Vai trò của Ấn Độ trong “Bộ tứ kim cương” – Báo Cần Thơ Online

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Tokyo hồi tháng trước, lãnh đạo các nước thành viên của nhóm Bộ tứ (QUAD), hay còn gọi là “Bộ tứ kim cương”, gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã nhất trí hợp tác nhiều hơn trong một loạt vấn đề, gồm các điểm “nóng” về địa chính trị tiềm tàng.

Lãnh đạo QUAD trong cuộc gặp hồi tháng rồi. Ảnh: SCMP

Lãnh đạo QUAD trong cuộc gặp hồi tháng rồi. Ảnh: SCMP

Tuyên bố chung của nhóm có đoạn viết: “QUAD cam kết hợp tác với các đối tác trong khu vực, gồm những nước có tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. QUAD nhấn mạnh sự ủng hộ đối với hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế, gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cụ thể là các các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.

So kè với Trung Quốc

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong (SCMP), tuyên bố sâu rộng trên đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Ấn Độ khỏi lập trường không liên kết thời Chiến tranh Lạnh. New Delhi thời điểm đó đã khéo léo tìm cách làm cầu nối cho Mỹ và Liên Xô khi 2 siêu cường này ra sức tranh giành ảnh hưởng.

Đến nay, Ấn Độ mặc dù là khách hàng mua thiết bị quân sự lớn của Nga nhưng nước này vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và văn hóa mạnh mẽ với Mỹ. Trong năm tài chính 2021, ngay cả khi phải đối mặt với nhiều tác động của đợt bùng phát đại dịch COVID-19, Mỹ đã cấp hơn 250.000 thị thực không nhập cư cho công dân Ấn Độ, cao hơn gấp đôi so với con số được cấp cho người Trung Quốc.

Đọc thêm:  Đáp án chính thức cuộc thi viết 'Tìm hiểu Hiến pháp ... - Sở Tư Pháp

Theo giới phân tích, việc Ấn Độ thoát khỏi vị trí trung lập trong vấn đề toàn cầu phần lớn là do ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên khắp châu Á cũng như giữa lúc quan hệ giữa New Delhi – Bắc Kinh căng thẳng. SCMP cho hay, sự leo thang căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước bắt đầu sau cuộc chạm trán giữa binh sĩ Ấn Độ với quân Trung Quốc hồi tháng 6-2020 tại thung lũng Galwan, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tăng cường quan hệ với Pakistan, Nepal và Sri Lanka thông qua sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Chính thực tế địa chính trị này đang dần đẩy Ấn Độ đến gần hơn với Mỹ, Nhật Bản và các nền dân chủ cùng chí hướng khác.

Châu Á trở nên cân bằng hơn

Trong vòng 2 tháng qua, Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận với một loạt đối tác quốc tế, gồm thỏa thuận khuyến khích đầu tư với Tập đoàn Phát triển Quốc tế Mỹ, thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại Úc – Ấn Độ và một số thỏa thuận khác với Đức, chẳng hạn như thỏa thuận phát triển xanh trị giá 10,5 tỉ USD. Những thỏa thuận này đánh dấu bước ngoặt đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Ấn Độ. Hiện tiềm năng kinh tế của New Delhi được giới ngoại giao từ châu Âu, Mỹ đến Nhật Bản công nhận khi Ấn Độ là một trong những nơi tập trung nhiều người trẻ nhất thế giới, là nền kinh tế sẵn sàng bứt phá và sở hữu lĩnh vực công nghiệp thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của đất nước.

Đọc thêm:  Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên năm 2023 [Mới] - Luật sư

Tương tự như sự đi lên nhanh chóng của Trung Quốc nhờ phát triển kinh tế, tiềm năng phát triển của thị trường Ấn Độ trở thành điểm thu hút đáng kể đối với phần lớn khu vực. Không những vậy, Ấn Độ còn giữ vai trò rất quan trọng đối với các nước dù không có bất kỳ kế hoạch nào nhằm mở rộng hiện diện quân sự hoặc thống trị khu vực. Ví dụ như khi Chính phủ Sri Lanka gặp phải những vấn đề về tài chính nghiêm trọng gần đây, một phần xuất phát từ khoản vay xa xỉ từ Trung Quốc cũng như vấn nạn tham nhũng và suy thoái kinh tế do COVID-19 gây ra, New Delhi đã cấp cho Colombo khoản tín dụng trị giá 1 tỉ USD.

Nhìn chung, Ấn Độ đang đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Dù nhiều người có thể coi đây là sự thay đổi không mong muốn nhưng châu Á được cho là sẽ trở nên cân bằng hơn khi nhiều cường quốc cam kết ủng hộ hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh.

TRÍ VĂN

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button