Cảm nhận Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ngắn gọn và hay nhất

Vợ chồng A Phủ là một viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa Việt Nam đã khắc họa rõ nét hình ảnh người dân vùng Tây Bắc với những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về cảm nhận Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ngắn gọn và hay nhất.

1. Dàn ý Cảm nhận Vợ chồng A Phủ:

1.1. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm.

1.2. Thân bài:

Hoàn cảnh cuộc đời của Mị:

– Mị là một người con gái xinh đẹp, trẻ tung, lại có tài thổi sáo và có một mối tình đẹp với một chàng trai trẻ trong làng.

– Mị sinh ra là một người gái nhà nông, giao đình nghèo khó nên thành thử ra Mị có sẵn trong mình tính cần cù và chịu khó.

Khi nhà thống lý Pá Tra có yêu cầu đòi bắt Mị về làm con dâu gán nợ, Mị đã kiên quyết phản đối, nàng tự tin rằng bản thân mình có thể trồng bắp, trồng sắn trả nợ thay cho cha mình, chứ không muốn về làm dâu của nhà giàu, không muốn sống cuộc đời mất đi sự tự do.

– Thế nhưng cuối cùng Mị vẫn bị người nhà thống lý Pá Tra bắt về làm dâu để trả nợ, sau một đêm Mị trở thành vợ của A Sử, để trả món nợ truyền kiếp thay cha.

– Phải nai lưng ra làm lụng như một nô lệ, vì khổ sở quá Mị đã bỏ trốn về nhà, khóc lóc với cha, rồi định ăn lá ngón để chết quách đi cho đỡ khổ. Thế nhưng vì thương cha vì chữ “hiếu” nặng tình trên đôi vai Mị buộc phải quay trở lại nhà Thống Lý tiếp tục làm kiếp con dâu gán nợ, sống còn không bằng một con gia súc trong nhà.

Nỗi đau đớn của Mị với kiếp làm dâu gạt nợ:

Thể xác:

– Mị trở nên chai lì, cứ lầm lũi như một con rùa trong xó cửa, toàn bộ suy nghĩ của Mị không có gì ngoài việc đi làm và không còn một tia tha thiết nào khác.

– Là một cỗ máy lao động biết nói, có chân có tay, thậm chí còn chẳng được sống như một con trâu con bò.

Tâm hồn:

– Không có niềm vui giao tiếp, niềm vui sống cuộc đời của một người phụ nữ trẻ đẹp, khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, đầu cúi xuống, thậm chí gần như Mị đã quên mất cả khả năng nói chuyện.

– Bị mất tự do, thật không khác nào một kẻ tù chung thân, với căn buồng có cái lỗ vuông bé bằng bàn tay, “lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.

Sự hồi sinh của Mị:

– Âm thanh của sự sống đã đánh thức trong tâm hồn Mị những niềm vui sống, những ký ức tươi đẹp: Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân réo rắt, thúc giục, rộn ràng.

– Mị từ một người gần như chẳng còn thiết tha gì đến giao, thờ ơ với tất cả mọi thứ, nay lại nhẩm hát theo tiếng sáo ngoài kia. Mị vẩn vu vơ nghĩ về những ngày còn ở nhà với cha, những ngày cùng mối tình đôi lứa của sự tự do và hạnh phúc.

– Mị uống rượu, Mị “uống ừng ực từng bát”, thổi lá

– Mị muốn đi chơi, “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết”.

– A Sử về thấy Mị muốn đi chơi, A Sử túm tóc Mị, rồi trói chặt nàng vào cây cột trong buồng, Mị ngẩn ngơ nghĩ về việc trong nhà này trước đây cũng từng có người đàn bà bị trói như thế này cho đến chết.

=> Sợ chết, cái nỗi đau siết da siết thịt bộc lộ rõ một điều rằng Mị còn tha thiết với cuộc đời này lắm, Mị muốn sống, Mị không muốn chết trong nhà này, Mị đã hoàn toàn sống lại một cách trọn vẹn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Mị:

– Mị chứng kiến tất cả mọi việc, cũng hiểu cho cái nỗi đớn đau bất hạnh của A Phủ nhưng vì bản thân Mị cũng bất lực trước số phận nên đành thờ ơ xem như không thấy.

