Thuyết trình bằng tiếng Anh: Tất tần tật những điều cần biết
Thuyết trình bằng tiếng Anh là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong học tập và công việc.Vậy cấu trúc đầy đủ của một bài thuyết trình tiếng Anh bao gồm những gì? Làm thế nào để có một bài thuyết trình tiếng Anh thu hút và ấn tượng với người nghe? Và đặc biệt các chủ đề để thuyết trình bằng tiếng Anh hay và thường gặp. Hãy cùng TOPICA Native khám phá cẩm nang từ A đến Z những điều bạn cần biết khi thuyết trình bằng tiếng Anh nhé.
Xem thêm:
-
- Trọn bộ hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn bằng tiếng Anh
- 3 bước chuẩn bị để có một bài thuyết trình tiếng anh tự tin
- 70 mẫu câu thuyết trình tiếng Anh giúp bạn tự tin như chuyên gia
1. Cấu trúc của bài thuyết trình bằng tiếng Anh
Một bài thuyết trình bằng tiếng Anh cần có cấu trúc đơn giản và hợp lý, tránh sự phức tạp, dài dòng, lan man và đưa ra những thông tin không cần thiết. Dưới đây là cấu trúc lý tưởng nhất của một bài thuyết trình bằng tiếng Anh. Cấu trúc này giúp bạn thuyết trình một cách chuyên nghiệp, có logic và người nghe dễ dàng theo dõi nội dung mà bạn muốn truyền tải.
1.1. Chào hỏi
Với phần đầu tiên của buổi thuyết trình, bạn nên có lời chào mừng những người tham dự để thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự. Khi chào hỏi trước đám đông đang nghe, bạn có thể dùng các mẫu câu sau:
- Good morning, ladies and gentlemen : Chào buổi sáng quý ông/bà
- Good afternoon, everybody : Chào buổi chiều mọi người
1.2. Phần giới thiệu
Chào mừng người tham dự và giới thiệu bản thân
Với phần đầu tiên của buổi thuyết trình, bạn nên có lời chào mừng những người tham dự để thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự. Phần mở đầu là phần đơn giản nhất, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng bởi sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ tới những người tham dự.
Sau đó, người thuyết trình sẽ tự giới bản thân (hoặc một nhóm). Một phần mở đầu tốt giúp bạn có tâm lý tự tin, thoải mái hơn để tiếp tục thuyết trình, cũng như khiến người tham dự phải chú ý theo dõi những nội dung tiếp theo. Trong phần giới thiệu, điều quan trọng nhất là sự tự tin và tính hấp dẫn trong từng lời nói. Điều này sẽ giúp bạn truyền năng lượng vào bài thuyết trình của mình.
Giới thiệu chủ đề thuyết trình
Trong phần này, bạn cần trình bày chủ đề và mục đích của buổi thuyết trình một cách khéo léo và gây tò mò, hứng thú cho người theo dõi. Một số nội dung cần được đề cập tới là chủ đề bài thuyết trình, phạm vi đề tài, những vấn đề được khai thác, mục tiêu của bài thuyết trình, lợi ích đối với người nghe và thời gian dự kiến của bài thuyết trình.
Giới thiệu cấu trúc bài thuyết trình tiếng Anh
Sau khi giới thiệu về chủ đề, bạn sẽ dẫn dắt và giới thiệu cho mọi người biết cấu trúc bài thuyết trình gồm những phần nào để mọi người tiện hơn trong việc theo dõi.
1.3. Phần nội dung chính
Trình bày nội dung chính của bài thuyết trình
Đây là phần quan trọng và có thời gian dài nhất trong bài thuyết trình. Nội dung trong phần này chủ yếu do người thuyết trình biên soạn ra, tùy theo chủ đề và mục tiêu của bài thuyết trình. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ vựng và mẫu câu sử dụng để hoàn thiện nội dung chính trong bài thuyết trình của mình.
Phần nội dung chính sẽ bao gồm tất cả những thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề bạn đã đưa ra ở phần giới thiệu. Hãy phân chia rõ ràng thành nhiều khía cạnh khác nhau – điều quan trọng là bố cục phải có logic hợp lý để người nghe có thể theo dõi dễ dàng. Bạn có thể phân chia phần nội dung chính theo mức độ ưu tiên hoặc trình tự thời gian.
Sau khi đã xác định được những ý chính trong bài thuyết trình, bạn nên tìm thông tin để bổ trợ cho nó. Ví dụ: Bạn có thể làm cho lập luận của mình mạnh mẽ hơn thông qua sử dụng sơ đồ, biểu đồ hoặc liên kết ý chính với một ví dụ cụ thể trong cuộc sống… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nên sử dụng nội dung bổ sung một cách hợp lý, tránh làm bài thuyết trình lan man, phức tạp.
Chuyển sang các vấn đề khác
Kết hợp những câu chuyển ý sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn thêm liền mạch và thu hút hơn.
Giới thiệu hình ảnh trong bài thuyết trình
Khi thuyết trình, bạn nên chèn thêm những hình ảnh vào để minh họa, vừa giúp bài thuyết trình thêm sinh động, vừa làm cho người nghe dễ hình dung hơn.
Tổng hợp lại bài thuyết thuyết trình
Ở phần kết bài, bạn có thể tóm tắt lại nội dung chính, khẳng định lại chủ đề, giúp người nghe dễ hiểu về bài thuyết trình và có thể hệ thống lại kiến thức.
Cảm ơn khán giả và mời đặt câu hỏi
Ở phần kết bài, bạn có thể tóm tắt lại nội dung chính, khẳng định lại chủ đề. Sau đó, trong bài thuyết trình bằng tiếng anh, chúng ta thường sẽ cảm ơn người nghe, và sau đó mời họ đặt câu hỏi hoặc đóng góp ý kiến về bài thuyết trình, phần này còn được gọi là phần Q&A (Question and Answer). Trong phần kết luận, bạn cũng nên thuyết trình với sự tự tin và lôi cuốn để củng cố niềm tin cho người nghe về một bài thuyết trình ấn tượng và hữu ích.
