Học phát âm tiếng Việt chuẩn không có trong sách giáo khoa – Monkey
Tại sao phải học phát âm tiếng Việt chuẩn?
Tiếng Việt được xem là một trong những ngôn ngữ “khó nói” nhất thế giới vì có nhiều thành phần từ nguyên âm, phụ âm còn có cả thanh điệu, nếu phát âm không đúng sẽ khiến người khác không hiểu bạn nói gì, cũng như sẽ làm hạn chế khả năng giao tiếp với mọi người. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ bắt đầu học tiếng Việt, đây là giai đoạn các bé bắt đầu tập nói, làm quen với một ngôn ngữ.
Thông thường, các bé bắt đầu biết nói là do quá trình nghe nhiều nên mới dần hình thành khả năng nói. Tuy nhiên, trong tiếng Việt còn có khả thanh điệu mà các ngôn ngữ khác không có, nên việc phát âm đòi hỏi cần phải đúng cả thanh điệu và âm vần.
Vậy nên, việc hướng cho bé học cách phát âm tiếng Việt chuẩn ngay khi còn nhỏ sẽ giúp bé nói đúng chính tả, tăng khả năng giao tiếp tốt hơn và quan trọng giúp quá trình học tập hiệu quả hơn. Đây là điều quan trọng nhất khi học tiếng Việt mà bố mẹ cần lưu ý để hỗ trợ con mình phát triển toàn diện tốt hơn.
Đặc điểm phát âm và âm tiết cần biết khi học cách phát âm tiếng việt chuẩn
Bản chất của tiếng Việt được tạo nên từ chữ quốc ngữ, được giáo sĩ phương tây truyền thụ để thay thế cho chữ Hán thời xưa. Về mặt ngữ âm thì tiếng Việt được hình thành từ nhiều thanh điệu khác nhau nên cách phát âm cũng sẽ có sự đặc biệt riêng. Các âm tiết được tách rời thành từng phần nên việc học phát âm tiếng Việt cũng dễ dàng và rành mạch hơn các ngôn ngữ khác.
Trong quãng đời hình thành và phát triển, bất kỳ người Việt nào cũng phải trải qua quá trình học và phát âm tiếng Việt chuẩn. Một “tiếng” ở tiếng Việt sẽ được cấu tạo bởi 3 bộ phận là âm đầu, vần và thanh điệu, trong đó vần sẽ chia nhỏ thành 3 phần là âm chính, âm đệm và âm cuối. Sự kết hợp của bộ 3 này sẽ giúp tiếng được tạo nên và rõ nghĩa hơn.
Hướng dẫn học phát âm tiếng Việt chuẩn
Trong cách học phát âm tiếng Việt chuẩn chỉ có một, nên khi học và dạy thì tất cả đều có tính nhất quán với nhau. Cụ thể:
Nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó, trước hết mọi người đều phải bắt đầu bằng việc nhận biết bảng chữ cái. Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay sẽ có 29 chữ cái bao gồm:
– 9 nguyên âm đơn a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư; 3 nguyên âm đôi iê, uô, ươ cùng 2 nguyên âm ngắn: ă, â
– 17 phụ âm đơn b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x và 9 phụ âm đôi gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng.
Hướng dẫn học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn
Sau khi đã nhận biết được bảng chữ cái tiếng Việt, tiếp theo bố mẹ cần hướng dẫn bé cách phát âm bảng chữ cái đó. Mục đích là để các bé có thể phát âm chuẩn các chữ, từ đó mới có thể phát âm đúng các từ. Vì trong học cách phát âm tiếng Việt chuẩn này chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm thì đã có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà chưa cần biết nghĩa.
Cách phát âm các chữ trong tiếng Việt như sau:
Nguyên âm “a”
Khi phát âm miệng há to, lưỡi hơi nằm ngang. Đồng thời khi đọc hơi đưa lên khoang miệng và bật hơi rồi phát ra tiếng.
Nguyên âm “u”
Phát âm phần môi sẽ chu ra nhiều về phía trước, lưỡi đẩy về phía sau với mặt lưỡi hơi nâng cao. Đồng thơi hơi khi đọc cũng đưa lên khoang miệng, bật hơi và phát ra tiếng.
Nguyên âm “o”
Miệng tròn hơi đưa môi về phía trước, cùng với độ mở khoang miệng sẽ nhỏ hơn âm “a”, phần lưỡi sau nâng lên và bật hơi để phát ra tiếng.
Nguyên âm “i”
Môi khi phát âm sẽ căng ra như mỉm cười, đầu lưỡi sẽ tì mạnh vào hàm dưới. Đồng thời, đưa hơi lên khoang miệng và bật hơi để phát ra tiếng.
Nguyên âm “e”
Môi trùng, hai mép khoang miệng hơi kéo sang hai bên. Phần đầu lưỡi sẽ tỳ vào hàm dưới, hai mép bên của lưỡi cũng sẽ tỳ vào hàm trên. Đồng thời đưa hơi lên khoang miệng và bật hơi phát tiếng.
Phụ âm “b”
Khi học phát âm thì hai môi chạm với nhau và không đưa hơi thoát lên mũi, giữ hơi trong khoang miệng. Sau đó mở miệng bật hơi mạnh để phát ra tiếng. (Đọc là “bờ”)
Phụ âm “m”
Hai môi sẽ chạm nhẹ vào nhau, đưa hơi thoát lên mũi sau đó mở miệng phát tiếng. (Đọc là “mờ”.
