Buộc tội là gì? Chủ thể có chức năng buộc tội trong Tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã được ban hành với những đổi mới cả về định hướng, nội dung và kỹ thuật lập pháp. Chất lượng hoạt động giải quyết vụ án hình sự từng bước được nâng lên, việc tranh tụng tại phiên tòa bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Sự phân biệt rõ hơn, độc lập hơn các chức năng tố tụng “là đảm bảo quan trọng cho tính dân chủ và tính tranh tụng của tố tụng hình sự”. Từ việc xác định các chức năng của tố tụng hình sự, vấn đề xác định chủ thể thực hiện từng loại chức năng cũng như quy định phù hợp về địa vị pháp lý của các chủ thể đó là một trong những nội dung quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

* Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017)

– Luật Tố tụng hình sự 2015.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Buộc tội là gì?

Buộc tội, theo Từ điển Tiếng Việt, là “buộc vào một tội gì, bắt phải nhận tội, phải chịu tội”. Định nghĩa này phản ánh cách sử dụng từ “buộc tội” trong ngôn ngữ phổ thông, không thể hiện được bản chất của buộc tội trong tố tụng hình sự. Trong khoa học pháp lý, khái niệm buộc tội tuy được sử dụng nhiều song vẫn còn nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau.

Theo Từ điển Luật học, buộc tội là “ghép cho ai một việc bị luật hình sự trừng phạt”; hay “buộc tội là luận tội”. Theo quan điểm này, buộc tội bắt đầu từ thời điểm xét xử tại phiên tòa, người thay mặt nhà nước gán ghép cho một người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội thì đó là thực hiện sự buộc tội.

Có quan điểm khác cho rằng “buộc tội là kết luận của Viện kiểm sát trước phiên tòa về hành vi phạm tội của bị cáo, dựa trên cơ sở phân tích chứng cứ, vận dụng các điều, khoản pháp luật đã quy định. Kiểm sát viên có quyền buộc tội nhưng việc kết tội lại thuộc về quyền của Tòa án” . Những quan điểm trên đã đề cập tới vai trò của Viện kiểm sát trong việc buộc tội, cơ sở để buộc tội là các quy định pháp luật và kết quả đánh giá chứng cứ đồng thời đã phân định giữa việc buộc tội của Viện kiểm sát và việc kết tội (xét xử) của Tòa án. Tuy nhiên, quan điểm này nhìn hoạt động buộc tội ở phạm vi rất hẹp cả về chủ thể và phạm vi giai đoạn tố tụng, chưa thể hiện đầy đủ các hoạt động buộc tội trong tố tụng hình sự mà chỉ đề cập tới việc buộc tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa.

Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, tác giả Nguyễn Văn Hiển cho rằng “Buộc tội thực chất là giả thiết cho rằng một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội và bằng các hoạt động được pháp luật tố tụng hình sự cho phép chủ thể buộc tội đi chứng minh giả thiết đó”.

Như vậy, tới thời điểm hiện nay, trong khoa học pháp lý có rất nhiều quan điểm khác nhau về buộc tội trong tố tụng hình sự. Khái niệm buộc tội đang được tiếp cận từ hai góc độ: ở góc độ hẹp là những hành vi buộc tội cụ thể của các chủ thể buộc tội (ví dụ: truy tố, luận tội của Viện kiểm sát/Viện công tố); ở góc độ rộng là tổng thể các hoạt động có cùng định hướng buộc tội của một nhóm chủ thể trong tố tụng hình sự – ở góc độ này khái niệm buộc tội đồng nghĩa với CNBT – một dạng hoạt động tố tụng hình sự có cùng định hướng. Việc tiếp cận khái niệm buộc tội ở góc độ rộng (CNBT) là cách tiếp cận phù hợp để làm rõ các nội dung liên quan đến chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự.

Đọc thêm:  Kể câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc

Buộc tội tiếng Anh được dịch là “Accuse”.

