Cảm nhận bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm đến phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh để nắm rõ hơn thực trạng xấu xa, xã hội thối nát của nhà tù trong thời Tưởng Giới Thạch để có thể viết bài được hay tốt hơn.

Đề bài: Trình bày cảm nhận về bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Bài văn mẫu hay nhất nêu lên cảm nhận về bài thơ Lai Tân

Qua bài “Lai Tân” ta cảm nhận được ý nghĩa hiện thực chân xác, vừa mang tính chiến đấu sắc mạnh tố cáo châm biếm cao độ. bài thơ đã cho ta hiểu hơn tâm hồn tài năng của Bác và hiểu thêm xã hội Tưởng Giới Thạch. “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tố’”trữ tình” và “hiện thực”,”Lai Tân” là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Nó là .một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.

Với tư cách là người thư ký trung thành của thời đại, Bác đã ghi lại một cách khách quan những cảnh:

“Giam phòng ban trưởng thiền thiên đổ

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”

Khác với Tú Xương trong hoàn cảnh tự do nên có ‘thể thẳng tay đập vào mặt bọn thống trị những cái tát giáng trời:

“Ớ phố Hàng Song thật lắm -quan

Thành thì đen kịt, Đốc thì lang

Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố

Dậu lạy quan xin nọ chú Hàn”

(Lắm quan)

Hồ Chí Minh chỉ có thể mỉa mai, châm .biếm sâu cay bọn thống trị bằng ngòi bút trong hoàn cảnh tù đày, gông xiềng. Từ cái mặt bên ngoài đến tận cùng những ngóc ngách bên trong của bộ máy thống trị Trung Hoa quốc dân đảng đã chứa đầy những mâu thuẫn. Tác giả “Lai Tân” đưa ra ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch đó là: “Ban trưởng”,”cảnh trưởng”, “huyện trưởng cái chức “trưởng’ của họ khá oai vệ, đầy uy lực, nhưng việc làm của họ đầy khuất tất, bất chính. Khuôn khổ bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại được đặt liên tiếp ba chữ “trường” trong ba câu thơ đầu là sự “có tình” dùng phép lặp của Bác trong vỉệc dựng lên những chân dung tiêu biểu của giai cấp thống trị. Ba câu thơ – mồi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật đến từng cõi tiết được vẽ bằng nét bút bình thản, lạnh lùng Bức thứ nhất bày ra trước mắt mọi người là hình ảnh một “ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Bức thứ hai là hình ảnh “cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhãn bị giải”.

Cả ban trưởng và cảnh trưởng đều là những công cụ thi hành pháp luật rất đắc lực của cái xã hội đầy rẫy những bỉ lậu, xấu xa. Chúng khoác trên mình chiếc áo “công lý’ để làm những việc “bất công ly’ một cách thường xuyên hết ngày này đến ngày khác. Chức “trưởng” của chúng đã to, sự phạm pháp của chúng còn lớn hơn ngàn vạn lần. Tiếng cười trào lộng bật lên từ nghịch cảnh đó. Thoạt tiên, mới nhắc đến “ban trưởng”, “cảnh trưởng” thiết tưởng đó là những người cầm cân nẩy mực chắc hẳn phải công minh, trong sạch nhưng ta thực sự bất ngờ khi biết chúng chẳng qua là những con mọt dân, gây rối, bắt bớ dân để mà tham nhũng, cờ bạc. Chúng mượn cái danh để tự đặt ra cho mình cái quyền thích làm gì thì làm.

Đất Lai Tân có ban trưởng, cảnh trưởng tưởng chừng cuộc sống bình yên nhưng trớ trêu thay trật tự an ninh không được đảm bảo, những vi phạm pháp luật vẫn diễn ra đầy rẫy mà những kẻ đứng đầu bộ máy thống trị ở Lai Tân cũng chính là những kẻ cầm đầu những chuyện phạm pháp đó. Nực cười thay, nhà tù là nơi giam giữ những kẻ phạm tội vậy mà lại chính là nơi để tội phạm cổ thể thịnh hành rộng rãi nhất, tiêu biểu hơn cả, nhiều hơn cả vẫn là tội phạm cờ bạc mà chính giai cấp thống trị nhà lao cũng là những “đỗ phạm’. Cái nghịch cảnh “đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai” là hiện thực thôi nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch không thể phủ nhận được.

