Mẫu ý kiến của phụ huynh vào bản kiểm điểm mới – Luật Sư X
Bản kiểm điểm là hình thức mà các giáo viên sử dụng để học sinh có thể thẳng thắn nhìn nhận những ưu điểm, khuyết điểm của mình để từ đó có phương hướng hạn chế, khắc phục. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu ý kiến của phụ huynh vào bản kiểm điểm mới nhất.
Mẫu ý kiến của phụ huynh vào bản kiểm điểm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường; Thầy/cô giáo chủ nhiệm
Tên em là: ………………………………………. Học sinh lớp: …………………………………….
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Trình bày nội dung sự việc: ………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ………………………………………………………………….
Gây ảnh hưởng tói lớp học và làm thầy/cô phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm. Nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy/cô dề ra. Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
………., ngày … tháng …. năm…….
Chữ ký học sinh Ý kiến của phụ huynh
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ghi ý kiến và ký, ghi rõ họ tên)
Ý kiến phụ huynh trong bản kiểm điểm
Ý kiến của phụ huynh có thể viết như sau:
Tên tôi là:……………………………………………………
Thay mặt gia đình tôi xin cam kết với nhà trường:
1. Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và môi trường học tập cho con emmình.
2. Tích cực, chủ động phối, kết hợp với nhà trường và các tổ chức trong việc giáo dục và quản lý con em mình.
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm học sinh
– Quốc hiệu, tiêu ngữ:
+ Quốc hiệu: Viết bằng chữ in hoa, bôi đậm và trình bày ra giữa trang giấy.
+ Tiêu ngữ: Căn giữ trang giấy, bôi đậm cùng với Quốc hiệu.
Tuy nhiên trong trường hợp bản kiểm điểm danh cho Đảng viên hay trong cơ quan nên căn Quốc hiệu, tiêu ngữ ở 2/3 trang giấy tính từ bên trái qua.
– Tên của Bản kiểm điểm: Ghi in hoa, căn giữa trang giấy, định dạng đánh máy chữ đứng in đậm.
– Phần Kính gửi: Ghi rõ bản kiểm điểm gửi cho ai.
– Thông tin người viết bản kiểm điểm phải có đầy đủ thông tin cá nhân:
+ Họ và tên: Viết in hoa, chữ đứng.
+ Ngày tháng năm sinh: ghi rõ ngày/tháng/năm.
+ Giới tính: Nam/Nữ.
+ Học sinh lớp: Ghi rõ cả chữ và số của lớp học.
– Trình bày nội dung viết bản kiểm điểm:
+ Phần này cần lưu ý trình bày một cách ngắn gọn, theo trình tự thời gian lần lượt của sự việc.
+ Nội dung cần trình bày chi tiết
+ Nội dung cần trình bày chi tiết và trung thực, nêu được ưu và nhược điểm của bản thân.
– Nhận thức vấn đề và lời cam kết:
Nhận biết được những khuyết điểm, lỗi sai, lỗi vi phạm của bản thân từ đó nêu lên cách khắc phụ cũng như lời cam kết của bản thân đối với những vấn đề tương tự vào thời gian sau này.
– Lời cảm ơn:
Lời cảm ơn gửi tới người tiếp nhận bản kiểm điểm.
– Ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm: Ghi sát mép phải của giấy.
– Chữ ký của người viết bản kiểm điểm và ý kiến, chữ ký của phụ huynh:
Phần này đặc biệt lưu ý, ý kiến của phụ huynh phải là chữ ký và ý kiến thật, nếu bị phát hiện là giả chữ ký, giả ý kiến bản kiểm điểm sẽ không có giá trị.
Cách viết bản tự kiểm điểm
Cách viết bản tự kiểm điểm là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là đối với học sinh, tùy thuộc vào lý do viết bản kiểm kiểm mà cách viết nội dung bản kiểm điểm sẽ là khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản cần có đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm, tên bản kiểm điểm, thông tin cá nhân của người viết bản tự kiểm điểm, nội dung của bản kiểm điểm và chữ ký của người viết.
Trong nội dung của bản tự kiểm điểm cần nêu rõ lý do viết bản kiểm điểm, cần trình bày ngắn gọn rõ ràng tránh trường hợp trình bày dài dòng không nêu được lý do hay nội dung chính.
Tại sao phải viết bản kiểm điểm?
Thông thường bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường dành cho học sinh, sinh viên để cho học sinh, sinh viên có thể tự nhận ra những lỗi lầm mà mình gây ra, từ đó có thể biết cách khắc phục và sửa lỗi chứ không phải bản kiểm điểm đưa ra là để áp đặt hình thức phạt lên học sinh, sinh viên.
Đây được coi là một hình thức giáo dục rất văn minh và hữu ích. Bản kiểm điểm cũng không phải chỉ để đánh giá lỗi mà nó còn được sử dụng ở mỗi kỳ học nhằm tổng kết lại những ưu và nhược điểm của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, bản kiểm điểm cũng được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể để cho các cán bộ nhà nước, Đảng viên, nhân viên công ty nhận ra những sai lầm, khuyết điểm mà họ đã mắc phải trong quá trình làm việc và tìm ra cách khắc phục. Mặc dù lỗi gây ra có thể là không lớn nhưng vẫn cần viết bản kiểm điểm để nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân. Những bản kiểm điểm thường là thuộc về cá nhân và bản kiểm điểm của học sinh, sinh viên sẽ có chút khác biệt so với bản kiểm điểm của cán bộ nhà nước, Đảng viên…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu ý kiến của phụ huynh vào bản kiểm điểm mới nhất”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!