Cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay chọn lọc

1. Dàn ý cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay nhất:

1.1. Mở bài:

Giới thiệu về tác phẩm Việt Bắc và nhà thơ Tố Hữu

Dẫn dắt vào yêu cầu của đề bài: Cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

1.2. Thân bài:

Lời Tâm sự và tình cảm của người ở lại

– Tám câu thơ đầu bao trùm là tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay:

  • Điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” khơi gợi lại những kỉ niệm trong “mười lăm năm ấy với bao nghĩa tình.
  • Cách xưng hô như trong điệu hát giao duyên “mình – ta” khiến cuộc chia tay trở nên giản dị, đằm thắm, sâu lắng.
  • Tiếp là nỗi lòng của cả người ở lại trong tâm trạng: “da diết”, “bâng khuâng” và “bồn chồn”; với hình ảnh thân tình “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

=> Cảm xúc sâu sắc, nỗi bâng khuâng, sự xao xuyến của cả người đi, người ở.

– Mười hai câu tiếp theo, với điệp từ “nhớ” nhắn nhủ bằng câu hỏi:

  • Nhớ đến thiên nhiên Việt Bắc những ngày kháng chiến với mưa nguồn, suối lũ, trám bùi, măng mai.
  • Nhớ đến ân tình trong gian khổ: “miếng cơm chấm muối” mà vẫn “đậm đà lòng son”.
  • Nhớ đến thời gian kháng chiến cách mạng: kháng Nhật, hoạt động Việt Minh, khởi nghĩa tại Tân Trào, Hồng Thái, …
  • Đại từ “mình” thể hiện sự thân thiết giữa người ở, người đi một chân thành.

=> Nỗi nhớ gắn kiền với những sự kiện nổi bật của cuộc cách mạng.

Nỗi nhớ và tâm trạng của người ra đi

– Bốn câu thơ tiếp là tình thủy chung, mặn mà, cùng nhau gắn bó, thấu hiểu.

– Người đi nhớ đến thiên nhiên núi rừng Việt Bắc: “Trăng lên”, “nắng chiều”, “bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre” qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

– Nhớ đến con người vùng đất Việt Bắc:

  • Những con người vất vả với tấm lòng thủy chung, cùng sẻ chia mọi “đắng cay ngọt bùi” trong chặng đường kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, cùng nhau “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.
  • Nhớ đến những kỉ niệm giữa bộ đội và nhân dân Việt Bắc: “lớp học i tờ”, những lúc vui vẻ như “giờ liên hoan” hay khúc “ca vang núi đèo”.
  • Nhớ hình ảnh con người mộc mạc, giản dị khi lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

– Nhớ kỉ niệm quân dân đoàn kết, cả chiến khu một lòng đánh giặc: “ta cùng đánh Tây”; khí thế hào hùng trong các trận đánh qua một loạt hình ảnh so sánh “rầm rập như là đất rung”, “điệp điệp trùng trùng”, “dân công đỏ đuốc từng đoàn”,…

Đọc thêm:  Cảm nghĩ về Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp

– Nhớ những chiến công thắng trận vang dội: “tin vui thắng trận trăm miền… núi Hồng”

=> Nhịp thơ dồn dập như diễn tả lại bước hành quân của tinh thần kháng chiến cách mạng tạo nên một bức tranh hoành tráng ca ngợi sức mạnh của nhân dân ta.

Niềm tự hào về vùng đất Việt Bắc Cách mạng.

– Nhớ những hình ảnh về nơi nguồn cội cách mạng: ngọn cờ rực rỡ sao vàng, luôn gìn giữ trong tim trung ương Đảng, chính phủ và Bác Hồ.

– Qua đó thể hiện niềm tin vào khả năng lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào vào những chiến công vang dội tại Việt Bắc.

– Khẳng định vai trò Việt Bắc trong cuộc cách mạng và lời thề son sắt

1.3. Kết bài:

Nêu lại cảm nhận chung nhất về bài thơ

2. Cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

Tố Hữu là ngọn cờ đầu của phong trào thơ ca cách mạng, những lời thơ của ông chính là vũ khí để cổ vũ tinh thần cách mạng cũng như nâng cao tình yêu nước. Bài thơ “Việt Bắc” sáng tác sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ muốn gợi lại tình quân dân gắn bó sâu nặng trong thời kỳ ấy tại mảng đất cách mạng Việt Bắc.

Bài thơ được viết theo thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, lắng sâu trong lòng người đọc. Đó chính là cái tài tình, khéo léo của tác giả khiến bài thơ chính trị trở nên trữ tình, giàu cảm xúc. Tác giả mở đầu bài thơ bằng sự lưu luyến của kẻ ở lại và kẻ ra đi trong giây phút đầy hoài niệm:

– Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Những câu thơ là tâm trạng người ở lại tiếc nuối khi phải chia tay người lính cách mạng đã gắn bó bao năm. Tác giả sử dụng các đại từ “mình” và “ta” để thể hiện sự gắn bó thủy chung, khăng khít trong một khoảng thời gian cụ thể là “mười lăm năm” gắn liền với cuộc chiến tranh của nhân dân ta với thực dân Pháp. Đó cũng là lúc tình quân dân thắm đượm nghĩa tình. Lòng người ra đi và người chứa đầy nỗi nhớ đến nỗi nhìn đâu cũng thấy những điều xưa cũ, những kỉ niệm vẫn nguyên vẹn trong tim. Tố Hữu gieo vào lòng người đọc một cảm xúc của sự lưu luyến, xao xuyến khiến người ra đi cứ bồn chồn không muốn rời:

Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Đọc thêm:  Phân tích cuộc tranh hùng giữa Dế Mèn và võ sĩ Bọ Ngựa - Thủ thuật

Giọng hát của người dân Việt Bắc làm dậy sóng bao hoài niệm khó quên. Tâm trạng ấy được gói gọn trong từ “bồn chồn” như đang níu kéo không muốn bước đi. Suốt 15 năm gắn bó với mảnh đất này, nghĩa tình đồng chí, đồng bào trải qua biết bao đắng cay ngọt bùi khiến cảm xúc trào dâng.

Khi nghĩ về núi rừng Việt Bắc, tác giả nhớ đến thiên nhiên, con người nơi đây tràn đầy yêu thương. Chỉ với vài nét phác họa bức tranh tứ bình đã hiện lên một cách trọn vẹn, ý nghĩa và sinh động nhất:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Một bức tranh đẹp và nguyên sơ về thiên nhiên và núi rừng Việt Bắc. Trong bức tranh tuyệt đẹp ấy không chỉ có những hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên mà còn có hình ảnh của những con người mộc mạc nhưng nghĩa tình. Có lẽ đây là khổ thơ hay nhất và trữ tình nhất trong bài thơ, là điểm sáng chan chứa tình yêu và sự tinh tế, tài tình nhất của tác giả.

Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần khiến cảm xúc trong cả bài thơ như trào ra, vỡ òa, mãnh liệt. Nhà thơ không chỉ nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc, mà còn nhớ về những cuộc chiến tranh gian khổ đã diễn ra:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Với giọng điệu tha thiết đặc trưng của thể lục bát chuyển sang sự mạnh mẽ đầy tự hào khi nói về những trận chiến ác liệt giữa núi rừng Việt Bắc. Những vần thơ này mang đậm hào khí Đông A là những kỉ niệm không thể xóa nhòa trong lòng quân và dân.

Thật vậy, bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu với giọng điệu da diết, hào hùng khắc họa lên tình đồng bào gắn bó sâu nặng và lòng yêu nước cuộn trào của nhân dân ta. Khi đọc bài thơ Việt Bắc ta càng thêm khâm phục sự tài tình, khóe léo của Tố Hữu hơn.

3. Cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu ngắn gọn nhất:

Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu được sáng tác khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chiến sĩ rời Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc mười lăm năm kháng chiến của chiến sĩ Việt Bắc gắn bó với người dân nơi đây.

Đọc thêm:  Kể chuyện về truyền thống hiếu học (5 mẫu) - Download.vn

Bài thơ “Việt Bắc” diễn tả cuộc chia tay quyến luyến giữa người dân Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến cùng với những kỉ niệm kháng chiến hào hùng, nghĩa tình thông qua cách hát đối đáp như trong ca dao. Cuộc chia tay giữa dân quân giống như cuộc chia tay của cặp tình nhân đầy nỗi niềm khắc khoải, da diết. Bài thơ “Việt Bắc” được tác giả mượn màu yêu thương để nói về tình cảm cách mạng. Cặp đại từ mình và ta được hiện lên với động từ “nhớ” được lặp lại tạo nên âm hưởng chủ đạo là nỗi nhớ, sự ân tình và lòng biết ơn.

Việt Bắc hiện lên trong những ngày kháng chiến gian khổ sông suối mưa rơi, mây giăng sương. Khi ấy quân dân cùng chịu đựng những gian khổ với những bữa cơm chấm muối cùng gắng sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Hình thức đối lập giữa cảnh bật bên ngoài đầy vẻ xám xịt là bên trong tấm lòng son sắt. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng lại rất thâm tình. “Mình” và “ta” đã viết lên trang sử hào hùng của dân tộc với những chiến thắng ở Tân Trào, Hồng Thái vì vậy khi về lại thành phố, xin đừng thay lòng.

Đáp lại lời nhắn nhủ của người ở lại người ra đi cũng trả lời khẳng định sẽ mãi không quên đã làm yên lòng người ở lại. Đó chính là mối quan hệ khăng khít giữa Việt Bắc với cách mạng trong bản hùng ca kháng chiến của quân và dân Việt Bắc. Người ra đi nhớ thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, nhớ những con người Việt Bắc giản dị, thủy chung và nhớ về cuộc kháng chiến anh dũng. Núi rừng Việt Bắc trở thành bức lũy sắt che chở bộ đội, mỗi ngọn núi, con sông gắn liền với những chiến công lừng lẫy của quân và dân ta trong những đêm hành quân, những đoàn xe tấp nập. Tiếp theo tác giả chuyển sang giọng thơ trang trọng khi nhớ về Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến, niềm tin, hy vọng của cả dân tộc.

“Việt Bắc” là một kiệt tác của của thơ cách mạng kháng chiến, thể hiện tài năng của nhà thơ Tố Hữu khi thể hiện những tình cảm, tư tưởng mới mẻ nhưng đậm đà bản sắc dân tộc về vùng đất cách mạng kháng chiến cùng tình cảm gắn bó sắc son của nhân dân và cán bộ cách mạng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button