C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6 – Khi thủy phân

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6 được VnDoc biên soạn là phản ứng thủy phân Saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác,Saccarozơ bị thủy phân thành glucozo và fructozo. Cũng như đưa ra các nội dung liên quan đến phản ứng thủy phân Saccarozơ.

>> Tham khảo một số câu hỏi liên quan:

  • Công thức phân tử của glucozo
  • Trong máu người nồng độ của glucozơ có giá trị hầu như không đổi là
  • Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và

1. Phương trình phản ứng thủy phân Saccarozơ

2. Điều kiện phản ứng xảy ra thủy phân Saccarozơ trong môi trường axit

Nhiệt độ, axit vô cơ: HCl, H2SO4

3. Tính chất hóa học Saccarozơ

3.1. Saccarozo không tham gia phản ứng tráng gương

3.2. Ssaccarozơ thủy phân trong môi trường axit → glucozơ + fructozơ

Phương trình hóa học xảy ra

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

Saccarozơ glucozơ fructozơ

Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ có tham gia phản ứng tráng gương

Để chứng minh sản phẩm sau thủy phân có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, người ta tiến hành cho dung dịch vào AgNO3 trong amoniac có xuất hiện kết tủa Ag màu trắng sáng

C6H12O6 + 8AgNO3 + 4NH3 → 8Ag + 6CO2 + 6NH4NO3

Chú ý phần bài tập: Dựa vào tỉ lệ mol phản ứng, người ta xác định được cả glucozơ và fructozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Đọc thêm:  CaO + 2HCl → H2O + CaCl2 | , Phản ứng trao đổi

3.3. Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

Phản ứng trên cho thấy saccarozơ có tính chất hóa học của ancol đa chức có hai nhóm -OH cạnh nhau.

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho 3 dung dịch sau đây: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào dưới đây?

A. Phản ứng với Cu(OH)2 có nhiệt độ tạo ra kết tủa đỏ gạch.

B. Hòa tan vào dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

C. Đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 2. Tinh bột xenlulozơ saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.

B. tráng gương.

C. trùng ngưng.

D. hoà tan Cu(OH)2.

Câu 3. Hai chất nào dưới đây là đồng phân của nhau là

A. Saccarozơ và Fructozơ

B. Xenlulozơ và tinh bột

C. Saccarozơ và glucozơ.

D. Fructozơ và glucozơ.

Câu 4. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và chất nào dưới đây

A. C2H5OH

B. CH3CHO.

C. CH3COOH.

D. HCOOCH3.

Câu 5. Trong công nghiệp, glucozo được sản xuất từ

A. tinh bột bằng phản ứng thủy phân

B. mật ong

C. từ một số loại quả chín chứa nhiều glucozo

D. từ đường saccarozo bằng phản ứng thủy phân

Câu 6. Để phân biệt các dung dịch sau: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Ta có thể dùng

A. giấy quỳ tím và Na

B. Na và dung dịch AgNO3/NH3

Đọc thêm:  Giải Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - VnDoc.com

C. Na và dung dịch HCl

D. giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3

Câu 7. Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực

B. Tráng gương, tráng phích

C. Nguyên liệu sản xuất rượu etylic

D. Nguyên liệu sản xuất PVC

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ

B. Glucozơ là chất dinh dưỡng và làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm

C. Trong mật ong, hàm lượng glucozơ lớn hơn fructozơ.

D. Cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc

Câu 9. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thường thực hiện phản ứng nào?

A. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B. Cho mantozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

C. Cho anđehit oxalic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 10. Cho các phản ứng sau:

1) Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2.

2) Lên men thành ancol (rượu) etylic.

3) Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.

4) Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam

Số thí nghiệm dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11. Trong thực tế Saccarozơ có những ứng dụng gì quan trọng:

A. Nguyên liệu chính trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc

B. Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người

C. Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích

Đọc thêm:  Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học CH4→ C2H2→ C4H4→ C4H6

D. Làm thức ăn cho động vật, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm

Câu 12. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Glucozơ tác dụng được với dung dịch brom tạo thành muối amoni gluconat

Câu 13. Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Hy vọng thông qua nội dung phương trình phản ứng, sẽ giúp bạn đọc củng cố thêm các kiến thức, kỹ năng thao tác giải bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết phương trình dưới đây?

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

  • C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
  • C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O
  • C6H12O6 → C2H5OH + CO2

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc nội dung phương phản ứng C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6. Giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn cũng như nâng cao khả năng giải bài tập. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,….

Chúc các bạn học tập tốt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button