Phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ trong bài Đàn ghi-ta củ

phan tich gia tri nghe thuat trong hai kho tho trong bai dan ghi ta cua lor ca tay ban nha rong rong mau chay

Văn mẫu phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca: “Tây Ban Nha… ròng ròng máu chảy”

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn văn, đoạn thơ hay, độc đáo

1. Phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca: “Tây Ban Nha… ròng ròng máu chảy”, bài mẫu số 1

Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau năm 1975, Thanh Thảo là một trong những nhà thơ dành nhiều tâm huyết trong việc đổi mới thơ Việt Nam. Một mặt, Thanh Thảo không ngừng trăn trở, thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ. Mặt khác, ông luôn kiếm tìm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, sẵn sàng sống, chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng mà mình đã chọn. Bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca đã cho thấy điều đó. Đặc biệt, trong đoạn thơ trích sau đây, Thanh Thảo đã làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Lor-ca:

Tây Ban Nhahát nghêu ngaobỗng kinh hoàngáo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng dutiếng ghi-ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấytiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi-ta ròng ròngmáu chảy.

Đoạn thơ đã tái hiện lại giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Ga-xi-a Lor-ca. Đó là khi ông bị bọn phát xít giết hại rồi ném xuống giếng để phi tang. Như chúng ta đã biết Gar-xi-a là nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha ở thế kỉ XX. Thơ của ông gắn bó máu thịt với mạch nguồn văn hóa dân gian, hồn nhiên, phóng khoáng, thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mình. Vì vậy, ông là cái gai trước mắt của phe phát xít Phrang-cô và chúng đã thủ tiêu ông.

phan tich gia tri nghe thuat 2 kho dau bai dan ghi-ta cua lor-ca

Văn mẫu phân tích giá trị nghệ thuật 2 khổ đầu bài Đàn ghi – ta của Lor – ca hay, thu hút

Trong đoạn thơ này, Thanh Thảo đã bộc lộ niềm thương cảm đầy kính phục và tái hiện sinh động hình ảnh cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca với hai hiện pháp nghệ thuật nổi bật: phép đối lập và phép nhân hóa. Trước tiên, ta thấy nhà thơ đã đem hình ảnh một con người của tự do, thích sống một cuộc sống phóng khoáng của nghệ sĩ đối lập với bản chất dã man, tàn bạo, đê hèn của phát xít; đối lập giữa tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thực phũ phàng, đắng cay, đẫm máu:

Đọc thêm:  Tả quyển sách cũ mà em vừa tìm được trong tủ (Dàn ý + 3 mẫu)

Tây Ban Nhahát nghêu ngaoáo choàng bê bết đỏáo choàng bê bết đỏLor-ca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng du

Và đó chính là sự đối lập giữa tình yêu cái đẹp với sự dã man, tàn bạo.

Bên cạnh phép đối lập, nhà thơ Thanh Thảo còn sử dụng khá thành công và độc đáo phép nhân hóa:

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

Tiếng đàn ở đây không còn là tiếng đàn bình thường nữa mà nó trở thành thân phận của Lor-ca, thân thể và tâm hồn của Lor-ca một linh hồn, thân thể vả tâm trạng đang quằn quại, đau đớn trong tận cùng nỗi xót xa trước những cái xấu xa, tàn bạo. Thanh Thảo mô tả tiếng đàn của Lor-ca cũng giống như Nguyễn Du mô tả tiếng đàn của Thúy Kiều đánh cho Hồ Tôn Hiến nghe:

Một cung gió thảm mưa sầuBốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay…

Tiếng đàn của Lor-ca hay tiếng đàn Thúy Kiều ở đây đã làm lay động cả không gian, lắng sâu vào tâm tưởng của người đọc, gợi lên trong lòng người đọc một tình cảm vừa yêu thương, vừa thông cảm, vừa kính phục trước nhân cách thanh cao của những con người luôn khao khát yêu tự do, yêu cái đẹp nhưng bị thế lực bạo tàn vùi dập; vừa gợi lên trong lòng người đọc sự căm phẫn trước những thế lực xấu xa, bỉ ổi tàn bạo.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong cách miêu tả: dùng “tiếng hát” để chỉ Lor-ca, dùng hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” để nói về cái chết của Lor-ca. Hơn nữa, trong đoạn thơ này, tác giả còn dùng nhiều hình ảnh so sánh như mang tính ẩn dụ sâu sắc như “tiếng ghi-ta nâu “, “tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”. Những hình ảnh so sánh này là những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu, về cái đẹp, về cuộc sống, về cái chết, về nỗi đau và niềm uất hận.

tiếng ghi-ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấytiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi-ta ròng ròngmáu chảy.

