Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Đề bài: Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

cam nghi ve truyen thuyet an duong vuong va mi chau trong thuy

Một số bài mẫu cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

1. Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, mẫu 1:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu cổ tích có “Tấm Cám”, truyện ngụ ngôn có “Thầy bói xem voi” thì truyền thuyết có “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Đây có thể xem là câu chuyện bi kịch đầu tiên trong văn học dân tộc, nó đã lấy đi không ít nước mắt cũng như sự căm phẫn của người đọc. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ta đã rút ra được bài học cho chính mình: đừng quá chủ quan, khinh thường địch mà chuốc lấy thất bại.

Truyện xưa kể rằng, vua Hùng có một người con gái đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm đó, Thục vương sai sứ đi cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng tính đồng ý nhưng tướng Lạc Hầu cản lại, bảo rằng Thục chỉ có mưu đồ chiếm nước ta mà thôi. Không cầu hôn được vợ, Thục vương tức lắm. Di chúc để lại cho đời sau buộc phải cướp được nước Văn Lang của vua Hùng. Con cháu vua Thục mấy lần kéo binh sang đánh mà không được. Vua Hùng thấy thế đâm ra tự mãn, chỉ lo vui chơi, không lo việc binh biến, cuối cùng phải nhảy sông tự vẫn. Nước Văn Lang bị mất. Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán đã đứng lên dẹp loạn, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc. Ông đã một lòng vì nước, rất thương dân. Triệu Đà đánh thua bèn rút về nước, cầu hòa và xin An Dương Vương gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Mặc dù tướng Cao Lỗ đã hết sức can ngăn nhưng An Dương Vương vẫn mặc, lại còn bãi chức tướng Cao Lỗ. Và bi kịch cũng xuất phát từ đó. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, trích truyện “Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”, đã nói lên chiến công của An Dương Vương trong việc xây thành Cổ Loa và diễn tả nỗi bi thảm của mối tình giữa Mị Châu và Trọng Thủy.

Trong buổi đầu dựng nước, An Dương Vương đã rất có công với dân tộc. Ông cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, ông bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ông dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ông, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Có lẽ ông đã vui mừng khôn xiết khi thấy điều đó. Ông còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm với thần Kim Quy. Thần đã cho An Dương Vương một cái vuốt. Ông đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị. Ta thấy rằng An Dương Vương quả là một vị minh quân, một người biết nhìn xa trông rộng, biết lo trước những mối lo của thiên hạ.

Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn nơi ông. Khi Đà sang cầu hôn, ông đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.

“Một đôi kẻ Việt người TàuNửa phần ân ái nửa phần oán thương”

“Một đôi kẻ Việt người Tàu” lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng An Dương Vương không hề màng tới điều đó. Có lẽ ông chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng ông không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ông nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ông đã đưa cả cơ đồ “đắm biển sâu”.

Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, An Dương Vương dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì ông “vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: ‘Đà không sợ nỏ thần sao?'” Ông đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, ông mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, ông chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, ông còn không nhận ra được đâu là giặc, ông chỉ ngửa mặt kêu “trời” mà không biết phải làm gì. Đến khi thần Rùa Vàng hiện lên và nói: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!” thì ông đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh ông là một vị minh quân. Ông đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí. Thần Rùa Vàng hay chính thái độ của nhân dân lao động đã bổ sung mọi khiếm khuyết cho ông. Khi ông không xây được thành, thần hiện lên giúp đỡ, khi ông lo cho vận mệnh đất nước, thần cũng hết sức chỉ bào ông và lúc này, khi nguy cấp nhất, thần cũng hiện lên để giúp ông. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết “vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển” đã chứng minh điều đó. Biển cả đã mở rộng tấm lòng đón ông về. Những con sóng trôi dạt vào bờ lại bị bật ra năm nào liệu có còn nhớ hình ảnh hai cha con tội nghiệp?

Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền thoại thì sự thất bại lần này của An Dương Vương mang tính hiện thực sâu sắc. Và bi kịch nước mất nhà tan ấy xuất phát từ mối tình duyên của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là con An Dương Vương, là vợ Trọng Thủy và là con dâu của Triệu Đà. Nàng rất ngây thơ, yêu Trọng Thủy với một tình yêu trong sáng của con gái. Nàng đã trao cho Trọng Thủy tất cả trái tim mình. Mấu chốt chính là lúc nàng chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là việc đại sự, thế mà nàng lại “vô tư” đến mức đưa cho Trọng Thủy xem. Nàng u mê, ngu muội đến mức lầm lẫn giữa “tình nhi nữ” và “việc quân vương”. Còn gì đau xót hơn chăng? Nếu xét về khía cạnh một người vợ thì Mị Châu là một mẫu hình lí tưởng cho chữ “tòng” thời ấy. Nhưng không chỉ là một người vợ, Mị Châu còn là công chúa của nước Âu Lạc. Khi đã tráo được nỏ thần, Trọng Thủy biện cớ về thăm cha. Trước khi đi, chàng nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy thế mà Mị Châu không nhận ra. Nàng yêu Trọng Thủy đến mức còn không thèm đặt ra câu hỏi tại sao hai nước phải thất hòa, tại sao Bắc Nam phải cách biệt trong khi ta đã là “người một nhà”. Nàng chỉ hướng về hạnh phúc lứa đôi, mong đến ngày sum họp: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Câu nói của Mị Châu là lời nói của một người vợ yêu chồng tha thiết. Nhưng nàng không biết rằng hành động của nàng đã cho Triệu Đà chiến thắng vua cha, cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình.

“Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạnNhững chiếc lông không tự biết giấu mình”

Khi bị giặc truy đuổi, Mị Châu đã mặc chiếc áo lông ngỗng trên mình. Chiếc áo hóa trang lông ngỗng là trang phục của người phụ nữ Việt xưa trong những dịp lễ hội. Thế nhưng Mị Châu lại mặc nó vào lúc nguy cấp như thế này. Điều đó cho thấy nàng đã không còn lí trí sáng suốt nữa. Mọi hành động của nàng đều bị tình cảm vợ chồng chi phối. Trước khi bị vua cha chém đầu, nàng đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Nàng đã nhận ra được chân tướng sự việc, rằng người nàng đã yêu, đã tin tưởng bấy lâu nay chỉ là kẻ lừa bịp. Cái chết của Mị Châu là sự hóa thân không trọn vẹn, xác biến thành ngọc thạch, máu biến thành châu ngọc. Điều đó cho thấy sự cảm thông của nhân dân ta với Mị Châu, một người đã “vô tình” đưa nước Việt vào một ngàn năm nô lệ.

Đọc thêm:  Đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa

Ba nhân vật, ba số phận, ba vai diễn đều do Triệu Đà đứng phía sau làm đạo diễn. Nhưng có lẽ, vai diễn của Trọng Thủy là khó khăn nhất. Chàng phải hóa thân thành nhiều vai, mỗi vai một tính cách khác nhau, đòi hỏi ở con người ta phải có tài năng diễn xuất kiệt xuất. Trước mặt An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy đeo chiếc mặt nạ là một người con rể, một người chồng hết sức yêu thương vợ. Nhưng chiếc mặt nạ còn lại Trọng Thủy giấu vào trong bóng tối. Chàng diễn hay đến mức không ai có thể nhận ra. Lời chàng nói với Mị Châu khi từ biệt, những hành động âu yếm của chàng đối với Mị Châu cho ta thấy chàng là một người đàn ông mẫu mực. Thế nhưng tất cả đã hoàn toàn sụp đổ khi ta nhận ra được âm mưu của chàng. Cuối truyện, Trọng Thủy cũng không thể nào sống yên cùng với những vinh hoa phú quý mà mình chiếm được. Tâm trạng chàng rất dằn vặt. Có lẽ trước khi thực hiện mưu đồ ấy, chàng cũng đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Nhưng suy cho cùng chàng cũng là thân phận người Tàu, là con trai Triệu Đà và là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chàng đã hết lòng trung thành với cha. Nhưng chi tiết chàng nhảy xuống giếng vì tưởng nhớ Mị Châu đã cho ta một cách nhìn khác về nhân vật này. Chàng đã gài một cái bẫy giúp cha mình, một cú lừa ngoạn mục để rồi chàng cũng chính là nạn nhân của cái bẫy ấy. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông lấy nước giếng này rửa thì thấy ngọc sáng thêm. Phải chăng Mị Châu đã tha thứ cho Trọng Thủy? Nhưng tin chắc rằng nàng sẽ không ngu muội nữa, vì lời nguyền của nàng là sẽ “rửa sạch mối nhục thù” chứ không cầu mong gì thêm. Ngọc sáng đã minh chứng cho tình yêu, lòng chung thủy và sự trong sáng, vô tội của nàng.

