Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo – So sánh sự hồi sinh của nhân vật Mị
“Nghệ thuật vị nhân sinh” là giá trị nhân văn cao cả trong nghệ thuật. Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo là hai tác phẩm điển hình và thành công cho tư tưởng vĩ đại này. Qua việc so sánh sự hồi sinh của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ và nhân vật Chí trong Chí Phèo, chúng ta sẽ thấy được sự thức tỉnh trong nhân tâm của hai nhân vật. Để hiểu hơn về tư tưởng nhân đạo trên và giá trị nội dung mà các tác phẩm chứa đựng, hãy cùng DINHNGHIA.VN cảm nhận, tìm hiểu và so sánh về sự hồi sinh của các nhân vật qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo.
Tư tưởng tác giả qua Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
Nam Cao và Tô Hoài là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu như Nam Cao đi vào khai thác đề tài người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương của nhà văn, thì Tô Hoài lại rất thành công trong việc tìm đến người lao động miền núi Tây Bắc xa xôi để xây dựng nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình.
Sự thức tỉnh của các nhân vật trong văn học là gì?
“Hồi sinh” có nghĩa là sống lại. “Hồi sinh nhân tính” là tính người, tình người được sống lại. Nói về sự hồi sinh nhân tính, ta đã bắt gặp sự hồi sinh ấy trong văn học trước đó, bất cứ nhân vật nào, một khi đã tha hóa, họ đều có quá trình thức tỉnh về tâm hồn, như Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, như Hộ (Đời thừa – Nam Cao)…
Nếu như Trương Sinh thức tỉnh sau cái chết oan uổng của vợ, thì Hộ thức tỉnh sau khi đánh đuổi vợ con vì gánh nặng cơm áo. Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ, Hộ đã khóc, giọt nước mắt của Hộ chính là bằng chứng cho sự thức tỉnh, hồi sinh nhân tính. Còn sự hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị được Nam Cao, Tô Hoài dẫn giải như thế nào?
“Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Sự thức tỉnh nhân tính của hai nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo đã thể hiện cái nhìn cảm thông đầy thương cảm của tác giả với số phận của những con người trong xã hội cũ.
Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo qua sự hồi sinh của Mị và Chí
Để hiểu rõ hơn về sự hồi sinh nhân tính của Mị và Chí trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về từng nhân vật trong quá trình hồi sinh nhân tính.
Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
Trước khi hồi sinh nhân tính, trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo thì cả Chí và Mị đều có những số phận và bi kịch đau đớn giống nhau.
Chí Phèo vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, ở thuê cho nhà bá Kiến. Vì sự ghen tuông của bá Kiến mà Chí bị đẩy vào nhà tù thực dân. Trong nhà tù thực dân ấy, oan trái thay, lại tiếp nhận con người khi người ta vô tội, lương thiện và trả người ta ra khi họ đã trở thành kẻ tha hóa, mất đi cả nhân hình và nhân tính.
Về nhân hình, Chí là một con vật lạ với khuôn mặt “vằn dọc vằn ngang không biết bao nhiêu là sẹo”, về nhân tính, Chí là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ và làm tay sai đòi nợ cho bá Kiến. Bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là “bị từ chối quyền làm người, cha mẹ từ chối Chí, dân làng cũng từ chối Chí”.
Trong quá trình so sánh Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, người đọc cũng thấy rằng Chí rơi vào bi kịch vì không có ai đón nhận Chí trở về với cái xã hội bằng phẳng. Nếu như là con người thì đâu ai dám vạch mặt mình như vậy, đâu ai dám sẵn sàng đâm thuê, chém mướn, chỉ vì đồng tiền, đâu dám “đốt quán” của “bà bán rượu” nhưng Chí đã trở nên mất đi “tính người”, mất đi “nhân tính” như vậy.
Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
Mị cũng là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi và hiếu thảo, và Mị cũng phải chịu một số phận đau đớn không kém Chí Phèo là mấy. Mị phải trở thành “con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra”. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái, ngồi quay sợi, thái cỏ ngựa,… lúc nào cô ấy cũng cúi mặt buồn rười rượi.