Đọc thêm:  Cảm nhận về tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm | Văn mẫu 7

– Khi Mị trông thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” của A Phủ, thì lòng Mị bỗng nổi lên những sóng gió:

+ Mị thấy căm giận, phẫn nộ, sao những kẻ trong nhà này lại tàn ác đến vậy chúng nó trói chết đàn bà trong nhà này, trói chết Mị thì cũng đành, bởi lẽ Mị đã trình ma nhà nó rồi.

+ Xót thương cho người đàn ông chỉ vì mất một con bò mà bắt người ta phải trả giá bằng mạng sống.

=> Thật bất công và đáng căm hận, Mị muốn làm gì đó để cứu A Phủ.

– Dù sợ hãi, Mị vẫn rón rén cầm dao cắt thừng trói A Phủ rồi thì thào nhan hai tiếng “đi đi”, giải thoát cho một con người đáng thương, đáng sống.

– Tận mắt chứng kiến hình bóng của một người đã cạn kiệt sức lực, chỉ trực sụp xuống vậy mà vẫn cố lấy hết sức bình sinh chạy, lăn xuống sườn đồi => Mị nhận ra Mị đã giải thoát cho người ta, thì Mị cũng có thể tự cứu lấy mình chứ khỏi trốn địa ngục này, thế rồi không chần chừ Mị cũng chạy theo A Phủ để giải thoát cho cuộc đời đầy bất hạnh của bản thân

– Câu nói “Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất” chính là minh chứng rõ nét về ý thức của Mị về cuộc đời bế tắc của mình ở nhà thống lý Pá Tra, đồng thời cũng bộc lộ sức sống tiềm tàng mãnh liệt, niềm khao khát tự do mạnh mẽ, sức phản kháng dữ dội đến từ những con người ở tận cùng đau khổ, đang bị cường quyền và thần quyền chèn ép.

1.3. Kết bài:

Nêu cảm nhận của bạn về nội dung và nghệ thuật và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

2. Nội dung tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

Tác phẩm vợ chồng A Phủ là câu chuyện cuộc đời của nhân vật Mị và A Phủ. Nhân vật Mị là cô gái người dân tộc Mông có vẻ ngoài rất xinh đẹp, chăm chỉ làm việc kiếm sống nhưng lại có một số phận đầy đau thương, tủi nhục, chỉ vì món nợ từ đời cha mình để lại mà cô gái Mị trẻ trung, xinh đẹp ấy phải trở con dâu nhưng không khác gì một đồ vật hay một con vật cho nhà Thống lý Pá Tra. Từ đó người con dâu là Mị ấy không những chỉ bị chà đạp, bóc lột tàn ác về thể chất mà hơn nữa còn bị tra tấn về tinh thần khiến Mị trở thành người mất hồn. Vì ở trong hoàn cảnh cực khổ lâu ngày nên nhân vật Mị đã quen dần với cuộc sống đó, cô chỉ đành cam chịu cuộc sống này. Và cũng tại nơi tràn ngập bóng tối này Mị đã gặp ánh sáng mới của đời mình là nhân vật A Phủ, một con người lương thiện tốt bụng, lao động giỏi nhưng do mâu thuẫn nên đã đánh con trai thống lý là A Sử mà bị bắt, phạt vạ, trở thành đầy tớ cho nhà thống lý, sau đó lại vì để hổ bắt mất bò nên bị trói cho đến chết. Trong hoàn cảnh đó Mị đã động lòng với A Phủ, Mị đã cắt sợi dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ và chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

3. Bài văn phân tích mẫu 1:

Vợ chồng A phủ là một tác phẩm Tô Hoài, là truyện ngắn trong tập” truyện Tây Bắc”. “Vợ chồng A Phủ” lên tiếng vì người dân tộc miền núi phía Bắc vì vậy đây là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Tác phẩm kể về cuộc đời của hai nhân vật Mị và A trong hoàn cảnh trước và sau khi đến với cách mạng và đồng thời là sự đồng cảm sâu sắc trước số phận bất hạnh khi bị mất quyền sống tự do dưới ách thống trị của bọn thực dân và phong kiến.