Không như cổ tích, cái kết luôn có hậu cho mọi người. Truyền thuyết buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều sau đó. Chúng ta phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng, nhất là phải cảnh giác, đừng như An Dương Vương “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Và trong tình yêu phải luôn luôn sáng suốt, đừng nên lầm đường lạc lối để rồi phải trả một cái giá quá đắt như Mị Châu. Truyện vừa mang tính triết lí vừa thấm đậm ý vị nhân sinh như Tố Hữu trong “Tâm sự” đã nói:

“Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầuBởi đầu cụt nên tượng càng rất sốngCái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóngHai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn tràoAnh cũng như em muốn nhắc Mị ChâuĐời còn giặc xin đừng quên cảnh giácNhưng nhắc sao được hai ngàn năm trướcNên em ơi ta đành tự nhắc mình”.

2. Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, mẫu 2:

Thành quách còn mang tiếng Cổ LoaTrải bao gió táp với mưa saNỏ thiêng hờ hững dây oan buộcGiếng ngọc vơi đầy hạt lệ phaCây cỏ vẫn cười ai bạc mệnhCung đình chưa sạch bụi phồn hoaHưng vong biết chửa, người kim cổTiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà.

Bài thơ vang lên một truyền thuyết rất đỗi quen thuộc xuất hiện “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”. Dân ta không ai là không biết đến truyền thuyết này. Cô công chúa Mị Nương ngốc nghếch trao nhầm niềm tin cho người chồng nội gián (Trọng Thủy). vua An Dương Vương chủ quan do có nỏ thần mà không phòng bị binh lính, chiếc nỏ thần bị trộm mất mà không hay biết, khi quân Triệu Đà đánh tới trở tay không kịp, kết cục nước mất nhà tan. Chàng rể Trọng Thủy chính là nội gián, kẻ trộm mất chiếc nỏ thần sau khi Mị Nương chết thì quyên sinh cùng. Trong truyền thuyết này kết cục của các nhân vật chính thật đáng thương.

Truyện xưa kể rằng, vua An Dương được thần Kim Quy giúp đỡ sau khi xây thành Cổ Loa xong đã tặng thêm cho một chiếc móng để làm lẫy nỏ thần, chiếc nỏ đó sẽ bắn trăm phát trúng cả trăm và có thể giết hàng ngàn tên địch. Triệu Đà nhăm nhe sang xâm lược nước Âu Lạc, nhưng lần nào đánh là bại lần đấy. Dân Âu lạc kể từ khi có nỏ thần không lo chiến tranh, sống trong thái bình, no ấm. Nhưng Triệu Đà liệu có dừng lại âm mưu cướp nước Âu Lạc hay không? Là một vị vua ông muốn nhân dân của mình sống trong cảnh no ấm, không có chiến tranh, không đổ máu, muốn hai nước sống trong hòa thuận. Chính điều đó cho ta thấy ông là một vị vua nhân hậu, cũng chỉ vì nước vì dân. Mà đâu hay biết âm mưu của Triệu Đà thật thâm sâu. Biết dùng binh không được, Triệu Đà đã dùng kế điệu hổ ly sơn, sang Âu Lạc cầu xin giảng hòa và xin hỏi cưới Mị Châu con gái của An Dương Vương cho Trọng Thủy là con trai của mình. Vua An Dương Vương cứ nghĩ rằng Triệu Đà là có thành ý và không hề nghi ngờ gì. Liền gả con gái của mình cho Trọng Thủy, từ quyết định của vua An Dương Vương đã dẫn đến câu chuyện bi thảm nước mất nhà tan. Trọng Thủy là một tên nội gián, Triệu Đà vì muốn cướp nước ta nên đã cho Trọng Thủy ở lại làm rể bên đất nước Âu Lạc để dò bí mật của An Dương Vương một ngày nào đó sẽ quay trở lại xâm chiếm Âu Lạc. Trọng Thủy vì nghe lời cha đã trở thành một tên nội gián, tên phản bội. An Dương Vương vì không đề cao cảnh giác đã nuôi ong tay áo, Trọng Thủy chính là tên vong ơn bội nghĩa dù yêu Mị Châu nhưng mục đích hàng đầu của Trọng vẫn là giúp cha dò la bí mật của vua An Dương Vương để xâm chiếm nước Âu Lạc.