2. Một số tips nhỏ khi thuyết trình
Kiểm tra lại xem bạn đã thực sự hiểu câu hỏi hay chưa và dành ít thời gian để nghĩ câu trả lời
- Thank you. So you would like further clarification on our strategy? (Cảm ơn anh. Vậy là anh muốn làm rõ hơn nữa về chiến lược của chúng tôi phải không ạ?)
- That’s an interesting question. How are we going to get voluntary redundancy? (Thật là một câu hỏi thú vị. Làm thế nào mà chúng ta tự nguyện nghỉ việc?)
- Thank you for asking. What is our plan for next year? (Cảm ơn ông đã hỏi. Kế hoạch của chúng tôi trong năm tới là gì?)
Kiểm tra xem người hỏi đã hài lòng với câu trả lời chưa
- Does this answer your question? (Đây có phải là câu trả lời của anh không)
- Do you follow what I am saying? (Anh có theo kịp những gì tôi nói không?)
- I hope this explains the situation for you. (Tôi hy vọng câu trả lời này giải thích tình huống của anh.)
- I hope this was what you wanted to hear! (Tôi hy vọng câu trả lời này là những gì anh muốn nghe!)
Trong trường hợp bạn công biết câu trẻ lời, hãy thẳng thắn nói rằng mình không biết. Điều đó sẽ tốt hơn việc bạn đoán mò và có thể sai. Khi đó, bạn có thể dùng những câu sau;
- That’s an interesting question. I don’t actually know off the top of my head, but I’ll try to get back to you later with an answer. (Đó là một câu hỏi thú vị. Thực ra tôi không thể trả lời câu hỏi này ngay bây giờ, nhưng tôi sẽ cố đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này sau.)
- I’m afraid I’m unable to answer that at the moment. Perhaps I can get back to you later. (Tôi e là tôi không thể giải đáp ngay lúc này. Có lẽ tôi có thể quay trở lại với anh sau.)
- Good question. I really don’t know! What do you think? (Câu hỏi hay đấy. Tôi thực sự không biết! Anh nghĩ sao?)
- That’s a very good question. However, we don’t have any figures on that, so I can’t give you an accurate answer. (Đó là một câu hỏi rất hay. Tuy nhiên, chúng tôi không có số liệu nào về vấn đề đó cả, vì vậy tôi không thể đưa ra lời giải đáp chính xác cho anh được.)
- Unfortunately, I’m not the best person to answer that. (Thật không may, tôi không phải là người giỏi nhất để trả lời câu hỏi đó.)
Khi bạn cảm thấy khán giả không còn chú tâm vào bài thuyết trình thì hãy diễn đạt lại những gì bạn đã nói:
- Let me just say that in another way. (Để tôi nói theo cách khác.)
- Perhaps I can rephrase that. (Có lẽ tôi sẽ diễn đạt lại điều đó.)
- Put another way, this means… (Nói cách khác, điều này có nghĩa…)
- What I mean to say is… (Những gì tôi muốn nói là…)
- Can’t remember the word? (Không thể nhớ ngay được phải không ạ?)
Lưu ý: Khi nói giọng đều người khác sẽ cảm thấy bài thuyết trình chán và buồn ngủ. Vì vậy, bạn nên nhấn nhá, thay đổi tốc độ và giọng điệu để tăng sự chú ý
Ví dụ: The first strategy involves getting to know our market (ngừng) and finding out what they want. (ngừng) Customer surveys (ngừng), as well as staff training (ngừng), will help us do this.
3. Từ vựng cần thiết khi thuyết trình bằng tiếng Anh
Dưới đây là một số từ vựng cơ bản bạn có thể sử dụng khi thuyết trình bằng tiếng Anh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy xem cả kho từ vựng tiếng Anh giúp bạn tự tin thuyết trình hiệu quả.
3.1 Từ vựng cho phần lời chào mở đầu
- Good morning/ afternoon/ evening, ladies and gentlemen. – Xin chào các quý bà và các quý ông!
- On behalf of Company X, allow me to extend a warm welcome to you – Thay mặt cho công ty X, cho phép tôi gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất tới các bạn.
- First of all, let me thank you all for coming here today. – Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã đến đây ngày hôm nay.
- I’m happy/ delighted that so many of you could make it today. – Tôi rất hạnh phúc/ vui mừng khi nhiều bạn đến tham dự ngày hôm nay.
- I’m pleased to welcome you today. – Tôi vui mừng chào đón các bạn trong ngày hôm nay.
- It’s good to see you all here. – Thật vui khi được gặp tất cả các bạn tại đây.
3.2 Từ vựng giới thiệu bản thân
- Let me briefly introduce myself. I’m X from… and I am delighted to be here today to talk to you about … – Hãy để tôi tự giới thiệu về bản thân. Tôi là X đến từ… và tôi thật vinh dự được có mặt hôm nay để nói về…
- For those of you who don’t know me, my name’s… – Một vài người trong số các bạn không biết tôi là ai, tên tôi là…
- Let me just start by introducing myself. My name is… – Hãy để tôi bắt đầu bằng việc tự giới thiệu về bản thân nhé. Tên tôi là….
- I’m … , from [Class]/[Group]: Tôi là…, đến từ lớp/nhóm…
- Let me introduce myself; my name is …, member of group … Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm…
- Today I’m here to present to you about [tên đề tài]. (Hôm nay tôi ở đây để trình bày với các bạn về […]).
- I’m glad to be here to give you our impressive presentation about [tên đề tài].
