BOM là gì? Ý nghĩa quan trọng của Bill Of Material đối với doanh

Với những người đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì thuật ngữ BOM là gì chắc hẳn không còn xa lạ. Vì vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng TopCV tìm hiểu những thông tin tổng quan nhất về BOM là gì.

Khái niệm BOM là gì?

BOM là viết tắt của cụm từ Bill Of Material, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là định mức nguyên vật liệu hay hóa đơn nguyên vật liệu. Cụ thể, đây là danh sách thống kê số lượng cụ thể của những nguyên vật liệu cần thiết cho một quy trình sản xuất hàng hóa, sản phẩm cụ thể.

Thông qua việc kê khai chi tiết, BOM giúp doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu dễ dàng cũng như kiểm soát, đảm bảo chúng không bị thất lạc, mất mát không rõ nguyên nhân. Không chỉ vậy, BOM còn được dùng trong quá trình liên lạc giữa nội bộ nhà máy sản xuất hoặc giữa doanh nghiệp với đối tác là các nhà máy.

Một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về BOM là gì: Với một doanh nghiệp sản xuất đệm thì BOM ở đây là danh sách bao gồm toàn bộ những nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một chiếc đệm hoàn thiện. Đó có thể là phần ruột nệm, lớp phủ bên ngoài, chỉ may,… đi kèm với số lượng và giá thành cụ thể cho từng nguyên liệu.

Xem thêm: Nhân viên quản lý sản xuất là gì? Có nên làm nhân viên quản lý sản xuất?

Đọc thêm:  Dảk, bủh, lmao là gì? Những từ này dùng trên Facebook như thế nào?

Ý nghĩa của BOM là gì với doanh nghiệp?

Hiện nay, BOM được ứng dụng ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của BOM là gì đối với doanh nghiệp. Sở dĩ danh sách này có vai trò quan trọng với doanh nghiệp này bởi nó mang lại nhiều lợi ích thực tế sau:

Hỗ trợ xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu thô: BOM sẽ giúp doanh nghiệp tính toán và dự trù gần chính xác số lượng nguyên vật liệu thô cần thiết để hoàn thiện sản phẩm trong hoạt động sản xuất thực tế.

Hỗ trợ dự trù kinh phí: Khi xác định được số lượng nguyên vật liệu chính xác thì việc dự trù kinh phí cũng sẽ dễ dàng, chính xác và sát sao nhất.

Kiểm soát hàng tồn kho: Thông qua danh sách BOM, người quản lý có thể thống kê chính xác số lượng nguyên vật liệu đã được sử dụng và chưa được sử dụng, từ đó giúp kiểm soát số hàng còn tồn trong kho.

Hỗ trợ thiết lập các hồ sơ liên quan: Việc quản lý hồ sơ của từng sản phẩm sẽ dễ dàng hơn khi kết hợp với danh sách BOM chứa đựng chi tiết về số lượng, giá thành của từng nguyên vật liệu.

Tiết kiệm nguồn ngân sách: Khi xác định chính xác danh sách BOM là gì sẽ giúp doanh nghiệp liên hệ với đối tác, nguồn cung nguyên vật liệu nhanh chóng và đưa ra nhu cầu mua hàng chính xác nhất. Điều này không chỉ giúp đảm bảo nguồn cung ổn định mà còn tiết kiệm ngân sách cho tổ chức, không xảy ra tình trạng dư thừa nguyên liệu.

Đọc thêm:  SML là gì? Bạn sẽ cực “sốc” khi biết ý nghĩa của từ SML

Theo dõi, lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu: BOM sẽ là căn cứ để doanh nghiệp tính toán, lên kế hoạch chi tiết về việc sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp với từng đơn hàng cụ thể cho đúng mục đích và theo hạn mức quy định.

Xem thêm: Tất tần tật vấn đề bạn nên biết về nhân viên kế hoạch sản xuất.

Phân loại BOM trong công ty là gì?

Để hiểu hơn về phân loại BOM là gì trong hầu hết doanh nghiệp, tổ chức hiện nay, bạn cần lưu ý và nắm bắt 6 loại hình sau:

  • mBOM: Hay Manufacturing Bill of Materials là loại BOM được sử dụng chủ yếu trong khâu đặt hàng. Trong đó mBOM sẽ thể hiện đầy đủ và toàn bộ những bộ phận, nguyên vật liệu để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
  • eBOM: Hay Engineering Bill of Materials là loại BOM được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn thiết kế, sáng tạo nên sản phẩm, hàng hóa. Sẽ có rất nhiều eBom được sử dụng và liên kết với nhau để có thể tạo nên một sản phẩm hoàn thiện.
  • sBOM: Là loại BOM thường được sử dụng trong bán hàng và thể hiện toàn bộ nguyên vật liệu chi tiết trước khi sản phẩm bước vào quá trình lắp ráp hoàn thiện.
  • Production BOM: Hay BOM sản phẩm là nền tảng để tạo ra đơn hàng cần sản xuất với nhiều yếu tố như giá cả, số lượng, đơn vị đo,… Production BOM sẽ bao gồm toàn bộ thành phần hoàn chỉnh cũng như thành phần đang cần được lắp ráp cho một sản phẩm riêng biệt.
  • Single-Level BOM: Hay BOM đơn cấp là loại chỉ dùng cho các sản phẩm có cấu trúc đơn giản. Single-Level BOM sẽ tổng hợp tất cả các bộ phận dùng cho quá trình hoàn thiện một sản phẩm theo thứ tự nhất định.
  • Multi-Level BOM: Hay BOM đa cấp sẽ dùng cho sản phẩm có cấu trúc phức tạp với nhiều thành phần và chia thành nhiều mức độ lắp ráp khác nhau. Trong Multi-Level BOM, vật liệu thô (vật phẩm/lao động) sẽ được liên kết với vật phẩm gốc.
Đọc thêm:  Thượng thiện nhược thủy - Đạo của nước: Bài học lớn từ Lão Tử

Đây là 6 loại BOM thông dụng nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng sử dụng hết 6 loại BOM này. Tùy vào quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động mà người quản lý sẽ lựa chọn sử dụng loại BOM cho phù hợp với quy trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhất.

Nhìn chung, BOM đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quy trình kiểm soát và quản lý sản xuất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về BOM là gì cũng như ứng dụng nó vào công việc thực tế của mình. Đừng quên theo dõi những bài viết chia sẻ kinh nghiệm tiếp theo của TopCV để cập nhật những thông tin mới nhất về lĩnh vực này.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button