Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc ( ngắn gọn, hay nhất) – Toploigiai
Bạn đang gặp khó khi làm bài Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!
Tóm tắt về tác giả – tác phẩm
Được đánh giá là “người có công đầu xây dựng nền thơ ca Cách mạng Việt Nam”, nhà thơ Tố Hữu đã gửi tới người đọc bao thế hệ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa về đất nước, con người Cách mạng. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trong số đó. Dưới đây là các bài văn mẫu phân tích chi tiết đoạn năm của bài thơ các bạn có thể tham khảo để bài viết của mình sâu sắc và ấn tượng hơn. Để kể ra tên một nhà thơ sống “một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng – Nghệ thuật – Tình yêu” của Việt Nam, sẽ thật thiếu sót nếu như ta không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu. Ông đã đóng góp cho nền văn học hiện đại nước nhà, mà đặc biệt là thơ ca Cách mạng nhiều tác phẩm văn học giàu giá trị. Nói về quan điểm sáng tác, nhà thơ đã chia sẻ quan niệm của mình rằng: “Muốn có thơ hay, trước hết phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng, xác định thật rõ tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ cao nhất với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Với những đóng góp của nhà thơ, ông xứng đáng được gọi là một nhà thơ chân chính. “Việt Bắc” sáng tác năm 1954 cũng có thể xem như một tác phẩm chân chính của cây bút tài hoa, tâm huyết này. Với đề bài yêu cầu cảm nhận đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm, các bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu chi tiết dưới đây. Chúc các bạn thành công!
Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc – Bài mẫu 1
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ. Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc. Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc. Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa. Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước. Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”
Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng “mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên. Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.
Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc – Bài mẫu 2
Tố Hữu, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ . Qủa thật là vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc. Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ về xuôi với con người thiên nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bàn khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”
Việt Bắc là căn cứ cách Mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên nhiên và đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15 năm trời. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trởi về Hà Nội. Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là lời khẳng định tình cảm thủy chug của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc, với cuộc kháng chiến, với cách mạng. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người Việt Bắc.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nỗi nhớ trong Việt Bắc là tình cảm Chính trị, đó là tình cảm ân nghĩa thủy chung, với nguồn cội, sự tri âm, niềm gắn bó với đồng bào Việt Bắc. Tuy nhiên nhà thơ đã phổ vào đề tài chính trị ấy những cung bậc cảm xúc rất mực trữ tình. Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” đẩy cảm xúc lên đến độ căng để bộc lộ tình cảm mãnh liệt, nồng nàn của nỗi nhớ. Tình đồng chí đồng bào đằm thắm nồng nàn trẻ trung như tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ thương đã hội tụ hai cảm xúc của ca dao: ly biệt và tương tư. Từ đó lời thơ trở nên thiết tha chan chứa.Điệp từ Nhớ đứng đầu các câu lục giống như một đôi mắt nhìn sâu vào trong tâm trí của mình để thấy hình ảnh đất và người Việt Bắc hiện ra thật mến thương thân thuộc.
Nỗi nhớ tìm về với những khoảnh khắc không gian thời gian thơ mộng trữ tình. Đó là những đêm trăng lên đâu núi, những chiều nắng đọng lưng nương, phảng phất không gian, thời gian hò hẹn của lứa đôi. Việt Bắc trong tâm trí người ra đi không chỉ là những bản làng ẩn hiện trong sương khói mà còn là những sớm khuya thấp thoáng bóng người thường đi về trong bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa gợi ra không gian của một mái ấm hiện hữu trong bóng dáng người thương nồng đượm ân tình.
Địa danh “ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lễ” gắn với những sự kiện và dấu ấn cách mạng. Cái vơi đầy của sông suối cũng là cái vơi đầy của lòng người, của nỗi nhớ thương bắt nhịp trong tâm trí người ra đi.
Những kỷ niệm đời sống kháng chiến như bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng gợi ra cái nghĩa tình sâu nặng, sự đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ. Hình ảnh người mẹ nắng cháy lưng địu con lên rẫy hái từng bắp ngô đã gợi ra cái vất vả nhọc nhằn của con người Việt Bắc. Hình ảnh lớp học i tờ, âm thanh tiếng mõ, tiếng chày đêm lại mở ra một miền ký ức khác của đời sống kháng chiến. Đó là những giờ phút đầm ấm thanh bình toả ra niềm vui niềm lạc quan cách mạng. Đoạn thơ là những cung bậc khác nhau của đời sống kháng chiến đọng lại trong ký ức người ra đi những ký ức không phai, những dáng hình thân thuộc.
Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tìh cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chung thủy sắt son giữa người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Khổ thơ thứ 5 chưa rất nhiều hình ảnh đẹp chúng ta có thể cảm nhận về con người cũng như cảnh vật thiên nhiên của Việt Bắc
Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc – Bài mẫu 3
Tố Hữu vừa là một nhà chính trị tài ba vừa là một nhà thơ tài hoa. Nói về cảm hứng nghệ thuật, Tố Hữu có lần chia sẻ: “Tôi đã viết về đất nước, về người dân mình như viết về người phụ nữ mà mình yêu”. Có lẽ bởi vậy, người ta biết đến nhà thơ nhiều với cái tên gọi “nhà thơ với những bài thơ trữ tình chính trị” sâu sắc. Ông viết về những vấn đề, những sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử của thời đại với những hình tượng mang đậm màu sắc sử thi. Đọc đoạn 5 của bài thơ ta hiểu được sâu sắc nỗi nhớ của người ra đi và thiên nhiên, con người Việt Bắc và cuộc sống sinh hoạt kháng chiến
Trong 6 câu thơ đầu nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc. Cả 3 cặp câu lục đều bắt đầu bằng một chữ nhớ thật tha thiết. Sắc thái và mức độ được miêu tả qua một so sánh ngọt ngào thấm thía:
“Nhớ gì như nhớ người yêu”
Nhớ người yêu là nỗ nhớ ám ảnh luôn thường trực, không thể nguôi ngoai vơi cạn, nỗi nhớ nhiều khi mãnh liệt đến phi lí như trong cảm nhận của Xuân Diệu “ Uống xong lại khát là tình- Gặp rồi lại nhớ là mình với ta”, đó là nỗi nhớ từng khiến chính Tố Hữu ngạc nhiên: “ Lạ chưa, vẫn ở bên em- Mà anh vẫn nhớ vẫn thèm gặp em”. Qua so sánh Tố Hữu đã bộc lộ sự gắn bó sâu nặng và nỗi nhớ thương của người miền xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc. Từng cảnh vật của Việt Bắc trong mọi không gian và thời gian đã liên tiếp dồn dập trong người ra đi : Việt Bắc khi thơ mộng với ánh trăng bàng bạc thấp thoáng nơi đầu núi, khi ấm áp nhạt nhoà trong ánh nắng chiều lưng nương, lúc lại mơ hồ huyền ảo giữa bản khói cùng sương và nhất là luôn nồng đượm ân tình bởi sự quấn quýt với hình ảnh con người khi sớm khuya bếp lửa người thương đi về…Từ “ nhớ” và cụm từ “ nhớ từng” điệp lại nhiều lần trong đoạn thơ cho thấy nỗi nhớ da diết sâu đậm của người đi không chỉ với những cảnh vật cụ thể, thân thuộc mà còn nỗi nhớ bao trùm, toàn vẹn với tất cả những gì thuộc về Việt Bắc.
Nhớ những ngày cùng nhau chia sẻ khó khăn gian khổ”
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc đẹp và tình nghĩa chan hòa. Hình ảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”… mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.
Nhớ tình cảm của những người mẹ Việt Bắc:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng.
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Hình ảnh chọn lọc “Người mẹ nắng cháy lưng…” gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi. Người ra đi không chỉ nhớ những hình ảnh của cuộc sống đói nghèo hay gian nan vất vả, tâm trí họ còn in đậm những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương những nếp sống yên bình thơ mộng của cuộc sống núi rừng thời kháng chiến. Nỗi nhớ hướng đến lớp học i tờ- hình ảnh cảm động của phong trào Bình dân học vụ xoá nạn mù chữ ngay những ngày đầu kháng chiến khi được học con chữ Bác Hồ. Khép lại những thước phim về cuộc sống chiến khu giản dị, nghĩa tình là những âm thanh quen thuộc thân thương:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm, nện cối đều đều suối xa”
Đọc hai thơ thấy văng vẳng những khúc nhạc đồng quê, mỗi một âm thanh lại gợi mở bức họa bình dị mà thơ mộng. Âm thanh gợi một không gian êm ả, thanh bình. Tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà ghi dấu bao nghĩ tình sâu nặng. Tiếng suối róc rách nơi rừng xa lại gợi cái trong ngần, thơ mộng của cảnh vật. Lời thơ rứt mà những âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc. Với đoạn thơ cùng với việc sử dụng các biện pháp so sánh, những hình ảnh quen thuộc gần gũi Tố Hữu đã giúp người đọc cảm nhận chân thực được cuộc sống củ người dân Việt Bắc và trở thành nỗi nhớ chung của con người Việt Nam. Nỗi nhớ, lòng yêu nước trong “Việt Bắc” mãi là điểm sáng góp phần khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng của nhà thơ.
Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc – Bài mẫu 4
Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu đã từng nhận xét “tình thương mến đặc biệt trong thơ Tố Hữu và sự cảm hòa với người với cảnh… một thứ nhạc xuân tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ”. trên phông nền thiên nhiên Việt Bắc bằng làn khói sương hình ảnh con người tháng qua nhưng đem lại hơi ấm và màu sắc rực rỡ cho cảnh thiên nhiên. Nối tiếp khúc ca nỗi nhớ cảnh thiên nhiên Việt Bắc, đoạn thơ thứ năm là những tiếng nhớ tiếng thương hướng tới những đồng bào đã từng gắn bó sắt son. Hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên thân thương mộc mạc cần thế kỷ niệm một thời không thể nào quên
Cuộc sống của đồng bào Việt Bắc tuy nghèo khó nhưng đầy ắp nghĩa tình. Trong ký ức của người kháng chiến những tháng năm khó khăn thiếu thốn cho trở nên thật ấm áp bởi sự đầy đủ của tình người tự sự sẻ chia bình dị, không phải là những điều lớn lao vĩ đại như tính mệnh, xương máu,… mà chỉ là bát cơm, củ sắn, mảng chăn sơ sài… nhưng đó lại là ân tình sâu nặng của con người nơi đây. Câu thơ vừa là một nét tả thực những khó khăn là người lính Việt Bắc gặp phải trên con đường chiến đấu, lại vừa làm nổi bật lên tình quân dân khăng khít. Vật chất thật ít ỏi, đơn sơ mà nghĩa tình thật sâu sắc, thiêng liêng. Tình đồng bào, đồng chí mà ấm áp thân thương như tình cảm gia đình ruột thịt. Giữa cán bộ và đồng bào dường như không còn khoảng cách nào nữa. Các chi tiết nghệ thuật ở đây vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính khái quát. Tất cả khẳng định sự đồng cam, cộng khổ giữa nhân dân Việt Bắc với những người chiến sĩ cách mạng.
Trong nỗi nhớ tha thiết ý khi hướng về con người Việt Bắc, tiếng lòng của nhà thơ đến chạm tấm hình ảnh thân thuộc mà thiêng liêng – hình ảnh người mẹ tảo tần lam lũ với đức hi sinh cao cả:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, địu con lên rẫy, cõng trên lưng cả mặt trời nắng cháy, bẻ từng bắp ngô nhọc nhằn, vất vả nuôi giấu cán bộ và dành cho cán bộ những gì đẹp nhất trong cuộc sống của mình. Hai chữ “cháy lưng” nhói lên nỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với người mẹ Việt Bắc. Hình ảnh người mẹ ấy bình dị gần gũi, mộc mạc trở đi trở lại trong các sáng tác của Tố Hữu với tiếng gọi “bầm” quen thuộc. Mẹ là nhân vật lịch sử góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của dân tộc nên không chỉ Tố Hữu là thơ ca Việt Nam đã nhiều lần thưởng thức cái bóng hình ấy:
“Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài
Con với mẹ không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”.
Sau hình ảnh người mẹ trong dòng chảy ký ức của thi nhân dần vọng về những âm thanh quen thuộc của nhịp sống Việt Bắc:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”
Bức tranh cuộc sống Việt Bắc rộn rã âm thanh. Cán bộ cách mạng đến vùng cao đâu chỉ gây dựng kháng chiến mà còn gieo chữ xuống bả, đem ánh sáng văn hóa xuống làng. Các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ được mở ra khắp các bản làng. Cuộc sống nơi chiến khu không chỉ có niềm hạnh phúc chinh phục chân trời tri thức mà còn đầy ắp niềm vui trong sinh hoạt tập thể.
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
Tinh thần trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người.
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm, nện cối đều đều suối xa”
Đọc hai câu thơ mà ta thấy văng vẳng đâu đây những khúc nhạc đồng quê, mỗi một âm thanh lại gợi mở bức họa bình dị mà thơ mộng. Tiếng mõ rừng chiều giục đàn trâu trở về trong niềm vui háo hức của đám trẻ mục đồng sau một ngày lao động hăng say. Âm thanh gợi một không gian êm ả, thanh bình. Tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà ghi dấu bao nghĩ tình sâu nặng. Tiếng suối róc rách nơ rừng xa lại gợi cái trong ngần, thơ mộng của cảnh vật. Lời thơ rứt mà những âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc. Tất cả tạo nên một bản nhạc riêng khó lẫn của núi rừng Việt Bắc, là âm thanh tiêu biểu cho Việt Bắc, một bài ca trong trẻo, tươi vui, mà không một cuộc sống khổ ải nào có thể dập tắt được.
Khúc hát về nỗi nhớ con người Việt Bắc nói riêng và cả bài thơ nói chung đã ru vỗ hồn người bằng giai điệu ngọt ngào tha thiết. Đoạn thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm nói riêng và văn thơ cách mạng nói chung, để Tây Tiến trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.
-/-
Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!