2. Chủ thể có chức năng buộc tội trong Tố tụng hình sự:

2.1. Khái niệm chủ thể buộc tội:

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về buộc tội, việc phân định chủ thể tố tụng hình sự theo chức năng tố tụng, nội dung, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và mục đích của CNBT có thể đưa ra khái niệm chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự như sau:

Chủ thể buộc tội là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhằm đưa ra cáo buộc về TNHS đối với người bị buộc tội và chứng minh tính có căn cứ, hợp pháp của cáo buộc đó, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự.

2.2. Đặc điểm buộc tội:

– Thứ nhất, chủ thể buộc tội chỉ tồn tại trong tố tụng hình sự. Như đã phân tích, CNBT là chức năng riêng có của tố tụng hình sự. Vì vậy, chủ thể thực hiện CNBT cũng chỉ tồn tại trong tố tụng hình sự. Một cơ quan cụ thể, ví dụ như Viện kiểm sát tại Việt Nam, có thể là chủ thể trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính song chỉ trong tố tụng hình sự Viện kiểm sát mới tham gia với tư cách là chủ thể buộc tội, có các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm thực hiện CNBT.

– Thứ hai, phạm vi chủ thể buộc tội có sự khác biệt giữa các mô hình tố tụng. Ở các quốc gia theo mô hình tố tụng thiên về thẩm vấn, phạm vi các chủ thể buộc tội rộng hơn so với các quốc gia theo mô hình tố tụng thiên về tranh tụng. Theo đó, tại các quốc gia theo mô hình tố tụng thiên về tranh tụng, chủ thể buộc tội chủ yếu là công tố viên hoặc công tố viên và ĐTV với sự chỉ đạo sát sao của công tố viên đối với hoạt động điều tra; tại các quốc gia theo mô hình tố tụng thẩm vấn, bên cạnh công tố viên, ĐTV, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định vai trò buộc tội ở mức độ nhất định của bị hại (người bị hại), nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.

– Thứ ba, mỗi chủ thể buộc tội khi thực hiện CNBT trong tố tụng hình sự có thể có mức độ và cách thức tham gia khác nhau. Đặc điểm này sẽ lý giải cho việc có những chủ thể chỉ thực hiện CNBT trong một giai đoạn của tố tụng hình sự; có những chủ thể mà việc thực hiện CNBT có ý nghĩa hỗ trợ cho chủ thể buộc tội khác mà không có tính chất quyết định đối với việc buộc tội; có những chủ thể buộc tội mà việc thực hiện CNBT là trách nhiệm, nghĩa vụ trong khi đối với chủ thể buộc tội khác như bị hại việc thực hiện CNBT là quyền mà không phải là nghĩa vụ. Đây cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa các chủ thể buộc tội trong việc thực hiện CNBT.

– Thứ tư, mỗi chủ thể buộc tội có địa vị pháp lý cơ bản giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác nhau tùy thuộc vào mô hình tố tụng, mức độ và cách thức tham gia thực hiện CNBT của mỗi chủ thể. chủ thể buộc tội nói chung phải có các nhóm quyền và nghĩa vụ liên quan tới các hoạt động cơ bản như: hoạt đông thu thập, yêu cầu thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ; hoạt động ban hành, đề xuất ban hành các văn bản thể hiện sự buộc tội; tham gia phiên tòa và thực hiện việc xét hỏi, trình bày, bảo vệ quan điểm buộc tội tại phiên tòa. Tuy nhiên, với mỗi chủ thể buộc tội cụ thể, phù hợp với mức độ, cách thức tham gia thực hiện CNBT của mỗi chủ thể, mối quan hệ giữa chủ thể đó với các chủ thể buộc tội còn lại mà các quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ phải được cụ thể hóa một cách phù hợp.

Đọc thêm:  Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương | Văn mẫu 11

– Thứ năm, trong mối quan hệ với các nhóm chủ thể tố tụng hình sự khác, chủ thể buộc tội có vai trò đối tụng với chủ thể thực hiện chức năng bào chữa, vai trò chế ước với Tòa án. Việc phân biệt rõ ràng, cụ thể các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự không loại trừ sự phối hợp giữa các chủ thể thực hiện mỗi chức năng bởi lẽ các chức năng trong tố tụng hình sự đều nằm trong một chỉnh thể thống nhất được quyết định bởi nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự, bởi sự nối tiếp, bổ sung cho nhau trong các giai đoạn, các bước của tố tụng hình sự. Mối quan hệ khách quan giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự đòi hỏi các chủ thể thực hiện CNBT và chức năng bào chữa phải có cơ hội ngang nhau trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và bên thứ ba thực hiện chức năng xét xử – Tòa án – phải độc lập, không thiên vị.