Vào một đêm trăng sáng, ngồi cùng nhau trên phiến đá trắng và nói chuyện. Trọng Thủy đã nhân cơ hội hỏi Mị Châu: “Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Mị Châu không hề nghi ngờ liền đáp: “Có bí quyết gì đâu chàng , Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?” Nàng không hề hay biết rằng chính câu trả lời đó của nàng đã khiến vua cha thua trận, đất nước rơi vào tay giặc. Trọng Thủy khi nghe đến nỏ thần ngạc nhiên và muốn Mị Châu dẫn đi xem. Vì tình nghĩa vợ chồng nàng lén dẫn Trọng đến nơi cất dấu nỏ thần. Nàng thật ngốc nghếch khi đã tin lời Trọng Thủy kẻ thù cướp nước:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị ChâuTrái tim lầm chỗ để trên đầuNỏ thần vô ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

-Tố Hữu-

Nàng đã vô ý trao nước mình cho giặc, mà cũng không ngờ rằng người đầu ấp tay gối với mình mà lại có thể phản bội mình. Trọng Thủy khi biết về nỏ thần đã mau chóng, chế tạo ra một chiếc nỏ giống vậy và đánh tráo chiếc nỏ thần thật sự của vua An Dương Vương mà không hề bị nghi ngờ. Khi thực hiện thành công âm mưu của mình Trọng đã lấy lí do về thăm cha xin được về nước. Trước khi về, chàng đã nói với Mị Châu: “Tình nghĩa vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” Tình yêu làm con người trở nên mù quáng, nếu là một người thông minh đáng lẽ Mị Châu phải nghi ngờ và đặt ra dấu chấm hỏi, tại sao lại nói như vậy trong khi hai nước vẫn đang hòa thuận, tại sao lại thất hòa? Nàng lúc nào cũng chỉ nghĩ về chuyện lứa đôi hạnh phúc, mong chờ đến ngày đoàn tụ mà đáp rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể tìm được nhau”. Với chi tiết này ta thấy Mị Nương là một người nhu nhược chỉ biết răm rắp nghe theo lời chồng nói, về sau cũng vì chiếc áo lông ngỗng này mà chính Mị Châu đã đưa cha mình tới bước đường cùng, để dấu cho quân xâm lược biết đuổi theo cha. Trọng Thủy mang nỏ thần về cho cha, Triệu Đà sau khi lấy được nỏ thần đã đem quân sang xâm lược Âu Lạc, khi quân địch đánh đến nơi vua An Dương Vương vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Vì sự chủ quan đó Trọng Thủy mang nỏ thần về cho cha, Triệu Đà sau khi lấy được nỏ thần đã đem quân sang xâm lược Âu Lạc, khi quân địch đánh đến nơi vua An Dương Vương vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Vẫn không hề hay biết nỏ thần đã bị Trọng tráo mất, khi mang ra bắn lỏ không có tác dụng. Vua An Dương Vương dẫn theo Mị Châu cưỡi ngựa bỏ trốn. Mị Châu khoác theo chiếc áo rồi đi cùng vua cha, nàng không quên lời Trọng đi đến đâu rắc lông ngỗng đến đó. Đến bên bờ sông vua An Dương Vương phát hiện quân thù đuổi theo cầu cứu thần Kim Quy. Khi rùa vàng hiện lên đã chỉ rõ sự thật: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”, vua An Dương Vương rút gươm chém đầu Mị Châu. Trước khi chết nàng đã nói rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha sẽ biến thành hạt cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người ta lừa dối khi chết đi sẽ biến thành ngọc châu để rửa sạch mối nhục thù”. Sau khi chết xác nàng biến thành ngọc thạch, máu biến thành ngọc châu. Điều đó chính là sự cảm thông của nhân dân ta đối với nàng công chúa xinh đẹp, khờ dại tin kẻ dã tâm, vô tình đưa nước ta vào ngàn năm nô lệ. Vua An Dương Vương sau khi chém đầu con gái, rùa vàng rẽ nước đưa ông xuống biển sâu. Trọng Thủy sau khi thấy xác vợ đã ôm nàng và khóc rồi không lâu sau cũng chết bên giếng ngọc.

