Top 9 Bài văn cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “Từ ấy” của Tố

Tố Hữu là một trong những nhà thơ nổi tiếng, lá cờ đầu của nền văn học nước nhà, thơ của Tố Hữu mang hơi hướng trữ tình, chính trị, “Từ ấy” là bài thơ như vậy, thể hiện tâm trạng phấn khởi, hạnh phúc của tác giả khi đến với con đường cách mạng, điều đó có thể thấy qua hai khổ thơ đầu.

Cuộc đời sự nghiệp văn học của Tố Hữu gắn với cách mạng nước nhà, thơ ông viết đều gắn bó với cách mạng, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Mở đầu bài thơ Từ ấy chính là sự háo hức, phấn khởi khi vinh dự đứng trong hàng ngũ Đảng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Khi đó tác giả mới chỉ 18 tuổi, được đứng trong hàng ngũ Đảng là sự vinh dự của người chiến sĩ cách mạng. Động từ “bừng” diễn tả sự đột ngột khiến ông cảm thấy bất ngờ, choáng ngợp như ánh nắng mùa hạ. Ông nhận thức được rằng chân lý cách mạng soi rọi mạnh mẽ như ánh nắng chói chang của mùa hạ. Ánh sáng đó chính là nguồn sáng mới soi đường dẫn lối cho nhà thơ, cụm từ “chói qua tim” nhấn mạnh ánh sáng mới của cách mạng đủ sức xua tan đi những u tối và mở ra con đường tư tưởng mới. Nhà thơ còn thể hiện niềm vui, sự hạnh phúc bằng chất thơ trữ tình, gợi cảm:

Đọc thêm:  Dàn ý tả rặng cà phê, lập dàn ý chi tiết, đặc sắc - Thủ thuật

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tác giả so sánh rằng tâm hồn ông hiện tại tựa như “vườn hoa lá”, “hương thơm”, “rộn tiếng chim” có cả sắc đẹp âm thanh đây là cách so sánh giàu tính biểu cảm. Chúng ta có thể cảm nhận hai khổ đầu bài thơ Từ ấy, tác giả vui sướng tột độ khi đã tìm được và xác định đúng tư tưởng cách mạng của mình. Khổ 1 của bài thơ chính là tâm trạng vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Tố Hữu khi sớm được giác ngộ cách mạng, xác định tư tưởng của bản thân.

Nếu như trong khổ đầu tiên là sự hân hoan, vui sướng khi tìm ra con đường lí tưởng riêng cho mình thì khổ 2 đó là nhận thức mới về lẽ sống của tác giả.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp muôn nơi

Tác giả ý thức được rằng mình phải sống vì mọi người, từ “buộc” thể hiện sự tự nguyện gắn kết với mọi người. Tất cả mọi người cùng trên con đường cách mạng đều là những người anh em trong nhà sướng khổ cùng nhau. Ông mong muốn mình là chất keo kết dính mọi người vào với nhau, giúp đỡ, đùm bọc cùng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh cách mạng vì độc lập tự do của nước nhà. Nhà thơ mong muốn mọi người cùng nhau chung sức giúp “mạnh khối đời” đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể to lớn.

Đọc thêm:  Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam [Cập nhật 2023] - Luật ACC

Khổ thơ thứ hai chính là sự tự giác hòa quyện giữa cái tôi vào cái chung tạo thành sức mạnh đoàn kết tập thể, thể hiện những sự thay đổi lớn trong lẽ sống của tác giả.

Trong hai khổ thơ đầu tiên của tác phẩm Từ ấy thể hiện đậm nét niềm hân hoan, vui sướng khi được đứng vào hàng ngũ Đảng và nhận thức mới về lẽ sống của tác giả. Ông chia sẻ cảm xúc hạnh phúc lan truyền đến mọi người và mong muốn tất cả mọi người trên một con đường cách mạng hãy chung sức chung lòng tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button