3.3 Từ vựng dẫn dắt mọi người vào bài thuyết trình
- I’ll start with some general information about …(Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…)
- I’d just like to give you some background information about… (Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lượt về…)
- As you remember, we are concerned with… (Như quý vị cũng biết, chúng ta đang quan tâm đến…)
- As you are all aware / As you all know… (Như các bạn đều biết…)
- As I said at the beginning…(Như tôi đã nói lúc đầu…)
- This, of course, will help you (to achieve the 20% increase). (Điều này, tất nhiên, sẽ giúp quý vị (đạt được mức tăng 20%))
- As you remember, we are concerned with…(Như quý vị cũng biết, chúng ta đang quan tâm đến…)
- This ties in with my original statement… (Điều này trong quan hệ với tuyên bố ban đầu của tôi…)
- This relates directly to the question I put to you before…(Điều này liên quan trực tiếp đến câu hỏi tôi đặt ra cho quý vị trước khi… )
- I’ll start with some general information about … (Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…)
3.4 Từ vựng giới thiệu chủ đề thuyết trình
- Today, I will present to you about … – Hôm nay, tôi sẽ trình bày với mọi người về…
- In this presentation, I will concentrate on … – Trong phần trình bày này, tôi sẽ tập trung vào…
- The purpose of my presentation today is … – Mục đích bài thuyết trình của tôi ngày hôm nay là…
- As you can see on the screen, our topic today is… – Như bạn có thể thấy trên màn hình, chủ đề ngày hôm nay của chúng ta là….
- What I’d like to present to you today is… – Điều tôi muốn trình bày với các bạn ngày hôm nay là…
- In my presentation I would like to report on… – Trong bài thuyết trình của mình, tôi muốn báo cáo về…
- In my talk I’ll tell you about… – Trong phần trình bày của mình, tôi muốn nói về…
- Today I’m going to talk about… – Hôm nay, tôi muốn nói về..
- Today I am here to present to you about [topic]… (Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…)
- I am going to talk today about… (Hôm nay tôi sẽ nói về…)
- I’m going to take a look at… (Tôi sẽ xem xét về…)
- I’m going to give you some facts and figures… (Tôi sẽ đưa ra cho quý vị một vài sự kiện và con số…)
- I’m going to concentrate on… (Tôi sẽ tập trung vào…)
- I’m going to fill you in on the history of… (Tôi sẽ cung cấp thông tin về lịch sử của…)
- I’m going to limit myself to the question of… (Tôi sẽ tự giới hạn cho câu hỏi về…)
3.5 Từ vựng gợi ý đặt câu hỏi
- Don’t hesitate to ask me any questions about my presentation. – Đừng ngần ngại đưa ra bất kỳ câu hỏi nào về bài thuyết trình của tôi.
- If you have any questions for me, I will try to answer all of them after the presentation. – Nếu các bạn có câu hỏi nào đó cho tôi, tôi sẽ cố gắng trả lời hết những thắc mắc sau bài thuyết trình.
3.6 Từ vựng để trình bày nội dung chính
- The first point I would like to address is… Let me first raise… – Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập đến…
- This is especially important because… – Vấn đề này thực sự rất quan trọng vì…
- So, we can see that… – Bạn có thể thấy rằng…
- Secondly, I’d like to turn to… – Thứ hai, tôi sẽ chuyển sang khía cạnh…
- An important statistic in this area is… – Một khảo sát quan trọng trong lĩnh vực này là…
- It’s evident that… – Nó chứng minh là…
- Finally, we need to look at… – Cuối cùng, chúng ta hãy nhìn vào vấn đề…
- What I have been saying is that… To review, we have found that… – Tóm lại, ta thấy rằng…
3.7 Từ vựng để chuyển ý sang luận điểm khác
- Now, I would like to move on to… – Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang phần…
- The next point I want to look at is… – Điểm tiếp theo tôi muốn xem xét là…
- Now let me turn to… – Bây giờ để tôi chuyển sang…
- I’d now like to move on to… (Bây giờ tôi muốn chuyển sang…)
- I’d like to turn to… (Tôi muốn chuyển sang…)
- That’s all I have to say about… (Đó là tất cả những gì tôi có thể nói về…)
- This leads me to my next point… (Điều này dẫn tôi đến vấn đề tiếp theo…)
- Well, I’ve told you about… (Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …)
- Now we’ll move on to… (Giờ chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần…)
- Let me turn now to… (Để thôi chuyển tới phần…)
- Next…: Tiếp theo…
- Well, I’ve told you about… (Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …)
- We’ve looked at… (Chúng ta vừa xem qua phần …)
- Let’s look now at…(Chúng ta cùng nhìn vào phần…)
3.8 Từ vựng để trình bày đồ thị, số liệu, ảnh minh họa
- As you can see in this picture,… – Như quý vị có thể thấy trong bức ảnh này,…
- This graph shows you… – Biểu đồ này cho mọi người thấy…
- This table/ chart illustrates the figures… – Bảng/ Biểu đồ này minh họa các số liệu…
- If you look at this picture/ chart/ table/ graph, you can see… – Nếu nhìn vào ảnh/ biểu đồ/ bảng/ đồ thị này, bạn có thể thấy…
- After looking at this, you can understand… – Sau khi xem qua thứ này, bạn có thể hiểu…his picture shows you… (Bức tranh này cho quý vị thấy…)
- Take a look at this… (Hãy xem cái này…)
- If you look at this, you will see… (Nếu quý vị xem xét điều này, quý vị sẽ thấy…)
- As you can see… (Như bạn thấy…)
- This clearly shows … (Điều này cho thấy rõ ràng…)
- From this, we can understand how / why… (Từ đây, chúng ta có thể hiểu làm thế nào / tại sao…)
- This area of the chart is interesting…(Phần này của biểu đó khá thú vị…)]
3.9 Từ vựng cho phần kết luận
- As we wrap up/as we wind down the talk – Đã đến phần kết thúc…
- In conclusion, we have examined the question that… – Tóm lại, chúng ta đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi
- We discussed… – Ta đã bàn luận về…
- The evidence shows that… – Mọi bằng chứng cho thấy…
- In this speech I wanted to – Trong buổi thuyết trình này tôi muốn…
- To conclude/ To sum up/ Finally, I will remind you of some main/ core points I have talked about. – Để kết thúc/ tổng hợp/ Cuối cùng, tôi sẽ gợi nhắc lại cho bạn một vài điểm chính mà tôi đã nói tới.
- It’s now coming to the end of my presentation. I have talked about… – Bây giờ đã đến cuối phần trình bày của tôi. Tôi vừa nói về…
- Now, to sum up…(Bây giờ, để tổng hợp…)
- In conclusion/to sum up, I’ll summarize my presentation through the following main points. (Bây giờ, để kết thúc phần thuyết trình của mình, tôi sẽ tóm gọn lại các ý chính như sau).