Đọc thêm:  Bài văn Phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

Ba nhân vật với ba số phận khác nhau nhưng kết cục của họ giống nhau là đều đi đến cái chết (vua An Dương Vương dù là được rùa vàng rẽ nước xuống biển sâu, thì đó cũng là cái chết). Chỉ có Triệu Đà là người thắng lớn, chính là là kẻ đứng sau tất cả. Qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã đem đến cho chúng ta bài học thiết thực : không được chủ quan, địch là con kiến cũng không được khinh thường sẽ chuốc lấy bại vong, trong cuộc sống nhất định phải yêu nhưng yêu là phải sáng suốt, yêu mù quáng như Mị Châu sẽ có ngày đưa vua cha đến đường cùng. Nhân dân ta đã cảm thông cho số phận của các nhân vật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương, căm thù và phẫn nộ Triệu Đà tên lòng lang dạ sói, âm mưu và thủ đoạn thâm độc. Truyền thuyết khác với cái kết có hậu của cổ tích, thông qua truyền thuyết đã khiến chúng ta suy ngẫm được nhiều điều. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã nhiều thế kỉ trôi qua nhưng vẫn mãi được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ sau.

3. Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, mẫu 3:

Trong kho tàng văn học Việt Nam, thể loại văn học dân gian là một thể loại được nhiều người quan tâm và được sự quan tâm mạnh mẽ, nó đã tác động đến cuộc sống của chúng ta, một trong những câu chuyện lịch sử để lại cho người đọc nhiều những suy nghĩ sâu sắc đó là truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là những câu chuyện nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, An Dương Vương là một ông vua yêu nước, và hết lòng vì nhân dân, ông đã thể hiện được một tinh thân yêu nước nồng nàn, và cố gắng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống của nhân dân và lo cho dân cho nước. Trong quá trình dựng nước ông đã gặp phải gặp phải rất nhiều những khó khăn và những gay go xây thành thì đổ, nhờ có sự giúp đỡ của thần Kim Quy nên đã cho ông nhiều những lợi ích và những hành động của ông đã thể hiện được một người có công với đất nước, ông là một người luôn luôn biết lo cho dân cho nước. Những hành động của ông đã thể hiện được sự giúp đỡ của nhân dân, và sự giúp đỡ của thần thì việc xây dựng đất nước mới được đảm bảo, và những hành động đó đã thể hiện được một tinh thần yêu nước và những hành động đó đã giúp đỡ được cuộc sống của nhân dân.

An Dương Vương là một ông vua vô cùng yêu nước, ông đã xây dựng lên một đất nước an dân, nhân dân được hòa bình, ấm no, cuộc sống của ông luôn luôn gặp phải nhiều những khó khăn và điều đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của nhân dân. Nhân dân ta luôn luôn phải chịu đựng nhiều những vất vả nhưng nhờ có ông vua này mà nhân dân ta được sống những tháng ngày hạnh phúc và ấm no.An Dương Vương là một người luôn luôn hết lòng vì nhân dân, cuộc sống của nhân dân được ấm no, do có vị vua biết lo cho dân cho nước. Ông là người biết lo cho nhân dân, ông đã xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống của nhân dân, một người biết lo cho dân cho nước, một người vì dân vì nước luôn luôn mong muốn nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc những điều đó đã thể hiện được cuộc sống hạnh phúc và ấm no. Ông vua biết lo cho dân, ông là người cương trực, thẳng thắn và luôn luôn vì dân và nước, một ông vua đã hết lòng vì nhân dân, một ông vua biết lo cho dân cho nước, một người cha tốt bụng nhưng rồi vì những sự kiện của đất nước mà ông đã đặt lợi ích của đất nước lên trên.

