Các câu hỏi liên quan và các đề văn về bài Từ ấy – Tố Hữu

Tuyển tập các câu hỏi liên quan đến bài Từ ấycác đề văn về bài Từ ấy được Đọc tài liệu tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu cũng như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và thi THPT quốc gia.

I. Các câu hỏi liên quan đến bài Từ ấy – Tố Hữu

Ngoài các câu hỏi liên quan đến bài Từ ấy qua phần soạn bài Từ ấy – Tố Hữu trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được Đọc tài liệu tổng hợp dưới đây.

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Từ ấy”? Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ này?

Trả lời

a. Hoàn cảnh ra đời: tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Bài thơ được trích trong phần “Máu lửa” – phần đầu của tập thơ “Từ ấy”.

b. Ý nghĩa nhan đề:

– Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động CM của nhà thơ Tố Hữu. – Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của CM và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

Câu 2: Trình bày sự chuyển biến trong tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ “Từ ấy”.

Trả lời

– Khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng, hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng của Đảng,của lý tưởng soi rọi vào tận cả con tim khối óc làm bừng sáng một sức sống mới.Tác giả gọi Đảng là “Mặt Trời chân lý”,so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá”… để diễn tả phút giây từ ấy là một mốc thời gian không bao giờ phai nhòa trong trái tim của người CM trẻ tuổi. – Khổ thơ thứ hai là nhận thức mới về lẽ sống: khi được giác ngộ lí tưởng CM, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó,hài hòa giữa “cái tôi” cái nhân và “cái ta” chung của mọi người. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…mạnh khối đời.” – Khổ cuối là sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm:vượt qua giới hạn cái tôi để đến với cái ta chung.Nhà thơ tự nguyện là đứa con của nhân dân,vì nhân dân phục vụ.

Đọc thêm:  Dàn ý kể lại cuộc giao tranh của Sơn Tinh Thủy Tinh bằng trí tưởng

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Tr 44, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

2. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3. Xác định biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Trả lời

1. Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ trẻ thể hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng.

2. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.

3. Biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ:

– Hai câu đầu : Ẩn dụ : nắng hạ ; mặt trời chân lí – Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm ; nhà thơ có niềm xúc động thành kính, thiêng liêng. – Hai câu tiếp : so sánh: hồn tôi- vườn hoa lá…đậm hương…tiếng chim – Hiệu quả nghệ thuật: Tác giả đón nhận lí tưởng bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi. Niềm vui hoá thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tươi xanh, rực rỡ, hương thơm lan toả ngọt ngào.

Câu 4: Vì sao bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả?

Trả lời

Tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai…

Câu 5: Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ diễn ra như thế nào?

Trả lời

Niềm vui giác ngộ lí tưởng- nhận thức mới về lẽ sống- biến chuyển tình cảm.

Câu 6: Anh (chị) có nhận xét gì về các hình ảnh được tác giả tô đậm trong khổ đầu của bài thơ ? Những hình ảnh ấy biểu hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào khi bắt gặp lí tưởng cộng sản ?

Trả lời

Các hình ảnh trong khổ đầu của bài thơ đều là những hình ảnh được tô đậm thể hiện tính đột ngột, mạnh mẽ, chói lọi, tưng bừng : “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, “vườn hoa lá”, “rất đậm hương”, “rộn tiếng chim”.

Đọc thêm:  Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân - Thủ thuật - TaimienPhi.vn

Những hình ảnh ấy nói rằng, lí tưởng cộng sản lần đầu đến với Tố Hữu như một luồng ánh sáng quá đột ngột và vô cùng mãnh liệt khiến nhà thơ trẻ tuổi cơ hồ như bị choáng váng. Lí tưởng ấy đem đến cho nhà thơ, cùng với luồng ánh sáng chói lọi, một niềm vui lớn : tác giả cảm thấy tâm hồn mình như một khu vườn đầy hoa và rộn rã tiếng chim. Tâm trạng này chứng tỏ Tố Hữu rất say mê lí tưởng cộng sản.

Câu 7: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” đối với người chiến sĩ và nhà thơ Tố Hữu.

Trả lời

Lí tưởng đối với Tố Hữu không phải chỉ là chuyện của nhận thức lí trí mà còn là chuyện của tình cảm, chuyện của trái tim.