- That’s the end of my presentation. During this, we’ve covered […] (Đó là toàn bộ bài thuyết trình của tôi. Mà xuyên suốt nó, chúng ta đã nói qua […]).
- Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again (Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.)
- That brings us to the end of my presentation (Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi)
- So let me summary/recap what I’ve said (Vậy, để tôi tóm tắt lại những gì tôi đã trình bày)
- In conclusion,… (Kết luận,…)
- Finally, may I remind you of some of the main points we’ve considered. (Cuối cùng, tôi xin nhắc lại với quý vị một số vấn đề chính mà chúng ta đã xem xét.)
- That brings me to the end of my presentation. I’ve talked about… (Điều đó đã kết thúc bài thuyết trình của tôi. Tôi đã nói về…)
- Well, that’s about it for now. We’ve covered… (Vâng, giờ là phần kết luận. Chúng ta đã nói được…)
- So, that was our marketing strategy. In brief, we… (Vậy nên, đó là chiến lược tiếp thị của chúng tôi. Tóm lại, chúng tôi…)
- To summarise, I… (Tóm lại, tôi…
- I’d like to conclude by… (Tôi muốn kết luật lại bằng cách …)
- Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. (Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.)
- That brings us to the end of my presentation. (Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.)
- Let me just run over/through the key points again.
- In short/In a word/In a nutshell/In brief/To sum up/To summarize, it is generally/widely accepted/argued/believed that…
- First we looked at… and we saw that… . Then we considered… and we argued…
3.10 Từ vựng cho phần đưa ra lời khuyến nghị, giải pháp, gửi thông điệp
- In conclusion, my recommendations are… (Để kết thúc, kiến nghị của tôi là…)
- I therefore suggest/propose/recommend the following strategy. (Vì vậy tôi đề nghị / đề xuất / giới thiệu chiến lược sau.)
- – To conclude/In conclusion, I’d like to…
- Therefore/Thus/Given this, it can be concluded that…
- We’d suggest…
- We therefore strongly recommend that…
- In my opinion, we should…
- Based on the figures we have, I’m quite certain that…
3.11 Từ vựng cho phần kết thúc bài thuyết trình
- Thank you for your time and attention today. – Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian tham gia hôm nay.
- Many thanks to/ Thank you for listening/ your attention. – Cảm ơn các quý vị đã lắng nghe/ sự tham dự của quý vị.
- I want to thank all of you for being such an attentive audience. – Tôi muốn nói cảm ơn tới tất cả mọi người đã chú ý lắng nghe.
- Are there/ Do you have any questions? – Có ai có câu hỏi gì không ạ?
- If you have any questions for me, I will be pleased and grateful to answer all of them. – Nếu mọi người có bất kỳ câu hỏi nào cho tôi, tôi sẽ rất vui lòng để giải đáp hết.Thank you for attention (Cảm ơn quý vị đã chú ý)
- Many thanks for your attention: (Rất cảm ơn sự tham dự của quý vị)
- Do you have any questions? (Quý vị có câu hỏi nào không?)
- I’d be grateful if you could ask your questions after the presentation. (Tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.)
- May I thank you all for being such an attentive audience. (Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã đến tham dự)
- I’d be grateful if you could ask your questions after the presentation. (Tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.)
- Now I’ll try to answer any questions you may have. (Giờ tôi sẽ cố gắng trả lời mọi câu hỏi của quý vị đặt ra.)
- Can I answer any questions? (Có câu hỏi nào tôi có thể giải đáp không ạ?)
- Are there any questions? (Có câu hỏi nào không ạ?)
- Do you have any questions? (Quý vị có câu hỏi nào không?)
- Are there any final questions? (Còn câu hỏi cuối nào không?)
- And now if there are any questions, I would be pleased to answer them. (Và bây giờ, nếu có câu hỏi nào, tôi sẽ rất vui để giải đáp hết.)
- I’d be glad to answer any questions you might have. (Tôi rất sẵn lòng các câu hỏi mà quý vị đưa ra.)
- Thank you for listening / for your attention. (Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung)
- Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. (Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.)
- Well that’s it from me. Thanks very much. (Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.)
- Many thanks for your attention. (Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.)
- May I thank you all for being such an attentive audience. (Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.)
- I hope you will have gained an insight into…
- Unless anyone has anything else to add, I think that’s it. Thanks for coming.
3.12 Một số thông tin khác về bài thuyết trình
- This presentation will last about 20 minutes (Bài trình bày sẽ kéo dài khoảng 20 phút.)
- I plan to keep some time for questions after the presentation (Tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các câu hỏi sau bài thuyết trình.)
- I’d be grateful if you could ask your questions after the presentation (Tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.)
- Do feel free to interrupt me if you have any questions.(Đừng ngại cắt ngang lời tôi nếu quý vị có bất kì câu hỏi nào.)
- I’ll try to answer all of your questions after the presentation. (Tôi sẽ cố giải đáp mọi câu hỏi của quý vị sau bài thuyết trình.)
- There will be time for questions at the end of the presentation. (Sẽ có thời gian cho các câu hỏi vào cuối bài thuyết trình.)
4. Những tình huống thuyết trình bằng tiếng Anh thông dụng
4.1. Thuyết trình ở trường đại học
Thuyết trình bằng tiếng Anh không còn là từ ngữ xa lạ đối với các bạn sinh viên. Không ít các bạn sinh viên khi thực hiện bài thuyết trình của mình chỉ là lên đọc, giọng thì run run, thậm chí đọc còn sai vì chưa thực sự tự tin với khả năng tiếng Anh của mình.
Để thuyết trình bằng tiếng Anh tốt hơn, các bạn sinh viên không những nên trau dồi từ vựng, mẫu câu, mà còn cần rèn luyện giao tiếp tiếng Anh để ngày càng hoàn thiện mình.
4.2. Thuyết trình khi đàm phán
Trong môi trường công sở, đặc biệt là những doanh nghiệp có người nước ngoài hoặc thường xuyên gặp gỡ đối tác người nước ngoài, thì khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh vô cùng quan trọng.