Mị là một cô gái dân tộc xinh đẹp, cần cù, hiếu thảo chỉ vì gia đình mắc nợ mà Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Patra. Từ một cô gái tràn đầy sức sống Mị trở thành một con người khắc khổ, thậm chí nhiều lúc “Mị tưởng mình cũng là con trâu, là con ngựa đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ ,biết đi làm mà thôi…con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm”…

Đọc thêm:  Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo

Vào những ngày tết khi A Sử đi chơi, Mị bị trói đứng trong buồng tối, vậy mà khi vừa được chị dâu cởi trói Mị lại phải đi hái lá thuốc cho chồng, bị A Sử lấy chân đạp vào đầu. Mị không chỉ bị bóc lột về thể chất mà còn bị đè nén cả cuộc sống tinh thần. Đã mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc có lúc muốn tìm đến cái chết nhưng vì lo cho người cha già yếu nên cô không thể chết, đành quay lại cuộc đời nô lệ để trả nợ cho cha.

Bị giam hãm đầy đọa trong cái địa ngục ấy, Mị không còn ý thức về không gian, thời gian. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen với cái khổ rồi. Cuộc đời của nhân vật Mị chỉ còn được nhìn qua khung cửa sổ nhỏ bằng bàn tay “mờ mờ”, “trăng trắng không biết là sương hay nắng”. Mị dần mất hết nhận thức về bản thân, thậm chí Mị còn không có cả những ý nghĩ về cái chết nữa.

Bên cạnh nhân vật Mị là nhân vật A Phủ, vốn là một thanh niên khỏe mạnh, gan dạ, lao động giỏi vậy mà chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử – con trai thống lí đã trở thành kẻ đi ở đợ. Cũng như Mị những ngày sống ở nhà thống lí A phủ chịu biết bao nhục hình cả về thể xác lẫn tinh thần. Và để rồi trong hoàn cảnh cùng khổ ấy hai con người này đã gặp nhau.

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm thể hiện ở chỗ tác giả vạch trần những việc làm đầy bất công ngang trái của cha con nhà thống lí. Chúng đối xử của A Phủ và Mị vô cùng tàn bạo. Sau khi bị A Phủ đánh chảy máu đầu, được Mị bóp thuốc cho A Sử ngang ngược dùng chân đạp vào mặt Mị một cách tàn nhẫn hay trói Mị trong ngày Tết, phạt A Phủ do làm mất gia súc.

Bên cạnh đó giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở sự thấu hiểu những tâm tư tình cảm của con người khốn khổ nơi đây. Từ đó khám phá ra sức sống tiềm tàng bên trong họ. Những tiếng khèn, tiếng sáo là tín hiệu của tình yêu, hạnh phúc, tự do khiến cho Mị nhớ về quá khứ: “ngày trước… Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê…”. Mị sống lại những kỉ niệm đẹp đẽ của quá khứ khiến Mị muốn đi chơi để quên đi những đau đớn thể xác. Tuy nhiên thực đau lòng của hiện tại khiến “Dòng nước mắt lăn trên má Mị”. Từ đó đã khơi dậy trong Mị niềm cảm thương khi thấy A Phủ bị trói đứng. Tình thương ấy đã lấn áp cả cái chết dẫn đến hành động cắt dây trói cho A phủ. Đây là quá trình phát triển nhận thức tự phát nhưng lại là kết quả của cả một quá trình tất yếu không ngừng phát triển trong con người Mị. Mị và A Phủ đã cùng nhau chạy trốn và được giác ngộ bởi Cách mạng. Ánh sáng của Đảng đã giúp họ tìm ra con đường để được sống.

Vợ chồng A Phủ là bản cáo trạng đanh thép đối với giai cấp thống trị phong kiến, thực dân tàn bạo đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời cũng khẳng định sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người dân hơn nữa cũng thể hiện sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của tác giả.

4. Bài văn phân tích mẫu 2:

Tô Hoài là nhà văn của sự thật đời thường với lối văn trần thuật hóm hỉnh, sinh động, cách sử dụng từ ngữ đắc sắc. Với vốn sống phong phú, tầm hiểu biết sâu rộng về phong tục, tập quá ở các vùng miền khác nhau, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1953) in trong tập Truyện Tây Bắc là tấm lòng nhân ái của nhà văn đối với những con người cùng khổ.

Tiếp cận tác phẩm Vợ chồng A Phủ, ta thấy được tấm lòng yêu thương con người của nhà văn qua việc lên án, phê phán hiện thực xã hội đầy tàn khốc trên vùng núi Tây Bắc lúc bấy giờ, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị miền núi đồng thời cảm thông với nỗi bất hạnh của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc; nhà văn trân trọng những khát vọng và mở ra cho họ con đường giải phóng bản thân, giải phóng đồng bào. Truyện ngắn vừa mang giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả đầy tính nhân văn và nhân đạo.