Đọc thêm:  Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ

Cấp dưới sông và hành động bê tha, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên – huyện trưởng – vẫn đêm đêm “chong đèn lo công việc”. Mức độ mỉa mai, châm biếm của tác giả tăng dần. Kích thước của những bức tranh về sau to hơn, rộng hơn bức trước. Từ chân dung một ban trưởng trông coi một phạm vi nhà tù nhỏ hẹp tới một cảnh trưởng cai quản một địa phận lớn hơn đến một huyện trưởng cai trị một vùng rộng lớn và bao quát cả quyền của ban trưởng cảnh trưởng. Bức tranh thứ ba mở ra hình ảnh “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự’ vẻ ngoài tưởng mẫu cách, sát sao với “công việc” nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm, không biết tay chân, cấp dưới làm những gì, phạm pháp những gì.

Câu thơ phạm luật “nhị tứ lục phân minh” ở một chữ “công”. Bao mỉa mai, đả kích sâu cay dồn nén vào một chữ “công” đó. Huyện trưởng “lo công việc” hay là mượn “việc công” để tạo một tấm bình phong che cho mình “io việc riềng”, “chong đèn’ hút thuốc phiện? Tác giả đặt chữ “đăng” chính giữa câu thơ không nhằm mục đích tỏa sáng chận dung huyện trưởng mà nhằm đối lập, phản chiếu cái tối tăm của bộ máy thống trị Lai Tân (nói riêng), hệ thống chính quyền Tưởng Giới Thạch (nói chung).

Giữa thực trạng ấy, thử hỏi bình yên ở đâu? Câu trả lời là: Bình yên vẫn ở chốn Lai Tân này!

Bình giảng bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh cũng là một bài văn mẫu mà các em có thể tham khảo, qua đó nắm rõ được cảm nhận của tác giả về sự thối nát của nhà tù Trung Quốc thời bấy giờ để vận dụng vào viết bài.

Bài văn được đánh giá cao cảm nhận về bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh

Bài văn mẫu 1 nêu lên cảm nhận về bài thơ Lai Tân

Ở tập thơ Nhật kí trong tù có rất nhiều bài thơ viết dưới hình thức Nhật kí. Ở đó, Bác đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, tập hợp những điều này ta được một bức tranh hiện thực về chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch (bài Bốn tháng rồi, Chia nước, Trăng). Điều đáng nói là tác giả không chỉ ghi lại một cách vô tình dửng dưng mà qua những bài thơ này người đọc cảm nhận được thái độ lên án tố cáo sâu sắc. Lai Tân là một bài thơ như vậy. Ba câu thơ đầu là hiện thực được quan sát bằng trực giác: 3 con người, 3 chức vị, 3 hành động rất khác nhau. Đây chính là bức tranh đa dạng nhưng nhốn nháo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. “Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ – Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Đánh bạc là hành động quốc cấm vậy mà ban trưởng lại chuyên đánh bạc (thiên thiên đổ). Ngày nào cũng phạm tội, phạm pháp nhưng lại là người duy trì luật pháp.

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền – Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”. Cảnh trưởng tìm cách bòn rút móc túi tù nhân bằng cách đe dọa chuyển lao, giải sang phòng khác. “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự – Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”. Huyện trưởng chong đèn làm công sự. Hình ảnh này có hai cách hiểu: thứ nhất, huyện trưởng thường xuyên chong đèn hút thuốc phiện suốt đêm. Thứ hai huyện trưởng chong đèn làm việc vào ban đêm gợi người đọc liên tưởng đến sự khuất tất, tăm tối bất chính chứ không hề mẫn cán. 3 hình ảnh trên đã tạo lên một bức tranh toàn cảnh rất độc đáo về bộ mặt của bọn quan lại Tưởng mà nét nổi bật là sự vụ lợi, hoàn toàn vô trách nhiệm. Đây chính là sự thối nát, mục ruỗng của chế độ Tưởng Giới Thạch.

Câu thơ kết với vị trí là lời kết luận là một cách nhận xét cách đánh giá chung về bộ máy cai trị của chế độ Tưởng Giới Thạch với ý nghĩa mỉa mai châm biếm rất sâu xa. “Lai Tân y cựu thái bình thiên – Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu thơ nghe có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng nó lại chứa đựng một tiếng cười một sự mỉa mai thâm thúy. Nó bóp trần bộ mặt của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Học giả Hoàng Trung Thông từng nhận xét: “Chữ thái bình có thể coi là nhãn tự của nhà thơ. Chỉ một chữ “thái bình” mà xé toang tất cả sự dối trá để người đọc thấy được sự đại loạn bên trong”. Tất cả những sự thối nát kể trên là chuyện bình thường không có gì là bất thường. Từ đây ta có thể suy ra chế độ của Tưởng là đánh bạc bóc lột người tù, hút thuốc phiện ăn đút lót.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến

