3 câu lệnh Phát tín (Broadcast) trong Scratch – MindHub

Phát tín hay Broadcast trong Scratch là câu lệnh có vai trò kết nối các nhân vật (sprite) trong dự án với nhau. Hãy cùng MindHub tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng các câu lệnh này nhé!

Các câu lệnh Phát tín – Broadcast trong Scratch

Có 3 khối lệnh về Broadcast trong Scratch. Chúng nằm trong nhóm khối lệnh màu vàng Điều kiện:

  1. Phát tín () – Broadcast (): Câu lệnh này chỉ có ý nghĩa phát đi một thông báo, không bao gồm hiệu ứng gì khác.
  2. Phát tín () và đợi – Broadcast () and wait: Gửi thông báo và đợi khi thông báo và các câu lệnh của nhân vật nhận thông báo chạy xong, nhân vật này mới chạy các câu lệnh kế tiếp.
  3. Khi nhận () – When I receive (): Chạy các khối lệnh khi nhận được thông báo

3 khối lệnh phát tín - broadccast trong Scratch

Phân biệt câu lệnh Phát tín và Phát tín và đợi

Khối lệnh Phát tin sẽ phát ra tín hiệu, sau đó tiếp tục thực hiện các khối lệnh tiếp theo đó mà không quan tâm liệu các hành động xảy ra khi nhận được tín hiệu đó có được thực hiện xong hay chưa

Trong khi đó, khối lệnh Phát tin và đợi sẽ phát ra tín hiệu, sau đó đợi cho các hành động xảy ra khi nhận được tín hiệu đó thực hiện xong rồi mới tiếp tục thực hiện các khối lệnh tiếp theo đó

Đọc thêm:  Vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội

Ứng dụng của các câu lệnh Phát tín trong lập trình

  • Tổ chức một cuộc thảo luận: Các nhân vật trò chuyện với nhau trong một cảnh. Broadcast có thể nhắc nhân vật trả lời câu hỏi hoặc phản hồi ý kiến của sprite khác đưa ra.
  • Phản hồi một sự kiện: Dùng broadcast để sprite thể hiện phản ứng với một sự kiện. Ví dụ, nhân vật có thể di chuyển hoặc thay đổi diện mạo khi điều gì đó xảy ra.
  • Thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc: Broadcast có thể gửi một thông báo tới nhiều sprite để tất cả cùng nhau thực hiện tại một thời điểm. Điều này khiến câu chuyện kể trở nên hấp dẫn hơn.
  • Kiểm soát gameplay: Chỉ định thời gian game bắt đầu. Sau khi các hướng dẫn xuất hiện trên màn hình, một thông báo được phát đi có thể khởi chạy trò chơi. Sử dụng nó để làm cho các mục tiêu xuất hiện hoặc bắt đầu một bộ đếm thời gian.
  • Sắp xếp script: Broadcast giúp bạn phân chia các tập lệnh dài thành nhiều phần nhỏ để chúng hiển thị đầy đủ trên màn hình và dễ gỡ lỗi hơn khi có vấn đề xảy ra.
  • Thông báo kết thúc trò chơi: Thiết lập hành động xảy ra khi game kết thúc. Dùng broadcast trong Scratch để thông báo cho người chơi biết game đã kết thúc. Ví dụ, bạn có thể hiện một thông báo như GAME OVER. Bạn cũng có thể dùng broadcast báo dừng chơi game bằng cách ẩn các mục tiêu để ngăn người chơi ghi nhiều điểm hơn.
  • Chuyển màn: Chúng ta có thể sử dụng các câu lệnh broadcast để lập trình cho các màn khác nhau trong trò chơi.
Đọc thêm:  Điểm đặc biệt của địa phương bỏ ra 1 đồng ngân sách thu về 8-9

Tham khảo dự án Vua Tiếng Việt sử dụng câu lệnh Phán tín để thông báo thắng thua cho trò chơi.

Ứng dụng khối lệnh Phát tín để lập trình thông báo kết thúc trò chơi Vua Tiếng Việt

Trên đây MindHub đã giới thiệu các câu lệnh Phát tín và ứng dụng của các câu lệnh Phát tín trong lập trình các dự án Scratch. Hy vọng nó sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn lập trình dự án Scratch hay ho!

MindHub cung cấp các khóa học Lập trình Scratch với lộ trình ngắn gọn, súc tích nhằm trang bị những kiến thức nền tảng về lập trình nói chung và Scratch nói riêng cho người học từ 7-12 tuổi. Tham khảo Khóa học Lập trình Scratch 3.0 Cơ bản – Game Maker. Ngoài Scratch, MindHub cũng cung cấp các khóa học lập trình phù hợp cho từng độ tuổi riêng biệt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button