Trong câu chuyện đã đề cập đến một ông vua biết lo cho dân, một người luôn luôn hết lòng vì dân chúng, ông đã đặt lợi ích của dân chúng lên trên hết. Trong câu chuyện Mị Châu là một người vừa đáng thương vừa đáng trách, một người đáng thương là do cô là một người rất chung thủy nhưng lại bị chính người chồng của mình là Trọng Thủy lừa và lấy cắp lấy chiếc nỏ thần, những hành động của Mị Châu đáng thương ở chỗ tình cảm của cô bị đem ra làm trò đùa và lợi dụng những điều đó để thực hiện những mưu đồ của mình, những điều trên đã chứng tỏ một điều rằng Trọng Thủy là một người cũng là nạn nhân của những chuyện này, Triệu Đà đã sai Trọng Thủy sang làm rể và lừa lấy cắp nỏ thần, Mị Châu hết lòng yêu thương Trọng Thủy nhưng rồi tình yêu đó lại bị hắn lợi dụng để lấy cắp lấy chiếc nỏ thần mang về cho cha những hành động trên đã thể hiện được một điều đó là tình yêu của Mị Châu đang bị xâm hại đến, và đó là những hành động thể hiện những điều tuyệt vời nhất trong câu nói.

Trong câu chuyện Mị Châu đã tin vào chồng của mình, và rồi lại bị lừa, và cũng giống như An Dương Vương mất cảnh giác nên đã sơ ý làm mất nỏ thần, những điều trên đã thể hiện những điều tốt nhất và nó mang những điều riêng và có ý nghĩa sâu sắc tới con người, một người luôn biết lo cho dân cho nước nhưng chỉ vì những giây phút mất cảnh giác mà đã để mất nước, nhưng hình ảnh đó cũng làm cho dân tộc ta có một bài học quý báu trong cuộc sống, mỗi người nên hành động đúng và những hình ảnh đó đã thể hiện được những bài học kinh nghiệm của công cuộc xây dựng đất nước, quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc đã trải qua những thời kì gian nan và cũng dẫn đến quá trình vẻ vang nhất đó là những điều mang ý nghĩa sâu lắng. An Dương Vương là một người biết lo cho dân cho nước, một người luôn luôn vì dân tộc, và Mị Châu chỉ là nạn nhân đằng sau những lợi ích của cha con Trọng Thủy, những hình ảnh của Mị Châu chỉ thể hiện Mị Châu là một người biết lo lắng cho chồng, nhưng đáng trách của Mị Châu đã làm lộ ra bí mật cơ mật của quốc gia để rồi bị cháo mất nỏ thần.

Mị Châu và Trọng Thủy là hai người đáng thương, Trọng Thủy là người nằm trong quân bài của cha, và Mị Châu thì là quân bài của Trọng Thủy, những hình ảnh đó thể hiện mạnh mẽ về một vấn đề mang hình ảnh sâu sắc những chi tiết thể hiện mạnh mẽ chi tiết đó là một hình ảnh đặc trưng và nó đặc biệt trong câu chuyện, những hình ảnh của chúng ta đang thấy đó là việc thể hiện tình yêu thương của mình đối với đất nước. Trong khi Triệu Đà là người xảo quyệt, và đó là những hình ảnh dẫn tới đất nước bị rơi vào tay giặc, cả tin và cuối cùng bị lừa lấy nỏ thần, điều trên hình ảnh đó mang những đặc điểm đặc trưng trong những hình ảnh quen thuộc và mang những đặc điểm mạnh mẽ, trong hình ảnh đó những hành động trên đã chứng minh cho chúng ta thấy được nhân quả của những sự việc đang diễn ra những điều trên mang nhiều ý nghĩa bài học mạnh mẽ cho người đọc.

Hình ảnh trong câu chuyện nó mang những hình ảnh đặc biệt và nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, những hình ảnh đó mang những đặc trưng riêng và câu chuyện đã xoay quanh quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mỗi người đều có nhiều cảm xúc cho người đọc. Truyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy là câu chuyện về việc mất nước. Qua đó nhân vật lịch sử muốn nói về những bài học lịch sử quan trọng cho dân tộc ta, những bài học lịch sử đã được thể hiện mạnh mẽ và nó lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người đọc, mỗi quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, trong câu chuyện này, An Dương Vương đã biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Tình yêu của ông đối với Mị Châu cũng vô cùng lớn, nhưng chỉ vì tình yêu đất nước ông đặt lên đầu chính vì vậy mà chính tay ông đã trừng trị kẻ bán nước Mị Châu, lợi ích của nước nhà ông đã đặt lên đầu đó là điều vô cùng ý nghĩa và quan trọng cuộc sống của An Dương Vương và Mị Châu cũng rơi vào một bi kịch đó là cha giết con, những hành động của ông đã mang nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc, trong câu chuyện này, hình ảnh An Dương Vương hiện lên vẫn thu được nhiều sự quan tâm đặc biệt của người đọc, chính những sự yêu thương và một lòng vì đất nước mà ông đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng chỉ vì mắc vào một sai lầm mà đánh mất đất nước.