Mị giống như một con rùa được nuôi trong xó cửa. sống ở nhà thống lí Pá Tra, Mị cũng như những người phụ nữ trong nhà này, làm việc tối ngày bận bịu. Nếu như Chí Phèo của Nam Cao mong muốn được giao tiếp với con người thì Mị lại không buồn giao tiếp. Mị lúc nào cũng lầm lũi, cô cũng mất đi tính người nhưng “tính người” bị mất đi ở đây khác với Chí.
Khi so sánh sự thức tỉnh của hai nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phéo, chúng ta nhận thấy, nếu như Chí Phèo bị tha hóa về nhân tính, trở thành một con quỷ dữ thì Mị lại mất đi nhân tính ở chỗ cô không được coi là một con người. Sống ở nhà thống lí Pá Tra, MỊ như một “con trâu, con ngựa”. Bởi con trâu, con ngựa còn có lúc nghỉ ngơi, đằng này Mị phải làm quần quật suốt cả ngày. Chính vì cuộc sống như vậy mà Mị đã trở thành một con người mất đi sức sống.
Sự khác biệt trong quá trình hồi sinh nhân tính của Mị và Chí Phèo
Tuy có những nét giống nhau về số phận và cuộc đời, song quá trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị lại rất khác nhau.
Sự hồi sinh nhân tính của Chí là sau đêm gặp thị Nở, chính tình người của thị Nở đã đánh thức “nhân tính” trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy. Thị là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn của làng Vũ Đại. Thế nhưng, bên trong cái ngoại hình xấu xí và tính cách dở hơi của thị là một tấm lòng rất bao dung và vị tha. Sau một đêm ăn nằm với nhau, sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí lần đầu tiên để tâm lắng tai nghe những âm thanh xung quanh mình, những âm thanh của cuộc sống và cảm thấy cuộc sống cũng thật thú vị.
Và Chí thèm được làm người lương thiện. Khát vọng lương thiện ấy chính là bằng chứng cho sự hồi sinh nhân tính của Chí. Chí nhớ lại cuộc đời mình trước khi bị đẩy vào nhà tù thực dân với những ước mơ hết sức bình dị. Chí nhận ra rằng thị Nở cũng có duyên và muốn cùng thị chung sống. Chí đã mong muốn được làm người và thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với con người lương thiện.
So sánh Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, ta thấy nhờ có tình người của thị mà Chí hồi sinh nhân tính, khao khát được sống một cuộc sống lương thiện. Với Mị sức sống hồi sinh nơi người con gái ấy là tiếng sáo vi vu gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân Tây Bắc. Mùa xuân, mùa của sức sống mãnh liệt. Mị sống trong nhà thống Pá Tra như một con người đã mất đi linh hồn.
Thế nhưng, trong đêm tình mùa xuân năm ấy, khi cái lạnh tràn về, khi những thiếu nữ phơi “chiếc váy xòe như những cánh bướm của mình trên những phiến đá” và đám trẻ con chơi đùa và tiếng sáo gọi bạn tình đã bắt đầu xuất hiện. Mị dường như được sống lại với chính tâm hồn mình. Cô hồi tưởng lại quá khứ khi được cùng người yêu đi chơi trong những đêm tình mùa xuân.
Cũng giống như Chí, Mị cũng hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, khi Mị còn là người con gái đẹp có tài thổi sáo rất hay. MỊ uống rượu và khi ngà ngà say, Mị bỗng nhiên nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình và Mị cũng muốn đi chơi. Mị muốn đi chơi như hồi còn trẻ. Mị vào góc nhà xắn thêm ít mỡ bỏ vào chiếc đèn cho sáng, với tay lấy chiếc váy.
Những hành động ấy chứng tỏ rằng Mị đã thật sự hồi sinh, sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã được sống dậy nhờ âm thanh của tiếng sáo. Cũng giống như Chí Phèo âm thanh của cuộc sống xung quanh thức tỉnh tâm hồn, đánh thức sức sống mãnh liệt của Mị. Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, ngay cả khi Mị đã bị A Sử trói chặt vào cột nhà. MỊ đã thả hồn bay theo tiếng sáo của đêm tình mùa xuân. Mị vô thức, Mị không cảm thấy đau đớn vì lúc này sự hồi sinh nhân tính của Mị rất mạnh mẽ.