Bạn sẽ phải thuyết trình bằng tiếng Anh khi thể hiện ý tưởng cho cấp trên, hay đưa ra định hướng cho nhân viên, hoặc là khi trình bày dự án với đối tác, khách hàng nước ngoài. Vì vậy, nếu sở hữu cho mình khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh tốt, chắc chắn đó sẽ là công cụ đắc lực để bạn thăng tiến nhanh chóng trong công việc. Hãy bỏ túi ngay 4 nguyên tắc thuyết trình tiếng Anh khi đàm phán thành công nhé!
4.3. Thuyết trình hội thảo
Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ thường xuyên tham gia với vai trò diễn giả trong các hội thảo.
Một lợi thế của người có khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh chính là sẽ có cơ hội góp mặt trong những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, mở rộng cơ hội giao lưu và hợp tác với nhiều người hơn. Tìm hiểu ngay bí kíp thuyết trình hội thảo tiếng Anh hay tuyệt đỉnh.
5. Từ nối trong thuyết trình
Từ nối trong thuyết trình được chia làm 7 loại như sau:
STT Loại Từ nối và ví dụ 1 Phổ biến:
– For example
– For instance
Ít phổ biến hơn:
– Namely
“There are two problems: namely, the expense and the time.”
2 Thứ tự Phổ biến:
– Firstly/Secondly/Finally/The first point is
– Next/Lastly
Đặc biệt: Loại này được dùng sau khi người thuyết trình trình bày tới hai thứ và không muốn nhắc lại tên cụ thể của chúng lần thứ 2.
– The former, … the latter
“Marketing and finance are both covered in the course. The former is studied in the first term and the latter is studied in the final term.” (the former = marketing; the latter = finance)
3 Thông tin mới Đứng đầu câu:
– In addition/Furthermore/Moreover/In addition
“Marketing plans give us an idea of the potential market. Moreover, they tell us about the competition.”
– What’s more
“Chrysanthemums are such beautiful flowers, and what’s more, they are very easy to grow.”
– Also
“Also, we need to decide who will be going to Singapore for the international conference.”
– Apart from
“Apart from Rover, we are the largest sports car manufacturer.”
– Besides
“Besides, we are the largest sports car manufacturer.”
4 Kết quả Trang trọng:
– Therefore/Consequently/As a result
“Our company are expanding. Therefore/So/Consequently/As a result, they are taking on extra staff.”
Ít trang trọng:
– So
5 So sánh Phổ biến:
– Similarly
“High inflation usually leads to high-interest rates. Similarly, interest rates decline when inflation is low.”
6 Tương phản Giới thiệu thông tin tương phản:
– However = But
“We have failed many times; however, we still keep trying.”
– Nevertheless/Nonetheless = Anyway
“The company is doing well. Nonetheless, they aren’t going to expand this year.”
So sánh A và B:
– Whereas
“Taxes have gone up, whereas social security contributions have gone down.”
7 Tóm tắt/Kết luận Đứng đầu câu:
– In short/In brief/In summary/In a nutshell/In conclusion
– To summarise/To conclude
Loại này rất dễ sử dụng, người thuyết trình chỉ cần đặt trước câu kết luận là đạt hiệu quả.
6. Những chủ đề thuyết trình tiếng Anh hay và thường gặp
Dưới đây, TOPICA gợi ý cho bạn các chủ đề thuyết trình hay bằng tiếng Anh. Cùng tham khảo nhé!
6.1. Thuyết trình tiếng Anh theo chủ đề kế hoạch kinh doanh
Thuyết trình bằng tiếng Anh liên quan đến chủ đề kế hoạch kinh doanh không còn xa lạ gì đối với những người đi làm trong môi trường công ty đa quốc gia. Để có được những buổi trình bày kế hoạch kinh doanh thành công với đồng nghiệp và cấp trên, bạn nên trau dồi thêm từ vựng liên quan đến chủ đề kinh tế, kinh doanh,… Thuyết trình tiếng Anh khi đàm phán không phải chuyện dễ dàng, bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng trước mỗi buổi thuyết trình như vậy.
6.2. Thuyết trình bằng tiếng Anh theo chủ đề đề xuất dự án
Hiện nay, rất nhiều người đi làm cần thuyết trình bằng tiếng Anh với đối tác nước ngoài trong những dự án hợp tác lớn. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng, những dự án triệu đô vụt khỏi tầm tay chỉ vì khả năng giao tiếp tiếng Anh hạn chế là một điều vô cùng đáng tiếc. Khi thuyết trình về dự án, có khả năng là bạn sẽ phải thuyết trình cùng cả nhóm. Vì vậy, hãy tham khảo một số bí quyết thuyết trình nhóm bằng tiếng Anh nữa nhé.
6.3. Chủ đề thuyết trình về báo cáo tổng kết
Vào mỗi dịp cuối tháng, cuối quý và đặc biệt là cuối năm, bạn sẽ cần trình bày những báo cáo tổng kết của công ty. Bạn sẽ cần thuyết trình lưu loát tất cả các nội dung từ những thành tích đạt được, những vấn đề hạn chế cần thay đổi, những con số từ báo cáo tài chính, hay đề xuất chiến lược cho thời gian sắp tới. Hãy bổ sung cho mình thêm những từ ngữ, mẫu câu và cấu trúc cần thiết khi thuyết trình bằng tiếng Anh nhé!
7. Những bài thuyết trình bằng tiếng Anh mẫu
Bên dưới là các bài thuyết trình bằng tiếng Anh mẫu, các bạn có thể tham khảo để thuyết trình tốt hơn nhé!
7.1. Bài thuyết trình tiếng Anh theo chủ đề gia đình
Hello everyone, today I’m happy to introduce you to my family.
My family includes my mother, father and my little sister.
Let’s get started with my mother, she is like any other mom. Loving, caring, and concerned but when she is angry, she is very strict. She’s artistic and seeks to do things that relate to art. She loves to cook and is extremely innovative in that aspect. She is the anchor of our house and is definitely the driving force for our family!