Câu chuyện đã để lại cho chúng ta những bài học lịch sử quan trọng không nên mất đi những lòng cảnh giác đối với kẻ thù đó là những kẻ thù đặc biệt nguy hiểm không nên mất cảnh giác với chúng, và qua tác phẩm này ta lý giải được về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể của An Dương Vương với Mị Châu.

Đọc thêm:  Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt trong truyện ... - Đọc Tài Liệu

4. Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, mẫu 4:

An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy được xem là một cốt truyện hay, đặc sắc và bi tráng. Nó luôn có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan niệm đánh giá thái độ tình cảm của nhân dân với các yêu tố lịch sử và các nhân vật lịch sử.

Truyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy là câu chuyện cảm động về tình cha con tình cảm vợ chồng của Mị Châu và Trọng Thủy. Từ câu chuyện đó nhân dân ta muốn nhắn nhủ với thế hệ con cháu phải đề cao cảnh giác với kẻ thù kể cả con gái.

Câu chuyện kể và con rùa vàng sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy, vua vô tình đồng ý. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc.

Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thủy mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

Câu chuyện bắt đầu từ chỗ An Dương Vương được rùa vàng cho mượn nỏ thần. Ông được nhà vua giúp đỡ bởi vì ông đã có ý thức đề cao cảnh giác cho xây thành đắp lũy để bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó ông còn có lo rèn luyện binh sĩ ,chuẩn bị vũ khí để bất cứ khi nào cũng có thể chống giặc. Như vậy An Dương Vương trong những năm đầu xây dựng nước đã đạt được những thành công to lớn,đã làm được những việc trọng đại như chuyển đô từ miền núi về đồng bằng xây được thành cao hào sâu chế được nỏ thần và thành công lớn nhất là chiến thắng được Triệu Đà bảo vệ được chủ quyền của đất nước. Ta có thể phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công là do An Dương Vương kiên trì quyết tâm không nản chí trước khó khăn thất bại tạm thời và cũng do An Dương Vương thành tâm cầu thần tài. Và mấu chốt của câu chuyện ở đây là do An Dương Vương được sự giúp đỡ từ thần linh (cụ rùa vàng) và ông cũng được sự giúp đỡ từ phía nhân dân. Như vậy An Dương Vương là một ông vua anh hùng là một thủ lĩnh sáng suốt của người Au Lạc có trách nhiệm và tinh thần cảnh giác cao độ . Vì vậy nhân dân luôn tôn kính ngưỡng mộ An Dương Vương. điều đó được chứng minh ở chỗ nhân dân đã sáng tạo ra hình ảnh rùa vàng và nỏ thần tạo ra sự kì ảo thần thánh hóa bất tử hóa sự nghiệp dựng nước và giữ nước chính nghĩa hợp lòng dân của An Dương Vương. Nỏ thần là sự kì ảo hóa vũ khí tinh sảo của người Việt xưa.

Nhưng sự nghiệp dựng nước ấy không được bao lâu thì tình cảnh mất nước đã xảy ra. An Dương Vương mất nước trước hết là do ông đã lơ là cảnh giác không hiểu rõ dã tâm nham hiểm của Triệu Đà nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy cho phép giặc ở trong cung điều này chẳng khác nào “dẫn rắn về nhà”. Chính sai lầm ấy đã đẩy ông đến những sai lầm liên tục tiếp theo ông lơ là cảnh giác chủ quan khinh địch và sớm có tư tưởng an nhàn. Ông đã tự đánh mất mình tự mãn thiếu sáng suốt cảnh giác không hiểu bản chất nham hiểm của kẻ thù nên chuốc thất bại thảm hại. Ông thua là thua ở mưu kế hiểm độc do bị phá từ bên trong chứ không phải là do thua binh kém tướng. Cuối cùng : Nhà vua rơi vào bi kịch nước mất nhà tan . Ông chỉ tỉnh ngộ khi thành đã mất , lâm vào bước đường cùng , phía sau lưng là giặc , phía trước mặt là biển khơi mênh mông , không lối thoát ; tự tay ông phải chém đầu con gái yêu và kết thúc cuộc đời mình . Đó là hành động trừng phạt nghiêm khắc , đích đáng , đau đớn , đầy bi kịch.