Chí Phèo và Mị đều được hồi sinh nhân tính. Sự hồi sinh ấy cho ta thấy cái nhìn nhân đạo của Nam Cao và Tô Hoài. Phải thực sự yêu thương cảm thông với nhân vật của mình, hai nhà văn mới có thể để cho họ hồi sinh nhân tính như vậy. Với Chí Phèo là trở về với cuộc sống lương thiện, còn với Mị là được bộc lộ sức sống tiềm tàng của cô.
Cả Nam Cao và Tô Hoài đều rất xót thương, đồng cảm cho số phận của Chí Phèo và Mị, trân trọng nhưng ước mơ bình dị của họ. Mặt khác, từ sự hồi sinh về nhân tính của Chí Phèo và Mị, họ đã nói lên tiếng nói phê phán gay gắt những thế lực chà đạp lên số phận của con người bất hạnh ấy. Cái xã hội với những tàn dư phong kiến, bá Kiến đã đẩy Chí vào sự tha hóa.Và những hủ tục cổ hủ của miền núi với kẻ thông trị gian ác, tham lam như thống lí Pá Tra đã cướp sạch, bào mòn sức sống của Mị.
Nhận xét về sự hồi sinh của nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
Mặt dù, viết về những đề tài khác nhau, nhưng cuộc đời và số phận của các nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo đều là sự trải nghiệm, dày công tìm tòi của các nhà văn. Thông qua các nhân vật của mình nhà văn muốn nói lên tiếng lòng, sự cảm thương cho số phận của họ. Đó chính là những giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Giá trị nhân đạo là giá trị căn bản của một tác phẩm văn học chân chính” và hạt nhân cơ bản của giá trị ấy là lòng yêu thương con người. Giá trị vĩ đại này đã được thể hiện rất thành công qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo. Qua đó, chúng ta cũng thấy được tấm lòng và sự cảm thông trân trọng mà Tô Hoài và Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình.
Dàn ý so sánh sự hồi sinh của Mị và Chí trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
Để hiểu hơn về sự hồi sinh của hai nhân vật Mị và Chí trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn khái quát để lập dàn ý tóm tắt.
Mở bài so sánh sự hồi sinh của Mị và Chí trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
- Giới thiệu hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo cũng như hai nhân vật.
- Đề cập đến sự hồi sinh và thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo.
Thân bài so sánh sự hồi sinh của Mị và Chí trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
- Tìm hiểu về tư tưởng của hai tác giả trong hai tác phẩm.
- Khái niệm sự thức tỉnh của các nhân vật trong văn học là gì?.
- Tìm hiểu Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo qua sự hồi sinh của Mị và Chí.
- Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao.
- Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ.
- Sự khác biệt trong quá trình hồi sinh nhân tính của Mị và Chí Phèo.
- Đánh giá về sự hồi sinh của nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo.
Kết bài so sánh sự hồi sinh của Mị và Chí trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
- Khẳng định tư tưởng của mỗi tác phẩm khi so sánh sự hồi sinh của hai nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo.
- Nhấn mạnh đến ý nghĩa của các nhân vật khi so sánh sự hồi sinh của Mị và Chí trong hai tác phẩm này.
Qua việc phân tích sự hồi sinh của nhân vật trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, chúng ta thấy được giá trị nhân văn cao cả của từng tác phẩm cũng như trái tim nhân hậu mà nhà văn Tô Hoài cũng như Nam Cao đã dành cho các nhân vật. Nếu có câu hỏi hay đóng góp nào liên quan đến nội dung bài viết sự hồi sinh của nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu thêm nhé. Chúc bạn học tập và ôn thi hiệu quả.
Xem thêm >>> Phân tích Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở – Ngữ Văn 11
Xem thêm >>> Phân tích hình ảnh bát cháo hành Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao
Xem thêm >>> Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!