My father is the cornerstone of our family. He is rigid yet flexible. He takes responsibility for all the disciplines in our house. Possessing the love for gardening, he invests a lot of his time in innovating gardening techniques. He has green fingers. He loves all of us and holds himself responsible for our family’s well being.
Last but not least, the mischievous, little one in our family is my little sister. Being the youngest of the family, luck is always on her side. She is blessed with a smile of an angel, she also has got the artistic touch of mom. Art and crafts gasps her attention for the longest time throughout the day. Loving filling our house with a frequent set of frowns and smiles, she is indeed the little demon of our house.
Bài dịch
Xin chào mọi người, hôm nay tôi rất vui được giới thiệu với các bạn về gia đình tôi. Gia đình tôi bao gồm mẹ, cha và em gái của tôi.
Hãy bắt đầu với mẹ tôi, bà ấy giống như bất cứ một người mẹ khác. Yêu thương, chăm sóc và quan tâm, nhưng khi bà ấy tức giận, bà rất nghiêm ngặt. Mẹ tôi là người thiên hướng nghệ thuật và luôn cố gắng làm những việc liên quan đến nghệ thuật. Bà ấy thích nấu ăn và rất sáng tạo trong việc đó. Bà ấy giống như cái mỏ neo của ngôi nhà của chúng tôi và chắc chắn là động lực cho gia đình của chúng tôi!
Cha tôi là nền tảng của gia đình chúng tôi. Ông khá cứng nhắc nhưng cũng rất linh hoạt. Bố chịu trách nhiệm về tất cả các nguyên tắc trong nhà của chúng tôi. Có tình yêu với việc làm vườn, ông đã đầu tư rất nhiều thời gian vào việc đổi mới kỹ thuật làm vườn. Bố tôi là người khá mát tay. Ông yêu thương tất cả chúng ta và luôn có trách nhiệm về hạnh phúc của gia đình mình.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người tinh nghịch, và bé người trong gia đình chúng tôi là em gái của tôi. Là người nhỏ nhất trong gia đình, may mắn luôn ở bên cạnh nó. Nó được trời phú cho một nụ cười của một thiên thần, nó cũng được thừa hưởng thiên hướng nghệ thuật của mẹ. Nghệ thuật và hàng thủ công luôn thu hút sự chú ý của nó nhiều thời gian nhất trong ngày. Yêu thích trang trí căn nhà của chúng tôi với một bộ mặt cau mày và nụ cười thường xuyên, nó thực sự là tiểu quỷ của gia đình tôi.
7.2. Bài thuyết trình về môi trường bằng tiếng Anh
Good morning everyone. Let me introduce myself. My name is Lam, studying at A High School. Today, I am very glad to tell you about my topic “Air pollution”. My presentation is divided into three main parts including (1) Causes of air pollution, (2) Impacts, and (3) Suggestion of solutions. It takes me about 15 minutes to cover all of the main parts of my talk. If you have any questions, I will be happy to answer them after my presentation.
Air pollution is becoming more and more serious
First of all, I would like to talk about the Causes of air pollution. The first cause I want to mention is gas emissions from factories and vehicles. As the gases from factories are not treated, they are very harmful to not only the air but also the environment. One of the substances contributing to the air pollution found in these gas is carbon dioxide (CO2) – one is also included in the gas emissions from vehicles. Additionally, nowadays, more and more plants and vehicles are appearing, contributing to the more serious of air pollution. The more gases discharged into the air, the more polluted the air is. And this brings a number of bad effects on both the environment and humans.
Now, I will continue with the second part about its impacts. Firstly, the polluted air certainly affects the environment. The air pollution means that the CO2 in the air is high, and this gas will cause the greenhouse effect. This phenomenon will result in global warming and this is very bad for the environment. Also, the ecosystem is influenced because, in places where the CO2 is more than Oxide, living things are hard to survive. They can die or become extinct. Another impact is harming human life. The polluted air damages people’s health because it causes respiratory diseases. Besides, it might have negative influences on daily life. As the air is polluted seriously, people will prefer staying at home rather than going out to avoid diseases, interrupting their lives. Moreover, pollution also costs the government money to handle problems. Every year, the government needs to spend a large amount of money to deal with air pollution to better society. If it is not prevented as soon as possible, the amount will increase gradually.
Trees are useful assistants to reduce air pollution
Finally, I want to talk about the suggestion for solutions to solve the air pollution problem. Objectively speaking, it would be better if the government had suitable strategies such as encouraging people not to cut down trees without its permission and to use public transport to reduce the number of the vehicles as well as implementing appropriate strict laws to require plants to treat their exhausted gas before they are discharged into the air. Subjectively speaking, we should be aware of air protection. We should use green energy and not cut down trees without permission from the government and travel by walk or by bike. Let’s protect our air for the next generation together.
This brings me to the end of my presentation. To sum up, I would like to mention what I have said so far. First, I will talk about the causes of air pollution. Next, its effects are mentioned, and finally, I suggest some solutions to protect our air. Thanks for listening. Now, it’s time for Q and A.
Bài dịch
Chào buổi sáng mọi người. Tôi xin tự giới thiệu. Tôi tên là Lam, đang học tại trường cấp ba. Hôm nay, tôi rất vinh dự khi được trình bày về chủ đề của tôi, đó là về Sự ô nhiễm không khí. Bài thuyết trình của tôi được chia thành ba phần chính bao gồm (1) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, (2) Tác động và (3) Đề xuất giải pháp. Tôi mất khoảng 15 phút để trình bày tất cả các phần chính. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, tôi sẽ vui lòng trả lời chúng sau khi trình bày.
Trước hết, tôi muốn nói về Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Nguyên nhân đầu tiên tôi muốn đề cập là khí thải từ các nhà máy và phương tiện. Vì khí thải từ các nhà máy không được xử lý, chúng rất có hại cho cả không khí và môi trường. Một trong những chất góp phần gây ô nhiễm không khí có trong các loại khí này là khí cacbon đioxit (CO2) – một chất cũng có trong khí thải từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra, ngày nay, ngày càng có nhiều nhà máy và phương tiện xuất hiện, làm ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn. Càng thải nhiều khí vào không khí, không khí càng bị ô nhiễm. Và điều này mang lại một số tác động xấu đến cả môi trường và con người.