2.3. Phạm vi của chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam:

Từ định hướng hoạt động của các chủ thể trong tố tụng hình sự, các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể, có thể xác định phạm vi các chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam gồm: CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, bị hại và người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong một số trường hợp. Trong đó, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thực hiện CNBT thông qua hoạt động của những “người có thẩm quyền THTT” thuộc các cơ quan này bao gồm: người THTT thuộc CQĐT (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, ĐTV, Cán bộ điều tra); người THTT thuộc Viện kiểm sát (Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên); người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Từ góc độ lợi ích mà chủ thể buộc tội hướng tới để bảo vệ, có thể phân loại chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam thành 02 nhóm: nhóm thứ nhất là nhóm chủ thể buộc tội để bảo vệ lợi ích chung, thay mặt Nhà nước thực hiện việc buộc tội (bao gồm CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát); nhóm thứ hai là nhóm chủ thể buộc tội để bảo vệ lợi ích của chính mình (bị hại và trong một số trường hợp là người đại diện hợp pháp của bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại).

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội về lời xin lỗi | Văn mẫu 9 - Đọc Tài Liệu

2.4. Vai trò của mỗi chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam:

Trong tố tụng hình sự nói chung, vai trò của mỗi chủ thể buộc tội trong việc thực hiện CNBT phụ thuộc vào hình thức buộc tội, vào tính chất loại án hình sự cụ thể (thực chất là tính chất lợi ích bị xâm phạm trong vụ án cụ thể). Trong hình thức buộc tội công tố, nhiệm vụ phát hiện, chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ nên các cơ quan này sẽ là chủ thể có vai trò chủ đạo, quyết định trong việc thực hiện CNBT còn các chủ thể buộc tội vì lợi ích của chính mình như bị hại có quyền đưa ra cáo buộc mà không có nghĩa vụ chứng minh cáo buộc và vai trò của họ là hỗ trợ cho buộc tội công tố. Trong hình thức tư – công tố, lúc đầu yêu cầu của bị hại là điều kiện pháp lý để vụ án có được khởi tố hay không (phụ thuộc vào yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại) nhưng sau khi đã có quyết định khởi tố thì vai trò này lại thuộc về các cơ quan thay mặt nhà nước thực hiện việc buộc tội (CQĐT, Viện kiểm sát). Tronghình thức tư tố vai trò chủ động hoàn toàn thuộc về bị hại. Như vậy, tương ứng với vai trò của các chủ thể buộc tội trong mỗi hình thức buộc tội mà xác định phạm vi các quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể này cho phù hợp. Ví dụ: Cùng là bị hại nhưng khi bị hại chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho buộc tội công tố thì các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ sẽ khác với bị hại trong các vụ án tư tố.

2.5. Quy định về nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự về chủ thể buộc tội:

Trong pháp luật tố tụng hình sự khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, một số nguyên tắc liên quan trực tiếp đến chủ thể buộc tội bao gồm nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự. Các nguyên tắc này thể hiện một số nội dung liên quan đến chủ thể buộc tội và việc thực hiện CNBT trong tố tụng hình sự như sau:

– Xác định trách nhiệm của các cơ quan THTT trong việc xác định sự thật vụ án. Theo đó, CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo.

– Xác định trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT, Viện kiểm sát và Toà án, trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

– Khẳng định chỉ có Tòa án mới là cơ quan có quyền xét xử các vụ án hình sự, phán quyết một người có tội hay không có tội và quyết định hình phạt đối với người đó; các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử phải có thái độ khách quan, không được định kiến trước là người bị tình nghi, bị can, bị cáo đã phạm tội.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button