Các yếu tố cấu thành nên quốc gia. Những điều bạn cần biết

Quốc gia là gì?

Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.

Quốc gia là chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế. Tính đến hiện nay có khoảng 195 quốc gia trên thế giới. Định nghĩa quốc gia thường được thảo luận dưới tiêu đề “tư cách quốc gia” hay “sự hình hành quốc gia”. Thông thường các giáo trình khi đề cập đến định nghĩa về quốc gia thường bắt đầu bằng Công ước về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia năm 1933 (gọi tắt là Công ước Montevideo). Công ước này không phải là một điều ước đa phương phổ quát, mà chỉ là một điều ước gồm thành viên là 16 quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Mặc dù hạn chế về tính phổ quát, nhưng, cho đến hiện nay, Công ước Montevideo năm 1933 là văn bản pháp lý duy nhất trong luật pháp quốc tế đưa ra một định nghĩa quốc gia. Do đó, đây là điểm khởi đầu tốt để thảo luận về vấn đề này. Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.

Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như “Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á”. Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau.

Đọc thêm:  ReactJS là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về ReactJS

Tính từ “quốc gia” là dùng để chỉ mức độ quan trọng tầm cỡ quốc gia và/hoặc được chính phủ bảo trợ như “Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hội đồng quốc gia biên soạn từ điển…”

Về phương diện công pháp quốc tế thì một chủ thể được xem là quốc gia khi có đầy đủ các yếu tố sau: lãnh thổ, dân cư và có chính quyền. Quốc gia là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật quốc tế.

Hiện nay thì thế giới có 195 quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc, bao gồm 193 quốc gia và 2 quan sát viên là Thành Vatican và Palestine.

Các yếu tố cấu thành nên quốc gia

Điều 1 của Công ước quy định: “Một quốc gia với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau: a) dân cư thường trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyền; và d) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.”

Theo quy định nêu trên thì Quốc gia được tạo thành từ bốn yếu tố lần lượt là: Dân cư thường trú, lãnh thổ xác định, chính quyền, khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác. Cụ thể

Lãnh thổ:

Là một trong những yếu tố cần thiết cho sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, dưới lòng đất, lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia nào, quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chính thế giới với vị trí và địa danh rõ ràng, tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng lãnh thổ hoàn toàn được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình.

Đọc thêm:  Sugar baby nghĩa là gì? Quan hệ sugar baby - sugar daddy vi phạm?

Dân cư:

Một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân cư ổn định trên lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinh sống ổn định lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia, quốc gia cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình, có lịch sử truyền thống văn hóa, nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống, gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại.

Chính phủ:

Là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyền được nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền và quyền lực trong việc thực hiện các quan hệ đối nội, đối ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp, hành pháp và tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hình thức, thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế, có khả năng thiết lập quan hệ pháp luật quốc tế.

Như vậy, khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ, dân cư ổn định, quốc gia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật quốc tế mà không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào.

Khả năng tham gia vào các mối quan hệ với các quốc gia khác

Một quốc gia phải có có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: “khả năng” này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình.

Đọc thêm:  Seedbox là gì? Cách sử dụng ra sao?

Nếu không đáp ứng bốn yếu tố nêu trên thì không được coi là một quốc gia. Ví dụ như: Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng Vaticăng là quốc gia nhỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế Vaticăng không phải là một quốc gia độc lập theo đúng nghĩa. Nhìn dưới góc độ các yếu tố cấu thành ta thấy: Tòa thánh Vaticăng có lãnh thổ xác định với diện tích rất nhỏ khoảng 0,4km2 và nằm trọn trong lãnh thổ của Italia, có dân cư sinh sống khoảng 1000 người, có bộ máy điều hành, có khả năng tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp luật quốc tế nhất định (Tòa thánh Vaticăng đã tham gia một số công ước quốc tế như: Công ước Viên 1961 về thiết lập quan hệ ngoại giao, tòa thánh còn tham gia với tư cách quan sát viên của một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc…). Nhìn vào hình thức bên ngoài, Tòa thánh giống như một quốc gia tồn tại độc lập, nhưng nếu xem xét sâu xa các yếu tố này, Vaticăng lại không phải một quốc gia, vì:

+ Về lãnh thổ mà Vaticăng đặt trụ sở thực chất thuộc về Italia, Vaticăng có được lãnh thổ này là do một điều ước quốc tế được ký kết giữa Italia và Vaticăng.

+ Về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vaticăng đều là công dân của rất nhiều quốc gia khác nhau: Thụy Sỹ, Italia…họ chỉ được coi là dân cư của Vaticăng khi họ phục vụ cho Giáo hoàng. Yếu tố dân cư không mang tính ổn định, họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ với Vaticăng.

+ Về Chính phủ: Giáo hoàng của Vaticăng không phải là một thiết chế quyền lực và Vaticăng không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó, khi cần để duy trì quyền lực nhà nước Vaticăng cần phải có sự trợ giúp của Italia. Chính phủ này không giống trật tự của các Chính phủ khác trên thế giới.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button