Tất cả những điều đó đã trở thành công việc hàng ngày trở thành nề nếp ở đây. Mặt khác bài thơ này ra đời năm 1942, lúc ấy phát xít Nhật đang xâm chiếm Trung Quốc, nhân dân đang chiến đấu hi sinh vì vận mệnh đất nước Trung Quốc đang lâm nguy. Vậy mà bọn quan lại ở đây vẫn ung dung, dửng dưng mặc kệ sự đời mà ra sức vơ vét cho cá nhân, ta càng thấy rõ sự thối nát vô trách nhiệm trước nhân dân, Tổ quốc, của bộ phận quan lại chế độ này. Lai Tân là một bài thơ châm biếm thể hiện rất rõ cốt cách thơ trào phúng của Hồ Chính Minh. Không đao to búa lớn, không chỉ trích gay gắt, cứ nhẹ nhàng mà hiệu quả lại rất cao. Bài thơ cũng thể hiện tài sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế, nhẹ mà sâu của tác giả trong bối cảnh lao tù.

Cảm nhận bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh bài mẫu 2

Một nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là ghi chép những điều tai nghe mắt thấy hàng ngày của tác giả trong nhà tù và trên đường chuyển lao, đem đến cho nhiều bài thơ tính hướng ngoại và yếu tố tự sự, tả thực. Nhờ thế, tác phẩm đã tái hiện được bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc rất tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tư liệu có sức phê phán mạnh mẽ. Tập thơ còn cho thấy một phần của tình trạng xã hội Trung Quốc vào những năm 40 của thế kỉ XX. Bài thơ Lai Tân là một trong những bài thơ trong tập thơ có nội dung hiện thực như vậy.

Lai Tân là nơi mà Hồ Chí Minh đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây. Bài thơ mang tên địa danh này là bài thơ thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật kí trong tù, nó cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt đẹp.

Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường có bốn phần, mỗi phần một câu có chức năng nhất định trong việc kết cấu và biểu đạt ý nghĩa của bài thơ.

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng có kết cấu khá đặc biệt. Tính chất đặc biệt này bắt nguồn từ dụng ý châm biếm của tác giả, đồng thời thể hiện tài năng của tác giả trong việc kết cấu một bài thơ châm biếm theo thể thơ vốn rất trang trọng và nghiêm ngặt.

Bài thơ chia làm hai phần rõ rệt, chứ không phải bốn phần như thể Đường luật. Phần đầu gồm ba câu đầu, viết theo lối tự sự. Phần hai chỉ có câu cuối mang tính chất biểu cảm. Phần tự sự kể lại việc Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, Cảnh trưởng giải tù và bóc lột họ, Huyện trưởng đêm đêm chong đèn hút thuốc phiện. Phần biểu cảm là thái độ của nhà thơ trước những hiện thực được chứng kiến.

Xét về kết cấu, hai phần trên có liên hệ với nhau rất chặt chẽ và vững chắc. Nếu chỉ có một phần thì kết cấu sẽ bị phá vỡ, bài thơ không còn nhiều ý nghĩa, nhất là nếu mất đi câu cuối thì sẽ mất ý nghĩa châm biếm, đả kích, mặc dù ba câu đầu đã thể hiện sự phê phán. Tính liên kết chặt chẽ trong kết cấu đã làm nổi bật mâu thuẫn giữa sự bất an và thái bình, tạo nên tiếng cười chua cay trước hiện thực sống.

Bài thơ được viết vào giai đoạn đất nước Trung Quốc bị phát xít Nhật xâm lược, nhân dân Trung Quốc phải rên xiết dưới sự thống trị của ngoại bang và sâu mọt trong bộ máy quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch. Ba câu đầu trong bài thơ ghi lại hiện thực trong nhà tù. Đó là công việc thường ngày của ba viên quan lại tiêu biểu cho bộ máy chính quyền ở Lai Tân. Ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, Cảnh trưởng bòn rút ngay cả của người tù, Huyện trưởng siêng năng đến độ phải chong đèn vào ban đêm để hút thuốc phiện. Đọc câu thơ cứ ngỡ là Huyện trưởng siêng năng đang làm việc vào ban đêm, nhưng đặt công việc vào hoàn cảnh chung của Ban trưởng và Cảnh trưởng thì rõ ràng Huyện trưởng đang làm công việc bất thường. Cảnh tượng hoàn toàn không bình thường đối với một bộ máy quan lại của chính quyền nghiêm chỉnh. Câu kết bài thơ lại tạo ra một nghịch lí: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Câu thơ không có gì là bất thường cả, guồng máy cai trị ở Lai Tân xưa nay vẫn phán công việc một cách rành mạch: Ban trưởng đánh bạc, Cảnh trưởng hối lộ, Huyện trưởng hút thuốc phiện. Cả bộ máy là một sự yên ổn, thái bình.