Tóm lại, trong đoạn thơ trên, nhà thơ Thanh Thảo đã sử dụng khá nhiều biện pháp nghệ thuật như đối lập, nhân hóa, hoán dụ, so sánh, ẩn dụ để thể hiện những xúc cảm của mình đối với Gar-xi-a Lor-ca. Những biện pháp nghệ thuật này có khi tách biệt, có khi đan xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong đời Lor-ca. Điều đó đã cho thấy sự ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc của Thanh Thảo trước nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha đầy tài hoa ấy. Thanh Thảo, trong đoạn thơ này đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc. Đúng là ” Thơ mở cửa từ trái tim và làm rung động trái tim ” như có người đã từng nói.

Đọc thêm:  Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Rừng xà nu

>>> Những đề văn liên quan đến bài đàn ghita của Lorca

Bên cạnh những bài viết ở trên, chương trình Ngữ văn lớp 12 còn có rất nhiều đề văn liên quan đến bài đàn ghi ta của Lorga như Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, Phân tích hình tượng trung tâm xuyên suốt trong bài thơ Đàn Ghi la của Lor-ca, Phân tích cảm hứng từ cái chết bi thảm của Lor-ca trong bài thơ Đàn Ghi ta của Lor-ca. Các em cần tham khảo dàn ý + những bài văn mẫu này để ôn tập, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, bài thi trên lớp của mình.

2. Phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca: “Tây Ban Nha… ròng ròng máu chảy”, mẫu số 2

Trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca Thanh Thảo thể hiện niềm yêu thương, trân trọng đầy kính phục của mình không những bằng tất cả tâm hồn, tình cảm mà còn bằng cả một nghệ thuật tài hoa. Điều đó đã được thể hiện trong hai khổ đầu của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca:

Tây Ban Nhahát nghêu ngaobỗng kinh hoàngáo choàng bê bết đỏLor-ca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng dutiếng ghi-ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấytiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi-ta ròng ròngmáu chảy.

Trong hai khổ này (khổ 2 và 3 – bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca) nhà thơ Thanh Thảo đã tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-­ca. Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-ca là khi ông bị bọn phát xít sát hại rồi ném xác xuống giếng để phi tang. Khổ thơ thứ hai và thứ ba tập trung khắc đậm ấn tượng về cái chết bi phẫn đó. Để làm nổi bật được điều này, nhà thơ Thanh Thảo đã sử dụng hai biện pháp tu từ nổi bật là phép đối lập và phép nhân hóa. Trong phép đối lập, nhà thơ đã đem sự tự do của người nghệ sĩ đối lập với bạo lực và sự tàn bạo của bọn phát xít; đem tiếng hát yêu đời, vô tư của Lor-ca đối lập với hiện thực phũ phàng đến “kinh hoàng”, đầy máu me (“áo choàng bê bết đỏ”, “tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”). Và trên hết là sự đối lập giữa tình yêu cái đẹp với những thế lực dã man tàn bạo. Trong phép nhân hóa, nhà thơ đã có một hình ảnh nhân hóa khá độc đáo: nhà thơ đã nhân hóa “tiếng ghi-ta” thành một nhân vật (Lor-ca), một cá thể con người đang “ròng ròng máu chảy”. Cách nhân hóa này có sức ám ảnh rất đặc biệt, có sức gợi cảm rất lớn, nó vừa nói lên nỗi bi phẫn của Lor-ca, vừa gợi lên nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước tấn bi kịch của Lor-ca. Với cách nhân hóa này, nhà thơ Thanh Thảo đã cho chúng ta thấy: âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn, thành cả sinh thể, thân thể.

Đọc thêm:  Trắc nghiệm Lịch sử Việt nam từ 1945 đến 1954 (Có đáp án)

phan tich 2 kho dau dan ghita cua lorca

Hướng dẫn phân tích 2 khổ đầu Đàn ghi ta của Lorca

Ngoài ra trong hai khổ thơ này, nhà thơ Thanh Thảo còn sử dụng biện pháp hoán dụ: dùng “tiếng hát” để chỉ Gar-xi-a Lor-ca, dùng ” áo choàng bê bết đỏ” chỉ cho cái chết của Lor-ca. Trong hai khổ thơ này còn dùng biện pháp so sánh và chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao: “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng ghi-ta tròn”. Chúng ta có thể xem những so sánh này là những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu, về cái đẹp,về cái chết, về nỗi đau…

Tóm lại, trong hai khổ thớ thứ hai và thứ ba của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca nhà thơ Thanh Thảo đã đan dệt bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, có khi những biện pháp nghệ thuật này tách bạch ra; có khi đan xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-ca một cách sinh động, đầy gợi cảm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-nghe-thuat-trong-hai-kho-tho-trong-bai-dan-ghi-ta-cua-lor-ca-tay-ban-nha-rong-rong-mau-chay-42383n.aspx Trên đây Taimienphi.vn đã giới thiệu tới các em 2 bài mẫu hướng dẫn phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các em có thể tham khảo thêm các đề văn khác như Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, phân tích bài Đất nước, Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông mà chúng tôi đã tổng hợp và đăng tải trước đó.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button