Đọc thêm:  Bài văn Phân tích hồi IV vở kịch Bắc Sơn để làm nổi bật tính chất bi t

Với lối kể truyện quấn hút, miêu tả diễn biến tâm lý trân thực nhân vật tinh tế với cách xây dựng bối cảnh sinh động, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhà văn Tô Hoài đã viết lên những trang văn sinh động trên vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng về đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc.

Thành công trước hết của tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với nhân vật A Phủ, Tô Hoài làm đậm thêm bức tranh hiện thực cuộc sống thời bấy giờ. A Phủ là đứa bé mồ côi phải lang bạt kiếm sống nuôi bản thân và khi lớn lên lại trở thành nô lệ cho nhà thống lí vì lý do đánh lại con quan. Với nhân vật Mị, tác giả sử dụng thủ pháp tương phản để nói lên mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận, giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách nhân vật.

Tính cách của hai nhân vậy này được Tô Hoài thể hiện độc đáo, A Phủ và Mị mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông, đó là sự âm thầm và mãnh liệt, mộc mạc mà dữ dội đến không ngờ. Họ sống tự nhiên, phóng khoáng và đầy bản lĩnh. Trang văn miêu tả sinh động, hấp dẫn nếp sống, phong tục tập quá và phong vị đặc trưng của đất và người Tây Bắc; đó là tục cướp vợ, lễ cúng trình ma, tục xử kiện,… thể hiện vốn sống, am tường về vùng đất mà nhà văn gắn bó, yêu mến.

Với nhân vật Mị, số phận và tâm lý được ông phác họa như có độ tương phản về vẻ đẹp và hoàn cảnh từ tính cách trầm lặng cho đến mãnh liệt, đi xuống để tạo sức nén cho lần sau vút cao và giải phóng cho chính bản thân mình khỏi hoàn cảnh bi quan. Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời bỗng với ấp ủ một tình yêu đầy màu hồng bỗng nhiên trở thành nô lệ, sống với người chồng không tồn tại tình yêu, bị bóc lột cả về thể xác và giam cầm cả về mặt tinh thần khiến tâm hồn người thiếu nữ bị tê liệt, phải sống như cái xác không có hồn, như con rùa lầm lũi trong xó cửa… tưởng chừng không bao giờ thoát ra được. Tâm hồn Mị được thức tỉnh trong đêm tình mùa xuân, nảy sinh hành động cắt dây trói cứu A Phủ, giải phóng cuộc đời khỏi ách thống trị, khỏi sự khổ đau và mở ra tương lai cho chính mình.

Viết về A Phủ, Tô Hoài thương cảm cho cuộc đời của cậu bé mồ côi bị bán lấy thóc. A Phủ bị quỳ, bị đánh chửi suốt ngày mà vẫn phải câm như thóc; phải phục vụ cho kẻ đã tra tấn, lăng nhục mình… Đồng thời, qua đó phê phán tội ác của phong kiến miền núi. Có lẽ viết về nỗi đau, nỗi bất hạnh của hai nhân vật này, ngòi bút Tô Hoài thấm ướt trang giấy bởi sự thương cảm mà ông dành cho chính nhân vật của mình, ông đã gieo vào lòng người đọc niềm thương cảm trước số phận con người. Ngòi bút của nhà văn đi sâu khám phá và sâu bên trong thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu nỗi niềm và trân trọng những khát vọng của họ. Miêu tả quá trình diễn biến nội tâm nhân vật tự nhiên và sống động, mở ra cho họ lối thoát tìm kiếm một cuộc sống mới.

Tô Hoài là nhà văn của đời thường, với Vợ chồng A Phủ là một điển hình với những con người thường, chuyện thường của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, những con người hiền lành, phóng khoáng phải sống dưới ách thống trị miền núi tàn bạo. Qua trang văn, Tô Hoài đã nhân danh quyền con người để lên án tố cáo tội ác của bọn chúa đất phong kiến miền núi đã đày đọa, cướp đi quyền sống của làm người của họ và qua đó cũng đồng cảm và mở ra cho họ lối đi tươi sáng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button