Đọc thêm:  Bài thu hoạch lớp lý luận chính trị (3 Mẫu) - Download.vn

Sự thối nát của bộ máy chính quyền đã hết sức trầm trọng, cái xấu, cái vô kỉ cương đã trở thành phổ biến, thậm chí đã trở thành một nếp sống thường ngày. Và đó chính là sự thái bình trong cuộc sống của quan lại Lai Tân.

Bộ mặt quan lại nhà tù Lai Tân được Hồ Chí Minh khắc họa đầy đủ, rõ nét với chỉ bốn câu thơ. Không những thế, bài thơ còn phê phán tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại và xã hội Trung Quốc dưới thời cẩm quyền của Quốc dân đảng. Nghệ thuật châm biếm của bài thơ được tạo nên từ hai yếu tố cơ bản là mâu thuẫn và giọng điệu.

Một trong những bút pháp để tạo ra tiếng cười trong nghệ thuật trào phúng là khai thác mâu thuẫn trái tự nhiên. Ở đây, mâu thuẫn được tạo dựng bởi kết cấu bài thơ. Ba câu đầu kể về những việc bất bình thường theo lẽ thường. Lẽ ra với những gì trình bày trong ba câu trên, tác giả phải kết luận bằng một câu phơi bày thực trạng xã hội, nhưng ngược lại, tác giả lại kết luận Trời đất Lai Tân vẫn thái bình, cái bất thường bỗng chốc trở thành cái bình thường. Đó là tiếng cười được tạo ra một cách chua cay.

Để tiếng cười trở nên mạnh mẽ, sâu sắc và độc đáo, tác giả đã đưa ra tới ba hình tượng (Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng) gắn liền với ba hiện tượng (đánh bạc, ăn hối lộ, hút thuốc phiện) và không dùng lại ở đó, Hồ Chí Minh còn nâng sự việc lên tầm phổ quát và phổ biến bằng các từ lập lại như ngày ngày, đêm đêm, y nguyên như cũ.. Những hiện tượng đó đủ để chúng ta kết luận xã hội Lai Tân đang rối loạn. Nhưng bất ngờ thay, tác giả lại kết luận là đang thái bình. Hóa ra, rối loạn hay thái bình không còn phụ thuộc ở hiện thực khách quan theo logic tự nhiên nữa mà phụ thuộc vào cách nhìn hiện thực khách quan đó. Nếu người khác nhìn thì cho đó là loạn nhưng với bộ máy quan lại Lai Tân thì cho đó là thái bình. Người đọc luôn cười nhưng lại là điệu cười chua chát vì sự thật đã bị bóp méo một cách trần trụi, lẽ thường cuộc sống đã bị chà đạp không thương tiếc.

Giọng điệu thơ chính là giọng điệu tâm hồn nhà thơ, nhà thơ không bao giờ tạo nên tiếng cười dễ dãi. Hồ Chí Minh chắc hẳn đã rất bất bình khi chứng kiến những cảnh tượng như thế. Vậy tại sao tác giả không dùng giọng điệu đanh thép, phẫn nộ mà có vẻ bình thản, nhẹ nhàng? Với bút pháp hiện thực, hơn nữa đây là hiện thực trào phúng nên tác giả đã giữ đúng thái độ khách quan nhằm mang lại giá trị phản ánh lớn nhất. Sự bình thản của Hồ Chí Minh cho ta cảm giác Người không có ý phê phán hoặc trào phúng gì cả. Tuy nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả đã tạo ra sự đả kích mạnh mẽ, quyết liệt. Đó chính là nét độc đáo của bút pháp Hồ Chí Minh trong bài thơ.

Tham khảo thêm: Soạn bài Lai Tân của Hồ Chí Minh – Văn mẫu 11

Trên đây là những bài văn mẫu được Đọc tài liệu biên soạn với nội dung Cảm nhận bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Hy vọng sẽ là tài liệu tốt giúp các em làm bài trong chương trình học văn mẫu 11.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button