Phụ âm “ph”
Phần răng hàm trên sẽ cắn nhẹ ở môi dưới, đồng thời đây nhẹ hơi ra ngoài sẽ tạo ra tiếng “phì” kéo dài. Sau đó há miệng và bật hơi ra. (Đọc là “phờ”).
Phụ âm “v”
Khi phát âm răng hàm trên sẽ cắn nhẹ vào môi dưới, đồng thời đẩy hơi ra ngoài. Sau đó há miệng và bật hơi ra. (Đọc là “vờ”).
Phụ âm “t”
Khi phát âm đầu lưỡi sẽ đẩy vào răng, không đưa hơi thoát lên mũi để có thể tạo khoang miệng kín, tập trung hơi ở miệng. Sau đó bắt đầu đẩy lưỡi vào răng rồi bật hơi mạnh. (Đọc là “tờ”).
Phụ âm “th”
Cách phát âm cũng tương tự như âm “t” với đầu lưỡi chạm vào răng trên, sau đó giữ hơi trong khoang miệng. Sau đó sẽ đẩy lưỡi vào răng rồi thổi nhẹ hoi ra ngoài. (Đọc là “thờ”).
Phụ âm “d”
học phát âm tiếng Việt chuẩn thì phần đầu lưỡi sẽ chạm vào chân răng trên (nếu chạm nhẹ tay vào cổ sẽ thấy sự rung nhẹ), sau đó sẽ đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi xuống rồi phát ra tiếng. (Đọc là “dờ”).
Phụ âm “n”
Lúc phát âm phần đầu lưỡi sẽ chạm vào chân răng trên, đồng thời đưa hơi thoát lên mũi và bật lưỡi rồi phát ra tiếng. (Đọc là “nờ”).
Phụ âm “s”
Ban đầu sẽ cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau rồi tạo một âm “sì” kéo dài. Sau đó sẽ há miệng và phát ra tiếng. (Đọc là “sờ”).
Phụ âm “ch”
Khi học cách phát âm tiếng Việt chuẩn thì mặt lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi sẽ chạm nhẹ vào răng dưới. Đồng thời khẩu hình miệng sẽ tọa âm “xì” nhẹ. Đồng thời bật hơi và phát ra tiếng. (Đọc là “chờ”).
Phụ âm “kh”
Gốc lưỡi khi đọc sẽ chạm nhẹ lên vòm miệng, đồng thời sẽ tạo âm “khừ” trong miệng rồi sau đó bật hơi và phát ra tiếng. (Đọc là “khờ”).
Phụ âm “g”
Cũng tương tự như âm “kh” với gốc lưỡi sẽ chạm nhẹ lên vòm miệng tạo thành âm “gừ…” trong miệng, sau đó sẽ bật hơi và phát ra tiếng. (Đọc là “gờ”).
Phụ âm “l”
Khi đọc thì phần đầu lưỡi sẽ chạm lên phần vòm miệng, đẩy hơi qua miệng không đưa lên mũi. Sau đó sẽ bật lưỡi rồi phát ra tiếng. (Đọc là “lờ”).
Phụ âm “nh”
Đầu lưỡi sẽ chạm nhẹ vào hàm răng dưới, cùng với mặt lưỡi sẽ chạm nhẹ lên vòm trên như âm “chờ”. Sau đó đưa hơi thoát lên mũi rồi mở miệng, hạ lưỡi xuống và phát ra âm. (Đọc là “nhờ”).
Phụ âm “h”
Há miệng nhẹ, sau đó giữ hơi trong khoang miệng, rồi bật mạnh mặt lưỡi vào vòm miệng rồi phát ra tiếng. (Đọc là “hờ”).
Phụ âm “k, c, qu”
Cách đọc đều là “cờ” với gốc lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, giữ hơi trong miệng sau đó hạ lưỡi xuống rồi đẩy mạnh hơi ra phát ra tiếng.
Lưu ý: Khi học phát âm tiếng Việt chuẩn trên không cần quá đặt nặng việc phải nhớ tên của các mặt chữ như “a, bờ, cờ…). Đồng thời, khi dạy các bé thì tốt nhất mọi người nên hướng dẫn theo cách đọc phổ thông của tiếng Việt là “ bờ, cờ, dờ… thay vì là bê, xê, dê….).
Xem thêm: Câu lạc bộ tiếng Việt tiểu học giúp bé nâng cao khả năng học tập tốt, kết nối và giao tiếp giỏi
Ngoài ra, để giúp các bé học cách phát âm tiếng Việt chuẩn thì bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm của Vmonkey. Đây là ứng dụng dạy tiếng Việt trực tuyến theo chương trình GDPT mới nhất, giúp bé làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua các mẩu chuyện đa dạng chủ đề, những trò chơi học vần thú vị. Qua đó hỗ trợ bé nhận diện vần đến tạo từ, phát âm đúng chuẩn nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đồng thời, thông qua Vmonkey sẽ giúp bố mẹ đồng hành, gắn kết cùng con trên chặng đường phát triển toàn diện một cách tự nhiên nhất.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên về cách học phát âm tiếng Việt chuẩn, bố mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn và đồng hành cùng bé luyện nói và giao tiếp tốt hơn.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!