápC. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nướcD. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Câu 39: Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau

A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranhB. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản PhápC. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranhD. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam

Câu 40: Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhấtB. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhấtC. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhấtD. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Sử 11

1A

2A

3D

4B

5A

6C

7B

8D

9D

10C

11C

12C

13B

14C

15A

16D

17B

18C

19A

20C

21B

22D

23C

24B

25D

26A

27B

28C

29D

30A

31B

32A

33D

34C

35A

36C

37C

38C

39A

40A

Đề thi cuối kì 2 Sử 11 – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11

SỞ GD&ĐT……………..

Trường: THPT ………..

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2022-2023

Môn thi: Lịch sử

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 4 trang)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Có 24 câu, 6 điểm.

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:

A. Công nghiệp phục vụ đời sống. B. Luyện kim.C. Xây dựng. D. Khai mỏ.

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:

A. muốn giúp vua cứu nước.B. muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.C. vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.D. căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã để lại kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng?

A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Yên Thế. D. Hương Khê.

Câu 4: Con đường cứu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là:

A. cách mạng vô sản. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới..C. cứu nước theo tư tưởng phong kiến.. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

Câu 5: Điểm giống nhau về chủ trương giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình là:

A. đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.B. đều chủ trương nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc.C. đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. đều chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi Pháp.

Câu 6: Chủ trương giải phóng dân tộc của nhà yêu nước Phan Bội Châu theo khuynh hướng:

A. bất hợp tác. B. cải cách.C. bạo động cách mạng. D. đấu tranh nghị trường.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương ?

A. Yên Thế. B. Ba Đình. C. Hương Khê.D. Bãi Sậy.

Câu 8: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. B. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.C. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 9: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.B. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.C. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.D. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.

Câu 10: Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?

A. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.B. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.C. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam.D. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.

Câu 11: Một trong những hoạt động độc đáo của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ (1906) là:

A. mở trường học theo lối mới.B. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.C. cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống.D. thành lập nông hội, mở lò rèn, xưởng mộc.

Câu 12: Vì sao vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt?

A. Do Cao Thắng hi sinh.B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.C. Do Trương Quang Ngọc phản bội. D. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.

Câu 13: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Châu Trinh nêu lên chủ trương nào sau đây?

A. Tiến hành bạo động cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp.B. Cầu viện Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp.C. Thiết lập quan hệ với Pháp và đòi Pháp trao trả độc lập.D. Cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

Câu 14: Vì sao thực dân Pháp tấn công lên căn cứ Yên Thế trong năm 1908?

A. Thực dân Pháp bội ước và tấn công lên căn cứ. B. Yên Thế là nơi hội tụ của các nghĩa sĩ yêu nước. C. Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.D. Kết thúc thời hạn hòa hoãn lần hai với thực dân Pháp.

Đọc thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2022 - 2023

Câu 15: Nét nổi bật nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là:

A. mở mang một số cảng biển để chuyên chở hàng hóa.B. chính sách cướp đoạt ruộng đất. C. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác.D. khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ công nghiệp Pháp.

Câu 16: Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa vì:

A. phải đầu tư nhiều vốn. B. đòi hỏi kĩ thuật cao.C. muốn hạn chế cạnh tranh với chính quốc. D. số lượng công nhân đông.

Câu 17: Người đầu tiên tự chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp là:

A. Phan Đình Phùng. B. Cao Thắng. C. Trương Định. D. Đề Thám.

Câu 18: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Nông dân và công nhân. B. Nông dân.C. Công nhân. D. Các dân tộc sống ở miền núi.

Câu 19: Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất:

A. xã hội phong kiến. B. xã hội thuộc địa.C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến. D. xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 20: Chủ trương của Hội Duy tân là đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, sau đó thiết lập ở Việt Nam chính thể:

A. dân chủ đại nghị. B. quân chủ lập hiến.C. cộng hòa dân chủ.D. quân chủ chuyên chế.

Câu 21: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Nhà báo, nhà giáo. B. Tiểu thương, tiểu chủ.C. Chủ các hãng buôn. D. Học sinh, sinh viên.

Câu 22: Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào kéo dài lâu nhất là:

A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình.C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 23: Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào?

A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.B. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.C. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản. D. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.

Câu 24: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản:

A. Địa chủ phong kiến và tư sảnB. Công nhân và nông dân.C. Địa chủ phong kiến và nô lệ. D. Địa chủ phong kiến và nông dân.

II. PHẦN TỰ LUẬN: Có 2 câu, 4 điểm.

Câu 1: Phong trào Cần vương (1885 – 1896): (2đ).

a. Giải thích ngắn gọn các thuật ngữ lịch sử sau: Cần vương, văn thân, sĩ phu

b. Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần vương và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Câu 2: Trình bày những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Qua đó nêu những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.Vì sao xuất hiện những mâu thuẫn đó? (2đ).

Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11

I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:

CâuĐACâuĐA1D13D2D14C3B15B4D16C5A17B6C18B7A19C8D20B9D21C10B22D11C23B12C24D

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Giải thích các thuật ngữ

+ Cần vương: mang nghĩa “giúp vua”, vua Cần hết lòng giúp đở của các văn thân, sĩ phu yêu nước giúp vua cứu nước…. Đây là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam. Phong trào Cần vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo hiệu triệu của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Về thực chất đó phong trào chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước

+ Văn thân: Người trí thức đã đỗ đạt, có danh vọng, địa vị nhất định trong xã hội phong kiến Việt Nam (phong trào văn thân chống Pháp cuối thế kỉ XIX)

+ Sĩ phu: Trí thức Nho học thời phong kiến (có người thi đỗ ra làm quan, có người không đỗ đạt)

-Diễn biến (trình bày theo SKG chương trình chuẩn lớp 11 từ trang 126-128)

+ Giai đoạn 1 (1885-1888)…

+ Giai đoạn 2 (1888 – 1896)…

– Đặc điểm của từng giai đoạn: Giai đoạn 1 phong trào chủ yếu phát triển theobề rộng và có sự lãnh đạo cuả vua Hàm Nghi……

Giai đoạn 2 phong trào chủ yếu phát triển theo chiều sâu rút lên điạ bàn rừng núi dựa vào địa hình, điạ vật để chống giặc và không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi điều đó càng chứng tỏ thực chất phong trào Cần vương là phong trào kháng Pháp của nhân dân ta…

Câu 2:

* Giai cấp cũ:

– Địa chủ phong kiến: một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ ra, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.

– Nông dân: có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề,căm thù đế quốc và phong kiến

* Giai cấp, tầng lớp xã hội mới

– Công nhân: ngày càng đông đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…, bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống

– Tầng lớp tư sản: xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm hãm, bị tư bản Pháp chèn ép.

– Tầng lớp tiểu tư sản thành thị gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, các cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do…

Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi nhiểu màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX.

Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới cùng với mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX…………….

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button