Bây giờ, tôi sẽ tiếp tục với phần thứ hai về tác động của ô nhiễm không khí. Thứ nhất, không khí ô nhiễm chắc chắn ảnh hưởng đến môi trường. Ô nhiễm không khí có nghĩa là CO2 trong khí quyển cao, và khí này sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính. Hiện tượng này sẽ dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và điều này rất xấu cho môi trường. Ngoài ra, hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng bởi vì ở những nơi có nhiều CO2 hơn khí Oxi, các sinh vật khó tồn tại. Chúng có thể chết hoặc tuyệt chủng. Một tác động khác là ô nhiễm không khí gây hại cho cuộc sống của con người. Không khí ô nhiễm làm tổn hại sức khỏe của con người vì nó gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Khi không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, mọi người sẽ muốn ở nhà hơn là ra ngoài để tránh bệnh tật, và điều này làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của họ. Hơn nữa, ô nhiễm cũng gây tốn kém cho chính phủ trong việc xử lý các vấn đề mà nó gây ra. Hàng năm, chính phủ cần phải chi một khoản tiền lớn để đối phó với vấn đề ô nhiễm không khí để xã hội tốt hơn. Nếu không được ngăn chặn càng sớm càng tốt, số tiền sẽ tăng dần.
Cuối cùng, tôi muốn đưa ra gợi ý về các giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí. Nói một cách khách quan, sẽ tốt hơn nếu chính phủ có những chiến lược phù hợp như khuyến khích người dân không chặt cây mà không được phép và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm số lượng phương tiện cũng như chính phủ thực thi luật nghiêm ngặt phù hợp để yêu cầu các nhà máy xử lý khí thải trước khi chúng được thải vào không khí. Nói một cách chủ quan, chúng ta nên có ý thức bảo vệ không khí. Chúng ta nên sử dụng năng lượng xanh và không chặt cây mà không có sự cho phép của chính phủ và di chuyển bằng cách đi bộ hoặc xe đạp. Hãy cùng nhau bảo vệ không khí của chúng ta cho thế hệ sau này.
Đây cũng là phần cuối bài thuyết trình của tôi. Để kết thúc, tôi muốn đề cập đến những gì tôi vừa nói. Đầu tiên, tôi trình bày về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Tiếp theo là tác hại của nó, và cuối cùng, tôi đề xuất một số giải pháp để bảo vệ không khí của chúng ta. Cảm ơn vì đã lắng nghe. Bây giờ là phần hỏi đáp.
7.3. Bài thuyết trình về mạng xã hội bằng tiếng Anh
Nowadays almost everyone in the world has had contact with computers. A great part of them has been using an international computer’s net known as the Internet. I think using the internet has more advantages than disadvantages. In the first place, the internet benefits us in many ways. It provides us with much information from every corner of the world. It helps us to know about what is happening on the earth and updates us with the most recent news. Also, the internet helps us to widen our social network with many friends in every country in the world. Through some programs such as Skype, Facebook, Yahoo Messenger, etc, we have the chance to make friends and talk to a variety of people. Moreover, it entertains us. Sometimes we can spend time listening to music or watching films on some websites. However, the internet also causes us many problems. The first one is to our health. Some people spend too much time searching and playing on the internet, which is not good for their brains and eyes. Next, it also prevents us from some activities such as reading books or going out with our friends. In addition, some programmes on the internet contain some bad content such as violence or which are not good for young people’s mental life. In short, everything has its two sides, so does the Internet. Therefore, it is necessary that we use it for the right purposes.
Bài dịch
Ngày nay hầu như tất cả mọi người trên thế giới đã tiếp xúc với máy tính. Một phần lớn trong số họ đã sử dụng mạng máy tính quốc tế được gọi là Internet. Tôi nghĩ rằng sử dụng internet có nhiều lợi thế hơn những bất lợi. Trước hết, internet mang lại lợi ích cho chúng ta theo nhiều cách. Nó cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin từ mọi nơi trên thế giới. Nó giúp chúng ta biết về những gì đang xảy ra trên trái đất và cập nhật cho chúng ta những tin tức mới nhất. Ngoài ra, internet còn giúp chúng ta mở rộng mạng lưới xã hội với nhiều bạn bè ở mọi quốc gia trên thế giới. Thông qua một số chương trình như Skype, Facebook, Yahoo Messenger, v.v., chúng ta có cơ hội kết bạn và nói chuyện với nhiều người. Hơn nữa, nó giải trí cho chúng tôi. Đôi khi chúng ta có thể dành thời gian để nghe nhạc hoặc xem phim trên một số trang web. Tuy nhiên, internet cũng gây ra cho chúng ta nhiều vấn đề. Điều đầu tiên là sức khỏe của chúng tôi. Một số người dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm và chơi trên internet, điều này không tốt cho não và mắt của họ. Tiếp theo, nó cũng ngăn cản chúng ta tham gia một số hoạt động như đọc sách hoặc đi chơi với bạn bè. Ngoài ra, một số chương trình trên mạng có một số nội dung xấu như bạo lực, không tốt cho đời sống tinh thần của giới trẻ. Tóm lại, cái gì cũng có hai mặt của nó, Internet cũng vậy. Vì vậy, điều cần thiết là chúng ta phải sử dụng nó đúng mục đích.
8. Một số lưu ý khi thuyết trình bằng tiếng Anh
8.1. Chuẩn bị kỹ càng trước khi thuyết trình
Sự chuẩn bị cẩn thận và chu đáo sẽ giúp bạn chủ động và tự tin hơn trong bài thuyết trình của mình. Vì bạn đã sẵn sàng mọi kiến thức và công cụ hỗ trợ, chắc chắn bạn sẽ hoàn thành buổi thuyết trình một cách trôi chảy, hạn chế tối đa những tình huống lỗi, khiến người nghe chăm chú lắng nghe bạn nói.