Có tình cảm thì lí tưởng trở thành hành động cách mạng. Có tình cảm thì lí tưởng có thể trở thành thơ. Sở dĩ lí tưởng cộng sản không chỉ tác động tới nhận thức lí trí mà còn tác động tới tình cảm (“chói qua tim”) của Tố Hữu nữa, vì lí tưởng cộng sản mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc hướng về nhân loại cần lao bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ.

Câu 8: Ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã giúp Tố Hữu giác ngộ được điều gì mới mẻ ? Vì sao có sự giác ngộ ấy ? Hãy phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba để chứng minh.

Trả lời

Giác ngộ lí tưởng cộng sản là giác ngộ về lập trường giai cấp vô sản, nghĩa là đứng vào hàng ngũ của các giai cấp cần lao. Trong xã hội cũ, đó là những giai cấp nghèo khổ nhất.

Cho nên, giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu tự nguyện “buộc lòng” mình với “bao hồn khổ”, với “những kiếp phôi pha”, với những em “không áo cơm cù bất cù bơ”.

Câu 9: Anh (chị) có nhận xét gì về việc sử dụng các từ ngữ “mọi người”, “bao hồn khổ”, và một loạt số từ “trăm nơi”, “vụn nhà”, “vạn kiếp”, “vụn đầu em nhỏ”. Ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ ấy ?

Trả lời

Cần hiểu những số từ “trăm” hay “vạn” ở đây không có nghĩa là một trăm, một vạn mà có nghĩa là rất nhiều, là tất cả, tựa như “mọi” người, “mọi” nơi, “mọi” nhà, “mọi” em nhỏ, v.v.

Chủ nghĩa cộng sản nêu khẩu hiệu : “Giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, giải phóng mọi giai cấp cần lao, mọi dân tộc bị áp bức, tiến tới thế giới đại đồng. Vì thế người cộng sản gắn bó với mọi người, với “trăm nơi”, “vạn nhà”, v.v.

Đọc thêm:  Soạn văn 8, soạn bài lớp 8 tập 1, tập 2 chi tiết, dễ hiểu - VnDoc.com

Câu 10: Anh (chị) có nhận xét gì khi tác giả sử dụng các từ “là con”, “là em”, “là anh” trong khổ thứ ba của bài thơ ? Ý nghĩa của việc sử dụng các từ ấy ?

Trả lời

Đây đều là những từ chỉ quan hệ gia đình, quan hệ ruột thịt. Nhà thơ cộng sản muốn gắn mình với những lớp người nghèo khổ bằng quan hệ tình cảm thân thiết như thế.

Câu 11: Nhận xét và phân tích đặc điểm của giọng thơ và nhịp thơ trong bài Từ ấy.

Trả lời

Giọng thơ hào hứng sôi nổi, nhịp thơ hăm hở dồn dập. Chú ý những hình ảnh rực rỡ, tươi vui, rộn ràng và việc sử dụng điệp từ với tần số cao và ngày càng dồn dập.

II. Các đề văn về bài Từ ấy – Tố Hữu

Các đề văn về Từ ấy – Tố Hữu được Đọc tài liệu tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.

Đề 1: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

(Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy – Phân tích bài thơ Từ ấy ngắn gọn)

Đề 2: Phân tích lẽ sống trong bài thơ từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

Đề 3: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Đề 4: Phân tích khổ 2 Từ ấy của Tố Hữu

Đề 5: Phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Đề 6: Nêu cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Từ ấy – Tố Hữu

Đề 7: Nêu cảm nhận hai khổ thơ đầu trong bài Từ ấy – Tố Hữu

Đề 8: Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy – Tố Hữu

Đề 9: Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 3 bài Từ ấy – Tố Hữu

Đề 10: Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Từ ấy – Tố Hữu

Đề 11: So sánh quan niệm sống trong bài Vội vàng và Từ ấy

Đề 12: Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay qua bài thơ Từ ấy

(Tham khảo: Lập dàn ý Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay qua bài thơ Từ ấy)

Với những đề văn về Từ ấycác câu hỏi liên quan đến bài Từ ấy ở trên, Đọc tài liệu đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button