Nhân vật Mị Châu trong truyện là một người phụ nữ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên mất nghĩa vụ với đất nước. Đây là quan niệm đúng. Ta chỉ có thể trách mị châu ở tinh tinh thần đối với vận mệnh của đất nước. Nàng đã đánh cắp nỏ thần đưa cho quân giặc mà không ngoảnh đầu lại đằng sau không để ý đến vận mệnh đất nước sẽ ra sao. Nàng đã tiết lộ bí mật của quốc gia do vậy tội chém đầu là không oan ức gì và nàng đã trở thành kẻ bán nước. Tuy vậy nhưng nhấn dân ta vẫn lập đền thờ và thờ hai cha con ở cạnh nhau điều đó thể hiện nhân dân ta quan niệm về tình máu mủ ruột thịt rất sâu sắc dù họ đã từng trở thành kẻ thù. Đây cũng là cách làm giảm bớt nỗi oan cho hai cha con nhà vua An Dương Vương và Mị Châu.

Nhân vật Trọng Thủy trong truyện là một nhân vật có dã tâm. Tuy vậy truyện tình đẹp giữa Mị Châu và Trọng Thủy đã được nhân dân ngợi ca trong sáng và được gắn liền với chi tiết ngọc trai và giếng ngọc. Nhưng suy cho cùng cuối cùng Mỵ Nương cũng là một nhân vật bị trọng Thủy lợi dụng. Khi Mị Nương chết Trọng Thủy đã vô cùng đau xót và luôn nhớ thương nàng. Đối với nước Âu Lạc Trọng Thủy là lên gián điệp lợi hại kẻ đã lợi dụng tình yêu để đánh cắp bảo vật của An Dương Vương và phản bội tình yêu trong sáng ngây thơ và cũng rất thủy chung của Mị Nương. Song chi tiết Trọng Thủy thương nhớ vợ cho thấy hắn vẫn là người có tình có nghĩa. Nhân dân vừa oán giận vừa thương xót Trọng Thủy. Oán giận vì hắn là tên đánh cắp nỏ thần là kẻ thù cảu nước Âu Lạc nhưng cũng thương xót vì hắn cũng là một người có tình cảm phải đứng trước sự chọn lựa giữa nghĩa vụ và tình yêu.

Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp lại vừa giàu ý nghĩa. Nó là một sự kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình. Chi tiết “ngọc trai” đã chứng thực được tấm lòng trong sáng của Mị Châu. Chi tiết “giếng nước” có hồn Trọng Thủy lại là chi tiết được dựng lên để hóa giải nỗi hối hận vô cùng và tội lỗi của nhân vật này. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” với việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thủy lại là một kẻ si tình thật đáng thương. Phần kết truyện liên quan đến cái chết của Mị Châu thể hiện hai cái nhìn tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất của tác giả dân gian. Mị Châu bị trừng trị là một dứt khoát, rõ ràng của lịch sử. Nó xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta. Nhưng Mị Châu lại được “hồi sinh” (hóa thân vào ngọc và đá) bởi dân tộc ta bao giờ cũng bao dung. Kết thúc ấy thể hiện niềm cảm thông với sự trong trắng ngây thơ của nàng công chúa.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử. Sức sống của truyền thống An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy còn khơi nguồn cho những cảm hứng thi ca sau này.

Trên đây là một số bài văn mẫu với đề bài: “Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, bằng lời của anh chị với một kết thúc khác” nhằm giúp bạn tham khảo, hiểu rõ hơn về câu truyện Mị Châu Trọng Thủy. Hy vọng những bài văn mẫu này sẽ giúp bạn tìm được gợi ý cho bài viết của mình.

-HẾT-

Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy là một nội dung, bài học hay mà các em cần phải nắm vững nội dung. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, bằng lời của anh chị với một kết thúc khác cùng với phần Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nghi-ve-truyen-thuyet-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy-38984n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button