Ngoài ra, chuẩn bị sẵn sàng một mẫu slide thuyết trình tiếng Anh chuyên nghiệp cũng là công việc hết sức cần thiết. Nên lưu ý điều này để buổi thuyết trình diễn ra trọn vẹn và hoàn thiện nhất.
8.2. Tập luyện trước với người giỏi tiếng Anh
Nếu có cơ hội, bạn hãy học thuyết trình tiếng Anh, đặc biệt là với người nước ngoài thì càng tốt. Họ sẽ nhanh chóng chỉ cho bạn thấy những lỗi sai hoặc nội dung cần chỉnh sửa. Bạn sẽ được góp ý và cải thiện, cuối cùng là có một buổi thuyết trình chính thức thành công hơn. Bạn sẽ bị bất ngờ nhận ra được sự khác biệt khi được góp ý bởi những người có kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh tốt.
Bạn không có ai để cùng học thuyết trình bằng tiếng Anh? Đến với TOPICA Native, bạn sẽ được luyện nói tiếng Anh thỏa thích trực tiếp với giảng viên Âu – Úc – Mỹ. Với phương pháp này, chắc chắn khả năng giao tiếp và thuyết trình bằng tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện và nâng cấp đáng kinh ngạc trong thời gian ngắn.
8.4. Chỉ dẫn cho người nghe
Khi bạn thuyết trình, đôi lúc người tham dự không biết họ đang nghe phần nào, nghe đến đâu, trừ phi bạn nói cho họ biết điều này. Bạn có thể sử dụng những câu mở đầu hay chuyển tiếp làm dấu hiệu cho khán giả của bạn để họ biết rằng bài thuyết trình đang ở phần nào. Ví dụ như:
- Let’s begin by… – Chúng ta hãy bắt đầu với…
- That’s all I have to say about… – Đó là tất cả những gì tôi nói về…
- Let’s consider this in more detail… – Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn…
- I’d like to deal with this question later, if I may… – Tôi sẽ trả lời những câu hỏi này sau, nếu tôi có thể…
- To start with…later…to finish up… – Bắt đầu với… sau đó là… kết thúc là…
8.5. Tương tác với người nghe
Đây là tiêu chí đánh giá bài thuyết trình tiếng Anh có hiệu quả hay không. Khi bạn tương tác các nhiều, mọi người sẽ càng tập trung sự chú ý vào bạn hơn. Và dĩ nhiên, họ sẽ nghe bạn nói nhiều hơn.
Nó là chiếc cầu nối để giúp bạn tiếp cận cần hơn với người nghe. Đừng biến buổi thuyết trình bằng tiếng Anh của bạn thành một bài giảng, bài “truyền đạo” từ một phía. Bạn cũng muốn nhận được sự lắng nghe và phản hồi từ người khác với bài thuyết trình mà bạn đã bỏ ra rất nhiều công sức, phải không?
Hãy cố gắng nhìn vào khán giả bên dưới, có thể lần lượt từng người một để từng thành viên có thể cảm thấy như bạn đang nói chuyện với họ và thể hiện sự tự tin, năng lượng, tích cực và thường xuyên đặt câu hỏi để nhận được sự tương tác hai chiều.
Bạn có thể tương tác, kết nối với khán giả qua ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, cử điệu và giọng nói. Việc chuẩn bị quần áo gọn gàng cũng giúp người khác có ấn tượng tốt hơn với bạn và họ cũng sẽ dễ nghe những gì bạn nói hơn
8.6. Cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng
Để thu hút người nghe, bạn phải chuẩn bị một nội dung và bố cục rõ ràng. Khi đó, người nghe mới có thể hình dung được bạn đang nói gì và đã nói đến phần nào. Họ cũng dễ hệ thống kiến thức hơn nữa.
Một bài báo cáo thuyết trình cơ bản phải có những phần:
- Phần mở đầu: Gồm có phần giới thiệu và những vấn đề trọng tâm được trình bày
- Phần thân bài: Chứa thông điệp, nội dung chính của bài thuyết trình
- Phần kết bài: Gồm có phần kết luận, tóm gọn lại những gì bạn nói và nội dung chính của bài thuyết trình kèm theo những điều có thể rút ra được từ phần chính của bài.
8.7. Dùng nhiều hình ảnh minh họa bằng Tiếng Anh
Không riêng gì tiếng Việt, đối với tiếng Anh, việc sử dụng nhiều hình ảnh là một “bí kíp” để làm bài thuyết trình của bạn trở nên sinh động và thu hút hơn. Bạn có thể dùng bảng trắng, giá treo bảng biểu, máy chiếu, các slide cho máy chiếu, các biểu đồ trên máy tính… khi thuyết trình.
8.8. Cái kết ấn tượng
Một bài thuyết trình hoàn hảo trọn vẹn cần có sự chỉn chu từ đầu đền cuối. Người nghe sẽ thấy thất vọng nếu phần đầu cực kỳ lôi cuốn nhưng khi kết thúc lại hời hợt.
Bạn có thể kết thúc bằng các cách sau:
- Kết thúc bằng đoạn mở đầu: Mở đầu kể chuyện → Kết thúc sẽ kể về cái kết hoặc khẳng định, đánh giá lại quan điểm lúc ban đầu
- Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi gợi mở liên quan đến người nghe như ”Nếu là bạn, bạn có nghĩ mình đủ khả năng để làm được việc đó không?”, “Liệu bạn có đủ khả năng để giải quyết những tình huống đó”.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin hữu ích nhất về một số chủ đề thuyết trình tiếng Anh hay. TOPICA Native hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn để thuyết trình bằng tiếng Anh ngày càng tốt hơn.
Bạn muốn nâng cao khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh của mình nhưng không có thời gian? TOPICA Native – giải pháp học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á cho người đi làm bận rộn chính là phương án phù hợp nhất dành cho bạn.
Với TOPICA Native, bạn sẽ có cơ hội luyện nói online thỏa thích với giảng viên bản xứ, thay đổi nhanh chóng và tiến bộ vượt bậc nhờ phương pháp độc quyền. Hãy liên hệ với TOPICA Native để trải nghiệm ngay hôm nay!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!